Hiện nay, để đáp ứng với yêu cầu mới của xã hội trong việc đào tạo nguồn nhân lực,
các trường đại học đang thực hiện đổi mới cách dạy học theo hướng tích cực, hiện đại. Mỗi
giáo viên phải dựa vào điều kiện và hoàn cảnh cụthểcủa đơn vịmình đểlựa chọn những hình
thức, phương pháp, kĩthuật dạy học phù hợp nhất nhằm phát huy được tính độc lập, tích cực,
chủ động và phát huy tiềm năng sáng tạo của sinh viên trong học tập và nghiên cứu. Qua nhiều
năm giảng dạy, chúng tôi đã vận dụng một sốhình thức, phương pháp, kĩthuật mới trong dạy
học một sốhọc phần và đã đem lại cho chúng tôi những kết quảkhảquan.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy các học phần tài nguyên khoáng sản, khí hậu, đất, nước và ô nhiễm môi trường ở khoa địa lí, trường đại học sư phạm – đại học Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo dự án: đã học được gì? Hình
thành được những thái độ tích cực nào? Có hài lòng về kết quả thu được không? Đã gặp
những khó khăn gì và đã giải quyết như thế nào? Những cảm nhận của cá nhân sau khi
thực hiện xong một dự án?
- Giáo viên: Đánh giá chất lượng sản phẩm giới thiệu, kết quả tự đánh giá,
phương pháp làm việc.
3.3. Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án
a. Ưu điểm
- Dạy học theo dự án tạo cơ hội cho sinh viên thực hiện nghiên cứu. Sinh viên
được khám phá các ý tưởng theo sở thích và khả năng, phát triển tư duy sáng tạo và
niềm đam mê trong học tập, nghiên cứu;
- Sinh viên tự lực tìm hiểu và kiến tạo kiến thức;
- Có sự hợp tác với các bạn trong nhóm, tạo cơ hội để phát triển khả năng trình
bày, giao tiếp;
- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học và kĩ năng tự học suốt đời.
b. Những hạn chế
- Việc xác định chủ đề hoặc nhiệm vụ học tập là bước đầu tiên, nhưng thường
gặp nhiều khó khăn. Nếu không xác định đúng chủ đề thì nội dung của dự án tiến triển
theo 2 hướng bất lợi: Một là không có nhiệm vụ nghiên cứu vì chủ đề quá đơn giản, hai
là nhiệm vụ nghiên cứu quá khó khăn vượt khả năng và điều kiện cho phép vì chủ đề
quá lớn hoặc quá sâu;
- Nếu sự quản lí và điều hành nhóm không tốt thì việc thực hiện kế hoạch không
đều tay, chỉ tập trung vào một, hai cá nhân thực hiện còn các thành viên khác “ăn theo”,
kết quả thu được sẽ không cao;
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011
147
- Việc thực hiện kế hoạch thường tốn về kinh phí (mua tài liệu, số liệu, xử lí tư
liệu, thực hành, thí nghiệm,…) gây khó khăn đối với sinh viên;
- Không phải nội dung nào, học phần nào cũng sử dụng được dạy hoc theo dự án.
3.4. Thực nghiệm trong việc vận dụng dạy học theo dự án trong học phần “Tài
nguyên khí hậu, khoáng sản và ô nhiễm môi trường”
- Trong dạy học học phần: Tài nguyên khí hậu, khoáng sản và ô nhiễm môi
trường có thể đưa ra 4 dự án:
+ Tìm hiểu tình hình khai thác một số loại khoáng sản trên thế giới và Việt Nam
hiện nay – Những tác động tới môi trường;
+ Các giải pháp sử dụng hợp lí và hạn chế ô nhiễm môi trường trong khai thác
khoáng sản ở nước ta;
+ Tác động của biến đổi khí hậu đến một số vùng ở nước ta;
+ Nghiên cứu tình hình sử dụng một số nguồn năng lượng sạch ở nước ta.
