Vài biện pháp giúp học sinh thực hiện phép chia có hiệu quả

PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .2

I. Cơ sở lý luận : .2

1. Xuất phát từ vị trí, mục tiêu, tầm quan trọng của dạy toán nói chung và dạy chia ở Tiểu học nói riêng .2

2. Xuất phát từ chủ trương của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc thực hiện cuộc vận động : “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” .3

3. Xuất phát từ chủ trương của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc triển khai chương trình sách giáo khoa Tiểu học mới trên phạm vi cả nước và đổi mới phương pháp dạy học .4

II. Cơ sở thực tiễn : .4

1. Việc học của học sinh .4

2. Việc dạy của giáo viên.5

PHẦN II. NỘI DUNG .6

I. Một số biện pháp giúp giáo viên và học sinh khắc phục những sai lầm thường gặp trong dạy và học phép chia .6

1. Đối với giáo viên .6

2. Đối với học sinh .13

PHẦN III : KẾT LUẬN .15

TÀI LIỆU THAM KHẢO .16

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài biện pháp giúp học sinh thực hiện phép chia có hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bút chì, nếu sai thì tẩy đi rồi điều chỉnh lại. Để cho việc làm tròn số được đơn giản, nhiều giáo viên chỉ yêu cầu học sinh làm tròn số chia theo đúng quy tắc làm tròn số; còn đối với số bị chia thì luôn làm cho tròn giảm bằng cách che bớt chữ số (cho dù chữ số bị che lớn hơn 5). Kinh nghiệm cho thấy việc này nói chung không ảnh hưởng mấy đến kết quả ước lượng. Chẳng hạn, trong ví dụ 3 nếu ta làm tròn số bị chia thành 560 (trên thực tế là che bớt 8) thì kết quả ước lượng lần thứ nhất cũng là 8, vẫn giống như kết quả ước lượng khi ta là tròn “đúng” số 568 thành 570. Ví dụ 5 : 1944 162 0324 12 000 Giáo viên chú ý hướng dẫn cách ước lượng thương trong các lần chia : + 194 : 162 có thể ước lượng 1 : 1 = 1 hoặc 20 : 16 = 1 (dư 4) hoặc 200 : 160 = 1 (dư 40) + 324 : 162 có thể ước lượng 3 : 1 = 3 nhưng vì 162 x 3 = 486 mà 486 > 324 nên chỉ lấy 3 chia 1 được 2 hoặc 300 : 150 = 2. Ví dụ 6 : 8469 241 1239 35 034 + 846 : 241 có thể ước lượng 8 : 2 = 4 nhưng vì 241 x 4 = 964 mà 964 > 846 nên 8 chia 2 được 3; hoặc ước lượng 850 : 250 = 3 (dư 100). + 1239 : 241 có thể ước lượng 12 : 2 = 6 nhưng vì 241 x 6 = 1446 mà 1446 > 1239 nên chỉ lấy 12 chia 2 được 5; hoặc ước lượng 1000 : 200 = 5 Ví dụ 7 : 41535 195 0253 213 0585 000 + 415 : 195 có thể ước lượng 400 : 200 = 2 + 253 : 195 có thể làm tròn số ước lượng 250 : 200 = 1 (dư 50) + 585 : 195 có thể làm tròn số và ước lượng 600 : 200 = 3 Ví dụ 8 : 80120 245 0662 327 1720 05 + 801 : 245 có thể ước lượng 80 : 25 = 3 (dư 5) + 662 : 245 có thể ước lượng 60 : 25 = 2 (dư 10) + 1720 : 245 có thể ước lượng 175 : 25 = 7 Từ các ví dụ trên ta thấy : - Nếu số chia tận cùng là 1, 2 hoặc 3 thì ta làm tròn giảm (tức là bớt 3, 2 hoặc 1 đơn vị ở số chia). Trong thực hành ta chỉ việc che bớt chữ số tận cùng đó đi ( và cũng phải che bớt chữ số tận cùng của số bị chia). - Nếu số chia tận cùng là 7, 8 hoặc 9 thì ta làm tròn tăng (tức là thêm 3, 2 hoặc 1 đơn vị vào số chia). Trong thực hành ta chỉ việc che bớt chữ số tận cùng đó đi và thêm vào một chữ số liền trước ( và cũng phải che bớt chữ số tận cùng của số bị chia). Tuy nhiên nếu số chia tận cùng là 4, 5 hoặc 6 thì nên làm tròn cả tăng lẫn giảm rồi thử lại các số trong khoảng hai thương ước lượng này. Chẳng hạn : Ví dụ : 245 : 46 = ? Làm tròn giảm 46 được 40 (che chữ số 6) và làm tròn tăng 46 được 50 (che chữ số 6 và tăng 4 lên thành 5). Làm tròn giảm 245 được 24 (che chữ số 5). Ta có : 24 : 4 được 6 24 : 5 được 4 Vì 4 < 5 < 6 nên ta thử lại với số 5 : 46 x 5 = 230, 245 – 230 = 15 < 46 Vậy 245 : 46 được 5 Với học sinh khá giỏi thì