Theo thuyết VụNổLớn, vũtrụbắt nguồn từmột trạng thái vô cùng đặc và vô cùng nóng
(đi ểm dưới cùng). Từ đó, không gian đã mởrộng cùng với thời gian và làm cho các thiên
hà di chuyển xa nhau hơn.
VụNổLớnlà m ột lý thuyết khoa học vềnguồn gốc của vũtrụ. Lý thuyết đó phát biểu
rằng vũtrụ được bắt đầu từmột đi ểm kỳdịcó mật độvật chất và nhiệt độlớn vô hạn tại
một thời điểm hữu hạn trong quá khứ. Từ đó, không gian đã mởrộng cùng với thời gian
và làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn, tạo ra một vũtrụgiãn nởnhưchúng ta
thấy ngày nay
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về Vụ nổ lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ nhân quả với chân trời của vùng khác. Nguyên lý bất định tiên đoán
rằng, trong thời kỳ lạm phát có các thăng giáng nhiệt lượng tử được khuyếch đại lên đến
quy mô vũ trụ. Các thăng giáng này, có vai trò như là các hạt nhân của các cấu trúc vũ trụ
hiện thấy ngày nay. Sau thời kỳ lạm phát, vũ trụ giãn nở theo định luật Hubble và các
vùng nằm bên ngoài mối quan hệ nhân quả sẽ trở lại chân trời. Điều này giải thích tính đẳng hường của bức xạ phông vũ trụ. Thuyết lạm phát còn tiên đoán thăng giáng nguyên
thủy hầu như không đổi được coi là bất biến khoảng cách và tuân theo phân bố Gauss được khẳng định bằng các quan sát về bức xạ phông vũ trụ.
Bài toán về độ phẳng
Bài toán về độ phẳng là một bài toán thực nghiệm phát sinh từ việc nghiên cứu hình
dáng vũ trụ liên quan đến nghiệm Friedmann-Lemaître-Robertson-Walker. Nói chung, vũ
trụ có thể có ba loại hình dáng: hình hyperbol, hình Euclide và hình ellip. Hình dáng của
vũ trụ phụ thuộc vào mật độ năng lượng toàn phần của vũ trụ (được đo bằng ten sơ ứng
suất-năng lượng): nếu mật độ nhỏ hơn mật độ tới hạn thì vũ trụ sẽ có dạng hình hyperbol,
nếu lớn hơn thì có dạng ellip, còn nếu đúng bằng giá trị đó thì sẽ có dạng Euclide. Giá trị
mật độ năng lượng hiện nay của vũ trụ đo được chỉ khác độ một phần 1015 giá trị mật độ
tới hạn trong trạng thái ban đầu của nó. Các thay đổi khác (với giá trị một phần 1015) sẽ
dẫn đến hoặc Cái Chết Nhiệt hoặc Vụ Co Lớn và vũ trụ sẽ không tồn tại như hiện nay.
Lời giải cho bài toán này lại một lần nữa là lý thuyết lạm phát. Trong thời kỳ lạm phát,
không-thời gian giãn nở nhanh đến mức các độ cong có liên quan đều bị là phẳng đi và
do đó vũ trụ có dạng phẳng.
Các đơn cực từ
Đơn cực từ là một trong những phản đề xuất hiện vào cuối những năm
1970. Lý thuyết thống nhất lớn tiên đoán các sai hỏng điểm trong không
gian có vai trò như các đơn cực từ có mật độ cao hơn mật độ mà các quan
sát thu được, và cho đến nay, chưa tìm thấy một đơn cực từ nào. Bài toán
này cũng được giải bằng lý thuyết lạm phát, loại bỏ tất cả Bất đối xứng
baryon
Người ta vẫn không hiểu tại áo có nhiều vật chất hơn phản vật chất. Giả thiết đưa ra là,
khi vũ trụ còn trẻ và nóng, vũ trụ ở trong một trạng thái cân bằng thống kê và có số
baryon bằng số phản baryon. Tuy nhiên, các quan sát cho thấy rằng tất cả vũ trụ đều được
tạo thành từ vật chất, ngay cả tại những khoảng cách xa. Một quá trình chưa được biết đến được gọi là quá trình sinh hạt baryon tạo ra sự bất đối xứng này. Để quá trình sinh
hạt baryon xuất hiện, các điều kiện Sakharov, do Andrei Sakharov đưa ra, cần phải được
thỏa mãn. Các điều kiện đó yêu cầu số các baryon không được bảo toàn, tức là đối xứng-
C và đối xứng-CP bị vi phạm, và vũ trụ xuất phát từ trạng thái cân bằng nhiệt động. Tất
cả các điều kiện này xuất hiện trong Vụ Nổ Lớn, nhưng hiệu ứng của nó không đủ mạnh
để giải thích sự tồn tại của bất đối xứng baryon. Các nghiên cứu mới về vật lý hạt năng
lượng cao cần được tiến hành để giải thích vấn đề trên.
