Muốn nâng cao chất lượng xây dựng công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi trong nhà trường tiểu học TàBhing nói riêng và trên địa bàn toàn huyện Nam Giang nói chung. Vấn đề xây dựng Chi đội mạnh có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thông qua việc xây dựng Chi đội mạnh sẽ hình thành nên nề nếp, bước đầu cho các em học sinh tính tự giác trong tu dưỡng luyện rèn đạo đức, xây dựng ý thức học tập tốt cho bản thân. Đây cũng là vấn đề rất khó khăn cho các thầy cô làm công tác phụ trách đội. Số lượng học sinh trong toàn trường phần đông là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt ở lứa tuổi các em ý thức tự quản, tự giác, tự rèn trong học tập chưa cao.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chi đội mạnh ở trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấn đấu vươn lên của các em đội viên cá biệt. Đồng thời, có thông tin báo cáo cho Tổng phụ trách đội một cách kịp thời để có kế hoạch phối hợp với các bộ phận chuyên môn của nhà trường tiến hành giáo dục, uốn nắn những mặt thiếu sót và biểu dương phát huy những mặt tốt của các em. Thông qua những việc làm này đã phần nào giúp các em dần dần từng bước có những chuyển biến tốt và tiến bộ rõ rệt, đặc biệt có sự quan tâm lẫn nhau, gắn bó với tập thể, ý thức làm chủ tập thể của các em được nâng cao. Kết quả cuối học kỳ I, toàn Liên đội trường hợp vi phạm đạo đức và học sinh cá biệt không còn nữa.
b/. Xây dựng nề nếp học tập nâng cao chất lượng:
Cùng với việc coi trọng giáo dục rèn luyện đạo đức, xác định nhiệm vụ học tập là vấn đề trọng tâm của mỗi em đội viên. Cho nên trong học kỳ vừa qua, bản thân đã chủ động phối hợp với các bộ phận chuyên môn của nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch khảo sát, đánh giá kết quả học tập đầu năm của từng đội viên, qua đó để có biện pháp giúp đỡ. Thông qua khảo sát chất lượng học tập đầu năm đạt kết quả khoảng trên 75 % đội viên trong Liên đội đạt chất lượng trung bình trở lên và còn lại là chất lượng học tập yếu kém.
Sau khi nắm tình hình chung như vậy, tiến hành họp hội ý Ban chỉ huy đội, thảo luận và đặt ra một số nội dung câu hỏi cần trả lời, bồi dưỡng và phân công các em trong từng Chi đội có học lực khá, giỏi kiêm phụ trách mảng học tập, đồng thời gọi mời các em học lực yếu kém và yêu cầu trả lời vào giấy theo nội dung câu hỏi của Ban chỉ huy đội đề ra cụ thể sau:
- Bạn thấy mình còn yếu những môn học nào? Môn học nào yếu nhất ? Tại sao?
Do gia đình?
Do bản thân?
Do Thầy cô?
- Bạn có đề nghị gì với Thầy cô chủ nhiệm lớp không?
- Bạn thích ai giúp bạn để bạn học tốt hơn?
- Bạn có bỏ học môn nào không? Nếu có, thì lý do gì?
- Bạn thích học môn nào nhất? Vì sao?
Qua thăm dò, nhận thấy có nhiều em trình bày lý do rất chân thực về những vấn đề câu hỏi đặt ra. Sau khi khảo sát xong, tiến hành chỉ đạo các Chi đội đăng ký phấn đấu cuối năm học không có học sinh yếu kém và lên lớp 100%. Được sự khích lệ của phong trào thi đua, sự quan tâm ủng hộ giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, các bộ phận chuyên môn của nhà trường cũng như bạn bè trong lớp, trong trường. Từ đó các em học sinh yếu đã mạnh dạn đăng ký thi đua đạt học tập từ trung bình trở lên.