giáo viên có thể hướng dẫn như trên là các em sẽ tự làm bài được. Qua đó sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em. Song với học sinh yếu, kém thì các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề này. Do vậy, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh ước lượng thương trong phép chia cho nhanh nhưng cần cụ thể, rõ ràng hơn. Ví dụ 1 : 672 21 63 32 42 42 0 Giáo viên yêu cầu học sinh lấy 67 chia cho 21, giáo viên khoanh tròn vào 6 ở số bị chia và 2 ở số chia để giúp học sinh biết ước lượng 6 : 2 = 3. Vậy lấy thương là 3 vì 21 x 3 = 63, 67 – 63 = 4; hạ 2 được 42, giáo viên lại tiếp tục khoanh vào 4 để học sinh biết lấy 4 : 2 = 2 Ví dụ 2 : 8192 64 64 128 179 128 512 512 0 Lần một giáo viên khoanh vào 8 ở số bị chia và 6 ở số chia để giúp học sinh biết ước lượng 8 : 6 = 1 (dư 2). Vậy lấy thương là 1 vì 64 x 1 = 64, 81 – 64 = 17; hạ 9 được 179, giáo viên lại tiếp tục khoanh vào 17 để học sinh biết lấy 17 : 6 = 2 (dư 5). Vậy lấy thương là 2 vì 64 x 2 = 128, 179 – 128 = 51; hạ 2 được 512, giáo viên lại tiếp tục khoanh vào 51 để học sinh biết lấy 51 : 6 = 8 (dư 3). Vậy thương là 8 và số dư là 0. Ví dụ 3 : 1154 62 62 18 534 496 38 Lần một : Giáo viên khoanh vào 11 ở số bị chia và 6 ở số chia để giúp học sinh biết ước lượng 11 : 6 = 1 (dư 5). Lần hai : Giáo viên khoanh vào 53 để học sinh biết 53 : 6 = 8 (dư 5). Với học sinh yếu kém, giáo viên có thể để học sinh nhân thương với số chia rồi lấy số bị chia trừ đi kết quả để tìm ra số dư. Ví dụ 4 : 1944 162 162 12 324 324 Giáo viên khoanh tròn để học sinh ước lượng 19 : 16 = 1 (dư 3) và tìm số dư 32 hạ 4, có 324, giáo viên lại khoanh vào 32 để học sinh ước lượng 32 : 16 = 2, khi nhân 2 với 162 được 342, mà 468 > 342 vậy thương là 2 để 162 x 2 = 324 và số dư là 0. 2. Đối với học sinh : Để biết cách ước lượng thương trong phép chia cho số có 1, 2, 3 chữ số, trước hết tất cả học sinh học hết chương trình lớp 2 phải thuộc bảng nhân, chia trong phạm vi từ 1 đến 5. Đến hết chương trình lớp 3, học sinh phải thuộc kỹ bảng nhân chia cho số có một chữ số. Bên cạnh đó kỹ năng tính nhẩm để nhân chia, trừ cũng phải được thành thạo để có kỹ năng thực hiện phép chia. Học sinh cần nắm vững kỹ năng chia viết cho các số có 1, 2, 3 chữ số qua việc ước lượng thương. Đặc trưng chủ yếu của phương pháp dạy học mới là coi học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, trong đó: giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển theo đúng khả năng của mình. Học sinh phải huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để tự chiếm lĩnh tri thức mới, vận dụng những tri thức mới đó trong thực hành. Mọi học sinh đều phải hoạt động, phải độc lập suy nghĩ và làm việc (theo hướng dẫn của giáo viên), học sinh có nhiều cơ hội để bộc lộ khả năng của cá nhân, để trao đổi, xử lý thông tin và lựa chọn các giải pháp... Vì vậy không cần đặt ra các biện pháp để “giữ trật tự” mà lớp học vẫn tập trung cao vào hoạt động học tập. Cách học tập như vậy tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác, chủ động, không rập khuôn, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của bản thân và của các bạn. Đặc biệt là tạo cho học sinh có niềm tin và niềm vui trong lao động học tập của bản thân. Từ đó học sinh hứng thú học tập, tự tin vào khả năng của mình và dần dần hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu độc lập và sáng tạo. Kết quả đạt được : Sau khi trhực hiên biện pháp ước lượng thương trong phép chia như vậy đa số học sinh trong lớp đã nắm được cách chia và chia rất nhanh các số có nhiều chữ số cho các số có 2, 3 chữ số. Các em đã rất vui khi tự mình làm được bài, hiểu sâu sắc về cách làm