Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, nhân loại đã phát minh và chứng kiến sự tiến triển thần kỳ của công nghệ thông tin (CNTT). Những thành tựu của CNTT đã góp phần rất quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin mang tính chất toàn cầu.
Ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá, hướng tới nền kinh tế tri thức ôû nước ta đã được thể hiện trong những quan điểm của Đảng và Nhà nước qua các văn kiện như Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000, Nghị quyết 07/2000 ngày 05/6/2000 của Chính phủ, Chỉ thị 29/2001/CT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
26 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2843 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình giảng dạy môn Tự nhiên xã hội lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhất kiểu chữ, cỡ chữ , màu chữ ở những đề mụ, nội dung có cùng một vị trí, vai trò, nhiệm vụ...
Với những nội dung mang ý khái quát hoặc có mục đích chốt lại nội dung, kiến thức được in đậm với màu chữ, kiểu chữ khác hẳn với những màu chữ, kiểu chữ đã chọn ở trên, học sinh dễ khắc sâu kiến thức.
Chọn phông nền nên chọn màu hài hoà nhưng phải làm nổi bật màu chữ đã sử dụng ở Slide. Không nên chọn màu nền quá tối như màu đen, ghi, nâu, xám... hoặc màu quá chói như màu đỏ, tím, cam... Cũng không nên chọn mỗi Slide một màu nền khác nhau điều đó cũng kéo theo màu chữ cũng phải thay đổi khiến cho học sinh khó theo dõi, khó nhớ kiến thức... Vì vậy màu nền nênthống nhất ở tất cả các Slide của một bài giảng.
Chọn cách trình chiếu.
Nên chọn kiểu đưa kiến thức, hình ảnh xuất hiện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không nên lạm dụng các hiệu ứng các chuyển động khiến kiểu kiến thức xuất hiện một cách cầu kì. Các dòng chữ nên xuất hiện với tốc độ vừa phải, không nên quá chậm mất nhiều thời gianm cũng không nên lật quá nhanh các slide gây cho học sinh cảm giác không kịp tiếp thu. Tôi thường chọn những kiểu chuyện động box, plus, expand... Tuy nhiên cũng không nên sử dụng quá nhiều chuyển động trong một Slide, học sinh mất tập chung, chỉ chờ xem dòng chữ tiết theo sẽ xuất hiện kiẻu nào.
Bước 5: Lên lớp
Đây là bước quan trọng, nhiều giáo viên chuẩn bị giáo án tốt nhưng giờ dạy không thành công chính là ở bước này.
Trong quá trình giảng dạy không được phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ làm mất khả năng linh hoạt, không bao giờ được coi việc chuẩn bị nội dung của mình là cố định cứ để thế mà bất kì tình huống trên lớp đòi hỏi phải điều chỉnh thay đổi. Cần làm chủ được công nghệ, không nên ngại việc bổ sung, sửa chữa bài giảng ngay tại lớp bởi vì mỗi bài giảng luôn luôn có nhiều tình huống bất ngờ xuất hiện, nếu làm chủ được công nghệ thông tin ta sẽ dễ dàng thay đổi , điều chỉnh giáo án mà không hề ảnh hưởng đến trình chiếu, học sinh không biết được giáo viên đã dừng lại để sửa chữa như thế nào. Thiết bị hiện đại cho phép giáo viên dễ dàng làm được điều đó.
Khi sử dụng giáo án điện tử vẫn phải kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác tuyệt đối không thực hiện bài giảng kiểu diễn giải - trình chiếu - diễn giải - trình chiếu. Để tránh được điều đó giáo viên phải xây dựng được một hệ thống câu hỏi hay, phù hợp giúp cho học sinh nắm bài tốt. Mặt khác cúng giúp cho giáo viên tránh được lối suy diễn máy móc, giữ đúng vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn định hướng chứ không áp đặt một chiều, Học sinh được đặt đúng vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận kiến thức.
Tóm lại giáo án Power Point chỉ là công cụ hỗ trợ cho việc dạy học và giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động hơn và nó không thể nào thay thế được người thầy trên bục giảng. Hiệu quả của một tiết dạy vẫn tập chung vào vai trò người thầy.