Các đám cầu
Vào giữa những năm 1990, các quan sát thực nghiệm về các đám cầu mâu thuẫn với lý
thuyết Vụ Nổ Lớn. Các mô phỏng máy tính để làm khớp các quan sát thực nghiệm về số
các thiên thể của các đám cầu cho thấy rằng chúng có tuổi khoảng 15 tỷ năm, mâu thuẫn
với con số 13,7 tỷ tiên đoán từ lý thuyết Vụ Nổ Lớn. Bài toán này được giải quyết vào
cuối những năm 1990, khi các mô phỏng máy tính tính đến sự mất mát khối lượng do gió
thiên thể đã chỉ ra tuổi của các đám cầu trẻ hơn nhiều so với mô phỏng trước đây. Việc
làm thế nào để đo chính xác tuổi của các đám cầu vẫn là vấn đề cần giải quyết, nhưng rõ
ràng là các vật thể này là các vật thể già nhất trong vũ trụ.
Vật chất tối
Bài chi tiết: Vật chất tối
Trong những năm 1970 và 1980 các quan sát thực nghiệm cho thấy rằng không có đủ vật
chất khả kiến (vật chất quan sát được) để làm cho vật chất trong các thiên hà và giữa các
thiên hà để giữ chúng quay bằng lực hấp dẫn. Điều này dẫn đến ý tưởng cho rằng 90%
vật chất trong vũ trụ là vật chất không bình thường, không được tạo thành từ các hạt
baryon và được gọi là vật chất tối. Nếu không có giả thuyết về vật chất tối thì không giải
thích được tại sao vũ trụ lại quá phẳng và có quá ít deuterium đến thế. Lúc đầu, vật chất
tối còn gây tranh cãi nhưng bây giờ nó được chấp nhận rộng rãi và được coi như một
phần của vũ trụ chuẩn nhờ vào các quan sát về dị hướng của bức xạ phông vũ trụ, phân
bố vận tốc của các đám thiên hà, phân bố cấu trúc tại các nấc thang lớn của vũ trụ, nghiên
cứu về thấu kính hấp dẫn, các phép đo tia X về đám thiên hà. Vật chất tối chỉ được quan
sát thông qua ảnh hưởng hấp dẫn của nó ngoài ra hiện chưa có bằng chứng gì khác. Tuy
nhiên, có rất nhiều các ứng cử viên vật lý hạt cho vật chất tối, một vài dự án đang được
tiến hành.
Năng lượng tối
Bài chi tiết: Năng lượng tối
Vào những năm 1990, các phép đo chi tiết về mật độ vật chất của vũ trụ cho thấy rằng giá
trị đo được chỉ bằng 30% giá trị tới hạn. Từ quan sát bức xạ phông vũ trụ, người ta thấy
vũ trụ là phẳng và 70% mật độ năng lượng của vũ trụ chưa được tính đến. Điều này liên
quan đến một hiệu ứng khác, đó là vũ trụ giãn nở với một gia tốc chứ không phải tuân
theo chính xác định luật Hubble. Để giải thích tính gia tốc của quá trình giãn nở, lý thuyết
tương đối rộng yêu cầu phần lớn vũ trụ tạo thành từ một dạng năng lượng có áp suất âm
gọi là năng lượng tối. Năng lượng tối này được cho rằng chính là phần 70% thiếu hụt từ
quan sát bức xạ phông vũ trụ. Bản chất của năng lượng tối vẫn là một trong những bí mật
vĩ đại nhất về Vụ nổ lớn. Các lời giải khả dĩ là sự tồn tại của một hằng số vũ trụ.
Tương lai của lý thuyết Vụ Nổ Lớn
Trước khi có những bằng chứng về năng lượng tối, các nhà vũ trụ học đưa ra hai kịch bản
về tương lai của vũ trụ. Nếu mật độ khối lượng của vũ trụ cao hơn mật độ tới hạn thì vũ
trụ sẽ giãn nở đến một kích thước cực đại rồi bắt đầu co lại. Sau đó, vũ trụ sẽ trở lên đặc
hơn và kết thúc ở một trạng thái tương tự như trạng thái mà nó sinh ra - một Vụ co lớn.
Nhưng nếu mật độ vũ trụ bằng hoặc thấp hơn mật độ tới hạn thì sự giãn nở sẽ chậm đi
nhưng không bao giờ dừng lại. Sự hình thành các vì sao sẽ không còn nữa và vũ trụ trở
lên loãng và lạnh hơn. Nhiệt độ của vũ trụ sẽ tiệm cận đến nhiệt độ không tuyệt đối. Các
hố đen sẽ bay hơi hết. Entropy của vũ trụ sẽ tăng đến một điểm mà ở đó không còn một
dạng năng lượng nào có thể được phát ra từ đó, kịch bản này gọi là cái chết nhiệt. Hơn
nữa, nếu quá trình phân rã proton mà có thực thì hiđrô, nguyên tố phổ biến nhất của vật
chất baryon sẽ biến mất chỉ để lại sau nó là các bức xạ.