và làm nhanh. Đặc biệt với học sinh yếu kém, các em đã có những tiến bộ rõ rệt trong thực hiện phép chia mà trước đây các em đã gặp không ít khó khăn. Kinh nghiệm này chúng tôi cũng đã trao đổi với các đồng nghiệp trong trường, trong cụm để học tập lẫn nhau. Sau khi trao đổi, các đồng nghiệp cũng ghi nhận đó là một trong những biện pháp có tính khả quan. Chúng tôi sẽ cùng nhau học hỏi để áp dụng vào giảng dạy học sinh cách thực hiện phép chia trong những năm học tiếp theo. phần III : kết luận Trong quá trình làm đề tài : "Vài biện pháp giúp học sinh thực hiện phép chia có hiệu quả”, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề lý luận để làm cơ sở cho việc đề nghị đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Điều này rất có ích cho tôi trong công tác dạy học. Bản thân đã đúc rút ra được một vài kinh nghiệm quý trong quá trình dạy học. Muốn dạy tốt môn toán, giúp học sinh hiểu, nắm chắc kiến thức và vận dụng linh hoạt vào thực tế cuộc sống trước hết giáo viên phải là người tâm huyết với nghề nghiệp, hết lòng yêu nghề mến trẻ, không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với công tác dạy học. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học và cần phải đặc biệt chú ý đến phương pháp thực hành – luyện tập để giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá, khơi dậy trong các em niềm đam mê, hứng thú trong học tập, tự mình chiếm lĩnh những tri thức mới và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn. “Thầy giáo tồi là người dạy học sinh chân lý có sẵn. Thầy giáo giỏi là người dạy cho học sinh con đường tìm ra chân lý”. Chính vì vậy trong quá trình dạy học, để đảm bảo mục tiêu của giáo dục hiện đại, người giáo viên cần phải dạy cho học sinh cách học, phương pháp học, các đức tính cần thiết để các em ngày càng hoàn thiện bản thân về mọi mặt. Dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Chính vì vậy, trong dạy học người giáo viên phải luôn luôn tôn trọng nhân cách của trẻ, không được gây ức chế cho học sinh bởi nếu có thì sẽ không bao giờ phát triển hết khả năng và sức sáng tạo của các em. Hãy gần gũi, yêu thương và trở thành người bạn lớn để các em có thể tâm sự, chia sẻ mọi vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống, để mỗi giáo viên trở thành người mẹ ở trường của các em. Ngoài ra cần làm tốt công tác tuyên truyền để cộng đồng tham gia tích cực và có hiệu quả công tác “xã hội hoá giáo dục”, “xã hội học tập”... Do kinh nghiệm còn ít, mặt khác kiến thức của bản thân còn có những hạn chế nhất định do vậy nội dung đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được các đồng nghiệp, bạn đọc và hội đồng khoa học góp ý xây dựng để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! tài liệu tham khảo 1. PGS Nguyễn Hữu Dũng (1992) – Một số vấn đề chung của bậc tiểu học và luật phổ cập giáo dục tiểu học – Nhà in BTTM. 2. Đỗ Đình Hoan – Nguyễn áng - Đặng Tự Ân – Vũ Quốc Chung - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu – Trần Diên Hiển - Đào Thái Lai – Phạm Thanh Tâm – Kiều Đức Thành – Lê TIến Thành - Vũ Dương Thuỵ (2006) – Toán 5 - NXB Giáo Dục. 3. Đỗ Đình Hoan – Nguyễn áng– Vũ Quốc Chung - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu - Đào Thái Lai – Trần Văn Lý – Phạm Thanh Tâm – Kiều Đức Thành – Lê Tiến Thành - Vũ Dương Thuỵ (2005) – Toán 4 - NXB Giáo Dục. 4. Nguyễn Tuấn – Lê Thu Huyền – Nguyễn Thị Hương (2005) – Thiết kế bài giảng toán 4 – NXB Hà Nội. 5. Phạm Đình Thực (2003) – Phương pháp dạy toán bậc tiểu học - NXB Đại học sư phạm. 8. Phạm Đình Thực (2000) – 100 câu hỏi và đáp về việc dạy toán ở tiểu học - NXB Giáo Dục.

File đính kèm:

  • docSKKN MON TOANL5.doc