Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Phần mở đầu

I. Lý do chọn đề tài

II. Mục tiêu nghiên cứu

III.Nhiệm vụ nghiên cứu

IV.Phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung

Chương I: Một số vấn đề lí luận của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH

 1. Cơ sở khoa học của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH

 2. Cơ sở pháp lý của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH

 3. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên TH

Chương II: Thực trạng của việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.

 

doc80 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 5198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nâng cao nhận thức và sự tham gia của toàn xã hội trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo tinh thần Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. * Nguồn vốn thực hiện Đề án : - Vốn từ ngân sách nhà nước bố trí trong chương trình mục tiêu và dự toán thường xuyên hàng năm; - Các nguồn vốn hợp pháp khác. Khâu tổ chức thực hiện. 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan và địa phương cụ thể hoá nội dung Đề án này thành các chương trình, dự án với các mục tiêu, nội dung, giải pháp, lộ trình thực hiện hàng năm phù hợp; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Đề án; quy định chế độ theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các quy định về định mức biên chế nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong các cơ sở giáo dục phù hợp với chế độ làm việc 40 giờ/tuần và những đổi mới về nội dung, chương trình, cơ chế quản lý giáo dục. c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan: - Cân đối và phân bổ chỉ tiêu hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cho các cơ quan, các địa phương; - Xây dựng, hoàn thiện các quy định định mức đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đáp ứng nội dung, yêu cầu triển khai các chương trình đổi mới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; - Lập dự toán kinh phí để triển khai theo kế hoạch hàng năm của Đề án; - Huy động các nguồn lực, nguồn tài trợ phục vụ việc thực hiện Đề án. d) Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án ở Trung ương gồm đại diện các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng ban. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan và địa phương cụ thể hoá các nội dung Đề án liên quan đến lĩnh vực dậy nghề thành các chương trình, kế hoạch để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan, tổng hợp chỉ tiêu đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hàng năm để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan: - Lập dự toán, kế hoạch ngân sách hàng năm để phân bổ vốn thực hiện Đề án; - Bổ sung, điều chỉnh các tiêu chuẩn, định mức tài chính để bảo đảm thực hiện nội dung của Đề án; - Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra tài chính thực hiện Đề án. 5. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, công chức ngành giáo dục. 6. Các cơ sở giáo dục và dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm cụ thể hoá các nội dung của Đề án này thành các chương trình, kế hoạch để chỉ đạo, thực hiện trong phạm vi, đối tượng quản lý của đơn vị; phối hợp với các cơ quan có liên quan ở Trung ương và địa phương, các cơ sở giáo dục và dạy nghề khác triển khai, thực hiện các nội dung của Đề án này. 7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Cụ thể hoá các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án này thành các chương trình, kế hoạch để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nội dung Đề án theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ đã quy định; định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn. b) Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan và các địa phương có liên quan để triển khai thực hiện Đề án theo sự chỉ đạo, điều hành chung, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, kịp thời, phù hợp với kế hoạch, yêu cầu của cả nước. PHẦN KẾT LUẬN I.Kết luận Xuất phát từ thực trạng nhà trường, dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, một số biện pháp quản lý đã được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Nam Sơn, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. Như vậy là nhiệm vụ của đề tài đã được hoàn thành. Nâng cao chất lượng giáo dục là một chủ trương, đường lối, một tư tưởng giáo dục lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, giáo dục nhằm tạo ra lớp người lao động mới, làm chủ nước nhà để xây dựng nước Việt Nam XHCN, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vào năm 2020, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và IX đề ra. Muốn là được điều này thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là việc là cần thiết và cần làm ngay. Vì vậy, đề tài này đề xuất 4 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đó là: 1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý. 2. Bồi dưỡng tâm hồn, kiến thức, phương pháp sư phạm cho đội ngũ giáo viên. 3. Các hình thức bồi dưỡng phải đa dạng, phong phú. 4. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng. Đề tài được nghiên cứu hết sức thận trọng và đề xuất các biện pháp phù hợp với cơ sở trường. Nhưng còn nhiều biện pháp khác tác giả chưa có điều kiện đề cập đến. Đó chính là hướng nghiên cứu tiếp của đề tài. 2. Bài học kinh nghiệm Người quản lý phải năng động, sáng tạo và linh hoạt, xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, hợp lý. Làm công tác tham mưu với lãnh đạo, tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh và xã hội hóa giáo dục. Người quản lý phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, động viên, khuyến khích giáo viên tích cực bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ quản lý là phụ nữ phải mẫu mực với sự tận tụy, đức hy sinh cùng với niềm say mê nghề nghiệp. Biết tổ chức cuộc sống gia đình ổn định, hòa thuận, hạnh phúc. Bộ GD&ĐT cần mở nhiều lớp theo các hệ: tập trung, tại chức, từ xa để nhiều cán bộ quản lý tham gia học tập được nhiều hơn và nhiều lớp trên đại học để giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ, nghiệp vụ,... Vụ phổ thông sớm ban hành nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên PTTH, nhằm tạo cơ sở pháp lý để BGH có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Sở GD&ĐT Tỉnh Thanh Hoá cần tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất, tinh thần để cán bộ quản lý và giáo viên TH được nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhận thức tư tưởng. Thanh Hoá là một tỉnh miền núi, còn khó khăn về cơ sở vật chất, mặt bằng giáo viên, trình độ học tập của học sinh sớm có hệ thống văn bản pháp qui về chiến lược giáo dục - đào tạo cho các trường phổ thông trong tỉnh dựa trên văn bản pháp qui của Bộ GD&ĐT ban hành để BGH có kế hoạch sâu sát, khả thi hơn. UBND, cấp ủy Đảng các cấp trên địa bàn trường đóng cần có trách nhiệm, quan tâm, tăng cường quán triệt quan điểm: “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Thực sự đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội. Kết hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội để đội ngũ giáo viên trường tiểu học Nam Sơn - địa danh hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng: Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới. Phát huy vai trò quản lý của Nhà nước đối với các tổ chức chính trị – xã hội trong việc phối hợp với nhà trường tiểu học Nam Sơn để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên về năng lực xã hội hóa giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, H. 2001 Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, H. 2007 Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, H. 1997 Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IV, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, H. 2003 Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010"; Luật Giáo dục năm 2005– Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2005. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010, ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 01 năm 2005, về việc phê duyệt Đề án"Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010"; Điều lệ Trường tiểu học, ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/ QĐ-BGDĐT, ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chỉ thị số 18 ngày 27/08/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo. Các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo, Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2005. Chỉ thị số 16/1999/CT-BGD&ĐT về vấn đề bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý GD&ĐT trong các dịp nghỉ hè. Chỉ thị năm học của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và hướng dẫn nhiệm vụ năm học ; Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Quảng Xương lần thứ XVI, Đảng bộ Tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV, Nghị quyết Đảng bộ ngành GD&ĐT lần thứ XVII. Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII của Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá ; Chương trình hành động của ngành GD&ĐT Thanh Hoá số 314, ra ngày 26/12/2002 về chiến lược GD&ĐT từ 2001-2010. Chương trình hành động của Sở GD&ĐT Thanh Hoá, của Ban thường vụ Tỉnh Thanh Hoá về công tác giáo dục giai đoạn 2001-2010; Giáo trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học của Trường Cán bộ quản lý Bộ GD&ĐT, 03 tập, 2006. Tạp chí phát triển giáo dục số 8/2003 – Viện khoa học giáo dục. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn giáo dục nhà trường, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

File đính kèm:

  • docDE TAI NANG CAO CHAT LUONG DOI NGU TH.doc
Giáo án liên quan