Các quan sát hiện đại về quá trình giãn nở gia tốc gợi ý rằng ngày càng có nhiều vật chất
khả kiến hiện nay sẽ đi ra khỏi chân trời sự kiện và thoát khỏi tầm tương tác với chúng ta.
Kết quả cuối cùng thế nào chúng ta vẫn chưa biết. Mô hình Lambda-CDM về vũ trụ có
chứa năng lượng tối ở dạng một hằng số vũ trụ. Lý thuyết này gợi ý rằng chỉ có các hệ
liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn như là các thiên hà là có thể liên kết với nhau và
chúng có thể chịu cái chết nhiệt khi vũ trụ giãn nở và lạnh đi. Một số giải thuyết cho rằng
năng lượng tối là năng lượng ma và gợi ý rằng các đám thiên hà và ngay cả các thiên hà
sẽ bị kéo ra xa khỏi nhau và sự giãn nở sẽ tăng lên mãi mãi trong một quá trình gọi là Sự
xé lớn.
Bài chi tiết: Số phận của vũ trụ
Các vấn đề vật lý thú vị
Trong vũ trụ học, lý thuyết Vụ nổ lớn đang được hoàn thiện và được tinh chỉnh trong
tương lai. Nhưng người ta vẫn chưa biết nhiều về giai đoạn sớm nhất của vũ trụ, khi quá
trình lạm phát xảy ra. Về nguyên tắc, chúng ta có thể quan sát được một phần vũ trụ ở
thời đó. Nếu là trường hợp lạm phát thì điều này đòi hỏi: sự giãn nở theo hàm mũ sẽ đẩy
nhiều vùng không gian ra khỏi chân trời quan sát của chúng ta. Có thể là vùng không gian đó sẽ giảm đi khi chúng ta hiểu rõ hơn vật lý năng lượng cao. Người ta trông đợi nhiều
vào lý thuyết lượng tử hấp dẫn.
Một số giả thuyết đưa ra là:
• Lạm phát vũ trụ
• Mô hình Vũ trụ màng: coi Vụ nổ lớn là sự va chạm giữa các màng [2]
• Vũ trụ dao động: vũ trụ ở trạng thái ban đầu rất nóng, đặc là kết quả của Vụ co
lớn. Vũ trụ có thể đã trải qua vô số những vụ nổ, co như vậy.
• Mô hình có điều kiện biên Hartle-Hawking: toàn bộ không thời gian là hữu hạn.
Một số kịch bản là tương đương với nhau, tất cả các kịch bản đều có chứa các yếu tố
chưa được kiểm chứng.
Ý nghĩa triết học và tôn giáo
Có rất nhiều các giải thích ý nghĩa của Vụ nổ lớn nằm ngoài phạm vi khoa học. Một số
giả thuyết cho rằng Vụ nổ lớn là tự thân (nguyên nhân đầu tiên) nhưng bị các nhà triết
học theo phái tự nhiên chủ nghĩa phê phán là coi lý thuyết Vụ nổ lớn là thần thoại về sự
sáng thế. Một số người cho rằng Vụ nổ lớn ủng hộ quan điểm Sáng thế trong Kinh thánh,
trong khi một số người khác thì cho rằng nó hoàn toàn không phù hợp với các tín điều
trong Kinh thánh. Lý thuyết Vụ nổ lớn là một lý thuyết khoa học, nó không liên quan đến
bất kỳ một tôn giáo nào.
Sau đây là một số cách giải thích về Vụ nổ lớn của một số tôn giáo:
• Rất nhiều người biện giải cho Cơ đốc giáo, đặc biệt là Giáo hội Công giáo La Mã đã chấp nhận Vụ nổ lớn là bằng chứng về nguồn gốc của vũ trụ, coi đó là nguyên
nhân đầu tiên. Giáo hoàng Pius XII ủng hộ lý thuyết này từ khi nó chưa được
chấp nhận rộng rãi.
• Ngoài ra còn một số người theo đạo Do thái và những người tin theo thuyết phi
hình người chấp nhận Vụ nổ lớn, điển hình là học giả người Do thái Moses
Maimonides.
• Tín đồ Hồi giáo cũng tin rằng vụ nổ lớn chính là sự sáng thế trong Kinh Qur`an.
• Một số người theo thuyết hữu thần trong Ấn độ giáo cũng tin như vậy.
• Phật giáo thừa nhận một vũ trụ vĩnh hằng, không có quá trình sáng thế. Tuy
nhiên, Vụ nổ lớn không được coi là mâu thuẫn với Phật giáo vì có nhiều cách để
có được một vũ trụ vĩnh cửu. Nhiều nhà Thiền học nghiêng về vũ trụ dao động.
File đính kèm:
- Vu No Lon.pdf