Ví dụ
Bài: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
Trong bài này tôi thiết kế trên 9 slide, sau đay là một số slide chính trong bài:
+ Ở slide thứ nhất tôi thiết kế cho học sinh khởi động, thảo luận theo nhóm đôi để đưa học sinh đi vào kiến thức của bài.
Sau khi học sinh thảo luận và báo cáo kết quả mình vừa thảo luận. Giáo viên đưa ra kết luận của hoạt động 1 trên slide thứ 2.
Trên slide thứ 3 tôi yêu cầu học sinh thảo luận theo 4 nhóm theo lệnh yêu cầu.
Sau đó ở slide thứ 4 tôi làm hiệu ứng cho gia đình bạn Minh hiện trước cùng với 4 câu hỏi cho học sinh thảo luận. Một học sinh đứng dậy đọc các câu hỏi đó. Tiếp theo tôi làm hiệu ứng biến mất và đồng thời cho hiệu ứng bay ra để gia đình bạn Lan và câu hỏi cũng hiện ra trên slide 4. Ở phận này học sinh cũng đứng dậy đọc câu hỏi. Sau khi học sinh quan sát và đọc câu hỏi tôi đưa phiếu giao việc ghi câu hỏi về các nhóm để các em thảo luận trong vòng 10 phút. Các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
Trên slide thứ 5 tôi làm hiệu ứng cho hiện lần lượt kết quả của các câu hỏi sau khi các em lên báo cáo để nhằm khắc sâu kiến thức cho các em
Ở slide thứ 6 tôi đưa ra một bức ảnh chỉ có 2 vợ chồng và đưa ra câu hỏi sau đó làm hiệu ứng để câu hỏi biến mất và thây vầo đó là phần trả lời hiện ra để học sinh nhận biết được thế nào là gia đình có 1 thế hệ.
Trên slide thứ 7 này là kết luận của hoạt động 2
Slide thứ 8 tôi yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 4 (học sinh chuẩn bị sẵn ảnh của gia đình mình)
Sau khi học sinh giới thiệu trong nhóm mình xong, tôi gọi một số học sinh lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp và nói gia đình mình có mấy thế hệ.
Slide thứ 9 nêu kết luận của hoạt động 3.
Slide thứ 10 và 11 là trò chơi thỏ ăn cà rốt. Ở trò chơi này có 2 chú thỏ trên mỗi chú thỏ ghi 2 thế hệ và ba thế hệ và một củ cà rốt.
Trên slide thứ 11 tôi đưa ra một số bức ảnh của các gia đình có 1 thế hệ, 2 thế hệ, 3 thế hệ. Tôi lần lượt cho hiện ra từng bức ảnh một và yêu cầu học sinh đoán xem bức ảnh đó thuộc gia đình mấy thế hệ. Sau khi học sinh trả lời tôi kích chuột vào chú thỏ. Ví dụ ở bức ảnh thứ nhất học sinh trả lời là gia đình ba thế hệ tôi kích chuột vào chú thỏ mang dòng chữ ba thế hệ nếu đúng chú thỏ được ăn củ cà rốt bên cạnh, còn nếu sai thì chú thỏ sẽ khóc và không được ăn cà rốt.
Khi chơi trò chơi này tôi thấy học sinh rất hướng thú, tìm kết quả nhanh và đúng, ít học sinh làm sai. Những học sinh tìm kết quả sai là do hấp tấp dẫn đến nhầm lẫn.
+ Ngoài ra còn có các slide khác là lời giới thiệu, lời chào, ...
4. Kết quả.
Sau khi nghiên cứu và đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tự nhiên - xã hội lớp 3 như trên, trong thời gian qua tôi đã nhận được một số kết quả nhất định.
- Đối với học sinh:
+ Học sinh thích học những tiết học dạy bằng giáo án điện tử hơn những tiết dạy truyền thống.
+ Học sinh có hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt hơn và nắm vững kiến thức ngay trên lớp bởi giáo án điện tử giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn hơn.
+ Học sinh trở nên năng động, sáng tạo hơn.
- Đối với giáo viên:
+ Thời gian soạn giáo án điện tử cho mỗi tiết dạy được rút ngắn đáng kể.