Những quyết tâm về chỉ tiêu thi đua trên đã quán triệt, phổ biến tới từng Chi đội và đã biến thành hành động cụ thể của mỗi đội viên trong nhà trường. Tổ xung kích được thành lập bao gồm toàn bộ các bạn học giỏi, khá và cùng với sự kèm cặp của các Thầy cô giáo chủ nhiệm. Chỉ đạo cho Ban chỉ huy đội lựa chọn các đôi bạn cùng tiến, đôi bạn tiên tiến,
lập phiếu học tập để theo dõi tình hình học tập của các em. Mỗi tuần vào chiều thứ sáu, tổ xung kích cùng Ban chỉ huy đội và giáo viên chủ nhiệm lớp họp đúc rút kinh nghiệm. Cũng trong buổi họp này, các em bí mật lên kế hoạch kiểm tra việc học tập ở nhà của các bạn. Hằng ngày vào 15 phút đầu giờ trong buổi học chính thức, các em trong tổ xung kích sẽ truy bài đầu giờ, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà. Qua đó để thường xuyên giúp bạn yếu, các em học tập không chuyên cần sẽ chú tâm hơn vào việc làm bài và chép bài đầy đủ. Đồng thời, thông qua khâu này thì các em trong tổ xung kích hướng dẫn và chỉ bày lại những chỗ các bạn chưa hiểu hoặc hiểu chưa đầy đủ. Hằng tháng bình bầu những đôi bạn tiến bộ vươn lên trong học tập nhằm để tuyên dương khích lệ trước tập thể.
Ngoài ra, Liên đội còn phối hợp với các tổ chuyên môn của nhà trường đưa ra một số câu hỏi thuộc về các kiến thức đã học, kiến thức xã hội để tổ chức cho các em chương trình: “ Thi đố vui dưới cờ “ vào sáng thứ hai hằng tuần nhằm giúp các em ôn lại những kiến thức đã quên và mở rộng thêm về một số kiến thức xã hội … Đồng thời cũng tập cái tính mạnh dạn trước tập thể đông người cho các em.
c/. Công tác giáo dục truyền thống, kỹ năng hoạt động và thực hiện chương trình rèn luyện đội viên:
Đây là vấn đề rất cần thiết nhằm giáo dục cho các em hiểu biết về truyền thống anh hùng cách mạng của dân tộc, của Đảng, của Bác Hồ, của Đoàn, của Độ …. Đồng thời giúp các em có những kỹ năng hoạt động tập thể, tự tin trong hoạt động và nâng cao giáo dục thể chất. Để tổ chức có hiệu quả các hoạt động đội trong từng Chi đội, ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch tham mưu với Ban Giám Hiệu, với các bộ phận chuyên môn, với các đoàn thể của nhà trường tổ chức thành lập ban phụ trách đội và bám sát kế hoạch chỉ đạo hoạt động của Huyện triển khai tổ chức thực hiện. Dựa trên kế hoạch hoạt động của Huyện và đặc điểm thực tế của nhà trường, địa bàn công tác đề ra nội dung chương trình hoạt động cho các Chi đội như sau:
a/.Về nhận thức:
- Yêu cầu đội viên hiểu rõ ý nghĩa và thuộc từng chủ đề của năm học, chủ điểm các
tháng, các ngày lễ lớn trong năm…..
- Biết sơ lược tiểu sử Bác Hồ, tiểu sử nhân vật anh hùng mà Chi đội – Liên đội mang tên, tiểu sử anh Kim Đồng….
- Đội viên biết sơ lược truyền thống của đội, điều lệ đội, hiểu ý nghĩa khăn quàng đỏ, búp măng non …
b/. Về nghi thức đội:
Yêu cầu đội viên thuần thục 7 động tác tại chỗ; 6 động tác di động; 4 đội hình, đội ngũ. Biết điểm số báo cáo, nghi lễ chào cờ.
c/. Về kỹ năng hoạt động:
Đội viên biết các dấu đi đường; thuộc bảng Morse, các loại nút đơn giản và thực hiện được một số trò chơi nhỏ ….
d/.Về múa hát tập thể:
Thuần thục các bài hát, bài múa tập thể theo qui định của huyện.
đ/. Về Hồ sơ Chi đội:
Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo qui định của huyện, trang trí đẹp, nội dung đầy
đủ, đúng trọng tâm.
e/. Về chương trình rèn luyện đội viên:
Yêu cầu 100% đội viên trong Chi đội Đạt về chương trình rèn luyện đội viên, được hướng dẫn thực hiện theo từng chuyên hiệu.