- Bốn dự án này được 4 nhóm trong lớp lựa chọn để thực hiện. Trong giới hạn
bài viết này, chúng tôi đưa ra ví dụ về một dự án: “Tìm hiểu tình hình khai thác một số
loại khoáng sản trên thế giới và Việt Nam – Những tác động tới môi trường”. Các bước
thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định chủ đề
Dựa vào nội dung học phần, theo sự gợi ý của giáo viên, sinh viên đã đưa ra 3
chủ đề tiêu biểu cho dự án này:
- Tinh hình khai thác một số loại khoáng sản chủ yếu trên thế giới;
- Tinh hình khai thác một số loại khoáng sản chủ yếu ở Việt Nam;
- Tác động của khai thác khoáng sản tới môi trường;
Bước 2: Xây dựng đề cương, lập kế hoạch thực hiện
* Xây dựng đề cương
a. Mục tiêu của dự án: thông qua tìm hiểu tình hình khai thác một số loại
khoáng sản trên thế giới và Việt Nam nhằm:
- Sinh viên hiểu được hiện trạng của loại tài hiện này;
- Phân tích được nguyên nhân và những hậu quả của việc khai thác tài nguyên
khoáng sản đối với môi trường và con người;
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ
môi trường;
- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu một vấn đề.
b. Nội dung cần nghiên cứu:
1. Tình hình khai thác một số loại khoáng sản trên thế giới
1.1. Khái quát chung về tài nguyên khoáng sản trên thế giới
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011
148
1.2. Tình hình khai thác khoáng sản
1.2.1. Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí thiên nhiên (trữ lượng, sản
lượng khai thác, phương pháp khai thác, phân bố,…)
1.2.2. Khoáng sản kim loại: sắt, đồng, nhôm, thiếc, chì, ni ken, vàng, kim cương,
Crôm, man gan,… (trữ lượng, sản lượng khai thác, phương pháp khai thác, phân bố,…)
1.2.3. Khoáng sản phi kim loại: phốt pho, apatít,… (trữ lượng, sản lượng khai
thác, phương pháp khai thác, phân bố,…)
1.3. Nhận xét về các phương pháp khai thác
2. Tình hình khai thác một số loại khoáng sản ở Việt Nam
2.1. Khái quát về đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
2.2. Tình hình khai thác khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim loại (trữ
lượng, sản lượng khai thác, phương pháp khai thác, phân bố,…)
2.3. Nhận xét về các phương pháp khai thác
3. Tác động của việc khai thác khoáng sản đến môi trường
3.1. Ảnh hưởng đến địa hình và cảnh quan
3.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất
3.3. Ảnh hưởng đến môi trường nước
3.4. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
* Kế hoạch thực hiện gồm các nội dung sau:
1. Những việc cần làm
- Nhóm họp bàn và phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
- Xác định các nguồn thông tin và thu thập thông tin từ các nguồn;
- Tập hợp thông tin và xử lí thông tin;
- Họp nhóm để đánh giá nguồn tư liệu;
- Viết báo cáo, xây dựng sản phẩm.
2. Thời gian: 2 tuần
3. Phương pháp tiến hành:
- Thu thập tư liệu và phân tích trong phòng;
- Phân tích bản đồ phân bố, bản đồ khai thác khoáng sản;
- Khảo sát thực tế ở một số điểm khai thác khoáng sản ở địa phương;
- Xây dựng báo cáo.
Bước 3: Thực hiện dự án
- Từng thành viên trong nhóm theo kế hoạch đã lập để thực hiện;
- Thảo luận giữa đợt giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn đề
khó khăn và kiểm tra tiến độ;
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011
149
- Thảo luận cuối đợt để xây dựng sản phẩm: tập hợp, kiểm duyệt các kết quả
thành một sản phẩm cuối cùng;
- Viết báo cáo toàn văn và bài để báo cáo.
Bước 4: Trình bày và giới thiệu sản phẩm
- Bài viết toàn văn của dự án;
- Bài báo cáo tóm tắt bằng Powerpoint (báo cáo thời gian không quá 30 phút);
- Các sản phẩm kèm theo:
+ Các bản đồ phân bố khoáng sản thế giới, Việt Nam, bản đồ khai thác một số
khoáng sản chính trên thế giới;
+ Các sơ đồ một số phương pháp khai thác;
+ Các tranh ảnh về khai thác khoáng sản trên thế giới và Việt Nam.
Bước 5: Đánh giá
- Nhóm tự đánh giá;
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá;
- Giáo viên đánh giá.