+ Giáo viên lên lớp tự tin hơn, chủ động hơn nhiều về mặt thời gian, hứng thú hơn với mỗi tiết dạy.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa ứng dụng CNTT trong dạy-học
- Ứng dụng CNTT trong dạy-học không phải là một phương pháp mới mà chỉ là sự hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy-học bằng các công cụ, phương tiện CNTT. Do đó điều cần tránh là tuyệt đối không thể đồng nhất việc thực hiện tiết dạy có ứng dụng CNTT với bài trình chiếu powerpoint đơn thuần.
- Cần tránh việc lạm dụng ứng dụng CNTT mà không xem xét kĩ những nội dung nào cần thiết và khi nào cần thiết, hoặc loại bỏ hẵn những phương tiện khác.
- Cần tránh việc chuyển từ “đọc-chép” sang “nhìn-chép”.
- Việc ứng dụng CNTT trong một tiết dạy-học không có nghĩa là thời lượng toàn bộ tiết dạy-học chỉ dành duy nhất cho ứng dụng CNTT. Giáo viên cần linh hoạt sử dụng phương tiện CNTT hay phương tiện truyền thống khác trong tiết dạy-học khi nào xét thấy cần thiết và hiệu quả./.
- Thế hệ học sinh ngày nay, ngay từ khi ra đời có vẻ như đã quen với việc tiếp nhận thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh nhiều hơn thế hệ trước. Do đó việc dạy học bằng giáo án điện tử, dù là bộ môn khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội nếu khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin sẽ giúp cho học sinh tiếp thu bài học tốt hơn nhiều.
- Và thực tế những năm gần đây dã cho thấy đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng vận dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại đã mang lại những tín hiệu vui, khích lệ sự mạnh dạn hơn nữa đối với bản thân người giáo viên, đem lại hứng thú học tập cho các em học sinh. Tuy nhiên để có một giáo án điện tử phải có thời gian, có ý tưởng từ trước, chứ không phải để đến giờ lên lớp mới chuẩn bị. Bởi vậy, đòi hỏi người giáo viên luôn giành nhiều thời gian cho công việc soạn bài.
Với những lí do trên tôi mạnh dạn chọn chuyên đề "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tự nhiên - xã hội lớp 3" .
2. Một số đề xuất.
2.1. Với Ban giám hiệu nhà trường:
- Nhà trường mua sắm thêm máy chiếu, máy tính để nhiều giáo viên được sử dụng giáo án điện tử hơn nữa một cách thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các tiết học.
- Thường xuyên động viên khuyến khích giáo viên soạn giáo án điện tử áp dụng vào đại trà để học sinh các lớp đều được học ứng dụng Công nghệ thông tin.
- Caàn sớm đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin. Chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở thẩm định, tạo ra ngân hàng bài giảng điện tử có chất lượng.
2.2. Với Lãnh đạo cấp trên:
-Mỗi năm, PGD-ÑT cần tổ chức hội thi “Giáo viên sử dụng công nghệ Giỏi” hay giải “ Bàn phím vàng”, … để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.
3. Bài học kinh nghiệm
Trên đây là một vài kinh nghiệm đưa : Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy - học môn Tự nhiên xã hội lớp 3 ở trường Tiểu học Hợp Thanh B . Khi ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học tuy có vất vả và mất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả bài học rất cao. Những tiết dạy có sử dụng Công nghệ thông tin vào dạy học gây hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên để có một giáo án điện tử phải có thời gian, có ý tưởng từ trước. Chính vì thế nên đòi hỏi giáo viên cần giành nhiều thời gian cho công việc thiết kế bài giảng. Góp phần đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong từng tiết học. Chắc chắn rằng kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đạt kết quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ của giáo viên.
Hợp Thanh, ngày 01 tháng 05 năm 2012
Người viết
Bùi Sinh Huy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Giáo dục và thời đại.
2. Báo Giáo dục Thủ đô.
3. Báo dạy và học ngày nay.
4. Sách Tự nhiên xã hội lớp 3.
5. Sách giáo viên Tự nhiên xã hội lớp 3.
6. Sách thiết kế Tự nhiên xã hội lớp 3.
7. Giáo trình tin học.
8. Mạng Internet.
File đính kèm:
- Ung dung CNTT trong day hoc.doc