VI/. Kết quả nghiên cứu:
Những nội dung, biện pháp được đưa ra bàn thảo, với sự quan tâm của Chi bộ, của Ban Giám Hiệu, các bộ phận chuyên môn và các thầy cô giáo trong nhà trường. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, kết quả cuối học kỳ I, sau khi kiểm tra khảo sát thực tế toàn trường có 05 Chi đội được công nhận là Chi đội mạnh. Ở các Chi đội không còn học sinh yếu về học tập, tình trạng học sinh không chịu khó tu rèn về đạo đức đã chấm dứt. Ban phụ trách đội đã tiến hành kiểm tra công nhận 03 chuyên hiệu đạt trên 95 % khá tốt, không có yếu kém.
VII/. Kết luận:
Qua quá trình thực hiện: “Xây dựng Chi đội mạnh ở trường tiểu học” là nhằm bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Đồng thời giúp các em bổ sung kiến thức học tập trên lớp và các kỹ năng giao tiếp xã hội. Do đó, công tác xây dựng Chi đội mạnh không kém phần quan trọng trong quá trình giáo dục ở bậc Tiểu học. Vì thế, muốn hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh ở bậc Tiểu học không chỉ đơn thuần là dạy trên lớp mà còn thông qua các hoạt động khác như: Công tác xã hội, văn hóa văn nghệ, thể dực thể thao … Các hoạt động này sẽ tạo nên sự thống nhất giữa trí và đức, giữa nhận thức và hành động của các em. Từ đó giúp các em hiểu, nhận thức đúng và tạo cho tâm lý được thoải mái, tự tin, phấn khởi khi tham gia các hoạt động của nhà trường.
Đặc biệt, chúng ta cần chú ý các hoạt động tổ chức phải phù hợp với lưa tuổi học sinh. Từ đó mới tạo nên cho các em tính tự chủ, năng động, sáng tạo và có ý thức vươn lên trong thực tiễn xã hội. Vì vậy, khi xây dựng chương trình kế hoạch cho cả năm học cần xác định mục tiêu, yêu cầu cho phù hợp với từng học kỳ, từng tháng, từng tuần … nhưng vẫn đảm bảo phương châm giáo dục: “Nhân văn, dân tộc, hiện đại, hiện thực”. Cái cốt lõi
mà người làm Tổng phụ trách mục tiêu kế hoạch đề ra thì cần trang bị cho mình một hệ thống về kỹ năng tổ chức, quản lý. Có như vậy thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay.
Tóm lại, để thực hiện và phát huy có hiệu quả các biện pháp trên lại đòi hỏi người Tổng phụ trách cần:
1/. Biết phát huy vai trò của Ban chỉ đội.
2/. Động viên và phát huy vai trò làm chủ, tính sáng tạo của tập thể đội viên
3/. Phát huy vai trò trách nhiệm của các Thầy Cô giáo chủ nhiệm lớp.
4/. Luôn luôn gần gũi, lắng nghe, giúp đỡ các em bằng tình thương nhiệt huyết của chính mình.
VIII/. Đề nghị:
1/. Đối với cấp trên:
- Cần quan tâm nhiều hơn đến từng Liên đội hỗ trợ tinh thần và kinh phí để nhà trường
tu bổ, mua sắm các điều kiện, tài liệu và thiết bị cần thiết nhằm phục vụ cho công tác phong trào thanh thiếu niên nhi đồng.
- Mở lớp đạo tạo tại chức hoặc thường xuyên tổ chức tập huấn về các kiến thức, kỹ năng công tác Đội – Sao cho các đồng chí làm Tổng phụ trách Đội kiêm nhiệm.
2/. Đối với Ban chỉ huy Liên – Chi đội và anh ( chị ) phụ trách:
- Nhiệt tình, năng nổ, sáng tạo trong việc tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể( HĐNGLL) đảm bảo và có chất lượng.
- Đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các đối tượng Đội viên còn rụt rè, e dè trong các hoạt động phong trào nhà trường.
IX/. Tài liệu tham khảo:
Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học.
( Tác giả: Nguyễn Hữu Hợp – Nguyễn Dục Quang – Năm 1995 ).
File đính kèm:
- SKKNCong tac doi.doc