Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trong của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh Tiểu học, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Có thể nói, nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thày, cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày. Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cao hơn ở Trung học cơ sở.
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn Đạo đức ở Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết luận
2/ Hoạt động 2: Xử lí tình huống và đóng vai.
- GV mời một nhóm đóng vai tình huống mở sau:
“Ông của Huy có thói quen đọc báo hàng ngày. Nhưng mấy hôm nay ông bị đau mắt nên không đọc báo được.”
* GV nêu yêu cầu: ? Nếu em là bạn Huy, em sẽ làm gì? vì sao?
Và yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí bằng cách đóng vai.
- Mời các nhóm lên xử lí. - GV hỏi: Ai đặt tên cho tiểu phẩm?
? Theo em nhóm nào thể hiện thương ông nhất?
? Kể tên những việc nhóm 2 làm thể hiện quan tâm ông?
- Hỏi HS đóng vai ông: em nghĩ gì khi người cháu của nhóm 2 quan tâm?
- GV chốt ý.
3/ Hoạt động 3: Liên hệ bản thân.
- Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân theo các gợi ý:
? Hàng ngày em thường làm gì để quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em?
? Kể lại 1 lần khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau (hoặc gặp khó khăn, có chuyện buồn) em đã làm gì để quan tâm giúp đỡ họ?
? Bạn đã quan tâm, chăm sóc đến người thân trong gia đình chưa?
- GV tuyên dương những học sinh đã biết quan tâm, chăm sóc những người thân. Khuyên nhủ những học sinh chưa biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
4/ Hoạt động 4: HS múa, hát, kể chuyện, đọc thơ,...về chủ đề bài học.
- GV gợi ý để học sinh tự điều khiển chương trình, tự giới thiệu tiết mục.
- Sau mỗi phần trình bày, GV gợi ý để học sinh thảo luận về ý nghĩa bài hát, bài thơ đó.
3/ Củng cố - Dặn dò:
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học, tuyên dương 1 số HS tích cực học tập.
- Dặn học sinh:
+ Thực hiện việc quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
+ Chuẩn bị bài học sau: “Chia sẻ vui
buồn với bạn”
- HS hát tập thể.
- 1-2 HS trả lời.
- 2 HS: Bài hát nói lên tình cảm yêu thương giữa những người thân trong gia đình. - Một số học sinh lần lượt kể.
- HS trao đổi với nhau trong nhóm theo yêu cầu.
- 1 số HS trình bày trước lớp.
- HS lớp suy nghĩ trả lời. - Các bạn ấy sẽ được nhận làm con nuôi, được xã hội giúp đỡ, quan tâm...
- HS lắng nghe.
- 1 HS kể lại hoặc đọc lại.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Chị em Ly đã hái những bông hoa dại ven đường xếp thành một bó và đem tặng mẹ nhân ngày sinh nhật.
+ Khi nhận hoa, mẹ vui mừng ôm hai chị em Ly vào lòng và nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy”
+ Vì mẹ Ly thấy 2 con mình đã nhớ đến sinh nhật của mẹ mà chính bản thân mẹ quên mất sinh nhật mình, chị em Ly đã biết quan tâm, chăm sóc đến mẹ khiến mẹ rất vui và hạnh phúc.
- Cả lớp trao đổi bổ sung.
- 2-3 HS trả lời.
+ Con cháu có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà,cha mẹ và những người thân trong gia đình.
+ Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình.
- 1 HS đọc kết luận cuối bài, cả lớp đọc đồng thanh.
- HS các nhóm mở vở bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- HS các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày (Mỗi nhóm trình bày ý kiến nhận xét về một tình huống).
+ Việc làm của các bạn thể hiện tình thương yêu chăm sóc và sự quan tâm ông bà, cha mẹ: Hương (tình huống a), Phong (tình huống c), Hồng (tình huống d).
+ Việc làm của các bạn chưa quan tâm đến bà, em nhỏ: Sâm (tình huống b), Linh (tình huống d).
- HS liên hệ để trả lời.
- HS kể
- 1 số HS trả lời. - HSKG trả lời.
- HS đọc từng ý kiến sau mỗi lần GV đưa ra.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ các tấm thẻ màu.
- HS giải thích lí do tán thành, không tán thành từng ý kiến.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS kể. - 1 nhóm học sinh đóng vai tình huống mở, lớp theo dõi.
- HS các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí bằng cách đóng vai.
- các nhóm lên đóng vai. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Đi chơi, mặc kệ ông và không quan tâm đến ông.
+ Nhóm 2: Lấy thuốc cho ông uống, đọc báo cho ông nghe.
- HS: Ông và cháu, cháu thương ông nhất...
- Nhóm 2
- Giúp ông uống thuốc, đọc báo cho ông nghe.
- HS: con thấy rất vui. - Mỗi tổ cử 2-3 đại diện lên liên hệ, HS lớp lắng nghe.
- HS nhận xét.
- HS tự giới thiệu và biểu diễn các tiết mục đan xen.
- HS thảo luận về ý nghĩa của bài hát, bài thơ đó.
Như vậy những nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua bài học này đựơc giải quyết như sau:
1/ Giáo dục ý thức đạo đức:
a. Yêu cầu của chuẩn mực:
Giúp học sinh hiểu: Con cháu trong gia đình cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn hạnh phúc hơn.
b. Ý nghĩa , tác dụng, tác hại.
- Cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em vì:
+ Ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra ta, là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng ta khôn lớn, dành cho ta những gì đẹp nhất.
+ Làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em: Phấn khởi, mau khỏi bệnh, chia sẻ bớt công việc với mọi người trong gia đình, giúp gia đình đầm ấm, bản thân học sinh được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quý mến, khen ngợi.
- Tác hại: nếu không quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em buồn phiền, sức khoẻ giảm sút, lâu lành bệnh, không khí gia đình nặng nề, bản thân học sinh bị mọi người xung quanh chê cười.
c. Để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em em cần làm gì? làm như thế nào?
- Khi ông bà, cha mẹ già yếu: Bưng cơm, mời nước, đọc sách báo.
- Khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau: mua thuốc, nấu cơm, cháo. mua đồ ăn, mời bác sĩ khám bệnh...
- Khi ông bà cha mẹ mệt nhọc: Xách đồ hộ, lấy nước uống...
- Khi có miếng ngon, vật quý: mời ông bà, cha mẹ, anh chị em ăn trứơc.
- Khi anh chị em bận việc: Không nghịch đồ, làm ồn...
2/ Giáo dục thái độ tình cảm liên quan đến bài học:
Hình thành ở học sinh những thái độ tình cảm:
- Đối với ông bà, cha mẹ: Kính yêu, biết ơn; anh chị em: kính yêu, nhường nhịn.
- Thực hiện việc quan tâm, chăm sóc một cách tự nguyện, tận tình, chu đáo.
- Đối với những hành động biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em thì đồng tình, ủng hộ; Đối với những hành động không biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em khi cần thiết cần nhắc nhở, phê phán, chê cười.
3/ Giáo dục hành vi thói quen quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em:
Hình thành ở học sinh những hành vi thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, trong cuộc sống hàng ngày khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau, mệt nhọc...
Để học sinh thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ. anh chị em, tôi tiến hành điều tra bằng cách phát phiếu điều tra và yêu cầu học sinh điền vào rồi báo cáo kết quả sau (sau 1tháng).
Thời gian
Công việc em quan tâm, chăm sóc
ông bà, cha mẹ, anh chị em
Kết quả
Thứ................
Ngày..............
Nhận xét của giáo viên Nhận xét của ông bà, cha mẹ, anh chị em
Kết quả đạt được như sau:
Tổng số
học sinh
HS biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em
HS chưa biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Số học sinh
%
Số học sinh
%
92
85
92,4
7
7,6
B/ Nguyên nhân của thực trạng trên:
Qua thực tế giảng dạy tôi còn thấy một số hạn chế, tồn tại trong việc giải quyết các nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua bài học là do:
* Thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới nên việc chuyển tải toàn bộ nội dung và nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh qua bài học cần phải dần dần.
* Học sinh lớp 3 còn nhỏ(9 tuổi) nên trong gia đình các em được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn, do đó các em còn lúng túng trong khi thực hiện quyền và bổn phận của mình đối với người thân trong gia đình; còn một số học sinh chưa biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em của mình.
Phần III: KẾT LUẬN
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu tôi thấy vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học, đặc biệt là môn Đạo đức ở Tiểu học là rất cần thiết, đó cũng là nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục ở Tiểu học. Tôi đã thu được những kết quả sau:
1. Tìm hiểu những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở Tiểu học, từ đó thấy được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp và nắm được một số giải pháp triển khai để đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở Tiểu học.
2. Nắm được các vấn đề lí luận về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 để vận dụng chúng vào những bài học cụ thể.
3. Thấy rõ thực trạng của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn đạo đức 3 ở trường Tiểu học. Từ đó có kế hoạch, biện pháp giáo dục hợp lí, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em không chỉ là trò giỏi mà còn là những người con hiếu thảo, ngoan ngoãn.
* Một số đề xuất kiến nghị
Xuất phát từ những nguyên nhân trên tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy những kết quả tích cực đạt được, khắc phục những tồn tại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh qua các tiết học.
1/ Đối với giáo viên:
- Cần tìm hiểu đặc điểm riêng của mỗi học sinh để có biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp. Luôn lấy những câu chuyện, tấm gương gần gũi với học sinh hoặc của chính gia đình học sinh, giúp bài học đạo đức thêm phong phú gần gũi, sống động đối với các em, các em cũng tiếp nhận bài học nhẹ nhàng sinh động và hiệu quả.
- Người giáo viên cần phối hợp với các lực lượng đạo đức trong nhà trường và trong gia đình học sinh để cùng có biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp cho việc giáo dục đạo đức được gắn liền với thực tiễn.
2/ Về phía nhà trường:
Cần tổ chức cho các em tham gia vào hoạt động tập thể, giúp các em mạnh dạn, có cơ hội bộc lộ những phẩm chất đạo đức từ đó giúp giáo viên có biện pháp giáo dục đạo đức cho các em hợp lí.
3/ Về phía gia đình học sinh:
Cần phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường để có biện pháp giáo dục đạo đức cho con em mình, không quá nuông chiều các em, không làm thay, làm hộ các em những việc vừa sức với lứa tuổi. Tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện nhân cách.
File đính kèm:
- sang kien KN l3.doc