3.5. Kết quả đạt được trong việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án
Qua 5 khóa vận dụng theo phương pháp này (từ khóa 03CDL đến 08CDL),
chúng tôi đã đạt được những kết quả khả quan, mặc dù đây mới chỉ là những đánh giá
định tính, nhưng đó là những đánh giá của bản thân người học. Xin trích dẫn tóm tắt
một bản tự đánh giá của nhóm thực hiện dự án: “Tìm hiểu tình hình khai thác một số
loại khoáng sản trên thế giới và Việt Nam – Những tác động tới môi trường”.
- Sau khi thực hiện xong dự án, sinh viên tự đánh giá:
+ Sinh viên đã nắm bắt được nhiều vấn đề về khai thác, sử dụng nguồn tài
nguyên khoáng sản trên thế giới, rút ra được những thuận lợi và khó khăn trong khai
thác nguồn tài nguyên nay, tìm ra và phân tích được nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm
môi trường do khai thác tài nguyên, đặc biệt hiểu rõ đây là một nguồn tài nguyên quý
giá và không phục hồi được, vì vậy việc sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn tài nguyên này
là vô cùng cấp bách, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lí và lâu bền
nguồn tài nguyên này.
+ Sinh viên đã học và rèn luyện được phương pháp tự học, tự tìm kiếm và chiếm
lĩnh kiến thức; học và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học như biết lập đề
cương, lập kế hoạch, sử dụng các phương pháp nghiên cứu,…
+ Rèn luyện được tác phong làm việc nghiêm túc, hiểu được vai trò của cá nhân
và tập thể nhóm.
+ Khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện dự án này là: Khảo sát thực tế bị hạn
chế, không có chuyên môn sâu để có thể phân tích mức độ ô nhiễm trong khai thác.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá bằng điểm số cho từng dự án: Thường những
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011
150
dự án mà sinh viên thực hiện được đánh giá bằng điểm số cao hơn so với một bài kiểm
tra hoặc một bài tập (thường là khá, giỏi), giáo viên đánh giá dựa trên 3 tiêu chí:
+ Về kiến thức: kết quả dự án thể hiện sinh viên không chỉ nắm bắt được những
nội dung kiến thức trong giáo trình mà còn hiểu rộng hơn, sâu hơn nhiều vấn đề. Tự
phát hiện và giải quyết các vấn đề trong nội dung kiến thức.
+ Về phương pháp: sinh viên không chỉ học được phương pháp học tập tự lực,
mà còn học được phương pháp nghiên cứu, cách làm việc khoa học, cách trình bày,….
+ Về thái độ: để hoàn thành công việc, đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm phải
có thái độ làm việc nghiêm túc, say mê, có trách nhiệm với tập thể và mong muốn tạo ra
sản phẩm có kết quả cao.
Với những kết quả trên, trong điều kiện nhà trường hiện nay, chúng tôi cho rằng
đó cũng là sự thành công trong vận dụng phương pháp dạy học tiên tiến.
4. Kết luận
Trong dạy học ở trường đại học, bất kì vận dụng hình thức, phương pháp nào
đều nhằm hướng tới mục tiêu: tạo điều kiện cho sinh viên phát huy được tính độc lập, tự
chủ trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết
những vấn đề thực tiễn của địa phương, của đất nước, hình thành và phát triển năng lực
hoạt động, tham gia, hòa nhập với cộng đồng trong mọi hoạt động xã hội. Người dạy
biết lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung và đối tượng thì sẽ đạt được mục tiêu
của dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu tập huấn (2009): Giáo dục phòng chống ma túy và các chất gây nghiện
trong trường sư phạm, Trung tâm giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội.
[2] Tài liệu tập huấn (2010): Giáo dục bảo vệ môi trường cho giảng viên môn Địa lí
của các khoa và trường sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[3] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên 1997) Nguyễn Kì – Vũ Văn Tảo – Bùi Tường, “Quá
trình dạy – tự học”, NXBGD, Hà Nội.
[4] Nguyễn Đức Vũ (2007), “Hướng dẫn tự học địa lí”, NXBGD, Hà Nội.
[5] PETTY, G (1998). Teaching Today. A Pacticial Guide. Stanley Thornes
(publisher) Limited, Cheltenham.
File đính kèm:
- Van dung PP day hoc theo du an trong mon Dia ly.pdf