Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn thưởng thức mĩ thuật

Trước hết dạy học mĩ thuật trong trường chuyên nghiệp hay trường phổ thông thì mục tiêu chung cũng đều hướng tới cái đẹp, cái giá trị thẩm mỹ. Thông qua môn mĩ thuật người học có thể cảm nhận cái đẹp và biết cách tạo ra cái đẹp. Thẩm mĩ hay cái đẹp nó ẩn chứa trong tất cả các mọi lĩnh vực của cuộc sống như: Ăn: cần đẹp! Mặc: càn đẹp! Ở: Cũng cần đẹp và mọi thứ cần thiết.

Con người của thời đại mowislaf con người phải có đủ: Tri thức, đạo đức, sức khỏe và thẩm mĩ, là một con người thì không thể khô khan, bàng quang trước cái đẹp của cuộc sống. dạy mĩ thuật trong trường tiểu học không phải là đào tạo HS trở thành họa sĩ mà là giúp các em cảm nhận cái đẹp của cuộc sống, của nhưngx tác phẩm nghệ thuật và biết cách tự tạo ra cái đẹp cho bản thân mình, cho cuộc sống.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3085 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn thưởng thức mĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V có kiến thức tin học cơ bản. Các hiệu ứng đã có sẵn người GV chỉ phải tích hợp các hiệu ứng đó vào bài giảng của mình chứ không cần người giáo viên phải có ngôn ngữ lập trình phức tạp. Do vậy phần mềm này rất dễ sử dụng và phù hợp với giảng dạy trong nhà trường. Tuy là một PTDH kỹ thuật hiện đại xong không phải với tiết học nào ứng dụng cũng thành công. Nhiều tiết học sử dụng công cụ trình chiếu PowerPoint rất hấp dẫn, nhưng hiệu quả sư phạm không cao, Hs chỉ theo dõi các hình ảnh chiếu trên màn hình, chưa kết hợp ghi chép vở hay không tập trung vào tiếp thu bài, và tất nhiên không có các hoạt động học tập cá nhân. Trong toàn bộ chương trình, không phải bất cứ bài học nào cũng phải ứng dụng CNTT. Trong trường hợp bài học chỉ cần tới các thiết bị truyền thống thì dứt khoát không sử dụng công nghệ thông tin. Việc sử dụng CNTT sẽ không chỉ tốn kém mà có khả năng làm giảm chất lượng tiết dạy học. Tiết học được lựa chọn phải có tình huống dạy học ứng dụng CNTT hiệu quả. Sử dụng CNTT để thực hiện việc trình diễn bài dạy trong cả tiết học mà thôi. Tuy vậy, dựa vào các thiết kế trình diễn này, GV có thể tổ chức các hoạt động dạy học được thiết kế từng bước hợp lý trong một cấu trúc chặt chẽ, trong đó sử dụng các công cụ đa phương tiện bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim minh hoạ để truyền tải tri thức và điều kiện người học. Khi lên lớp với “giáo án điện tử”, Gv sẽ thực hiện một bài giảng điện tử với toàn bộ hoạt động giảng dạy đã được chương trình hoá một cách uyển chuyển, sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện đã được thiết kế trong “Giáo án điện tử”. Như vậy, “giáo án điện tử” được coi là phần quan trọng thể hiện kịch bản của tiết học. Giáo án điện tử hay bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau của một hoạt động cụ thể, đó là : thực hiện dạy – học với sự hỗ trợ của máy tính ở mức độ dạy học đồng loạt. Với bài giảng điện tử, gv được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện tăng cường đối thoại, thảo luận với HS,qua đó kiểm soát được hs; hs được thu hút kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở lên hứng thú sâu sắc hơn. 2. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Thường thức Mỹ Thuật : Với đặc trưng của bộ môn mỹ thuật là môn học thị giác, và sản phẩm của học sinh là sự thể hiện tính sáng tạo “cái riêng”, “cái tôi” thông qua cảm xúc của HS. Chính vì vậy mà ĐDDH đóng một vai trò rất to lớn trong bộ môn này. ĐDDH đẹp chính là sự khơi dạy nguồn cảm xúc của học sinh, hứng thú của HS đối với bài học. Ngoài ra nó còn là phương tiện truyền tải kiến thức tới HS một cách hệ thống và toàn diện nhất. Là môn học của đường nét, hình mảng và màu sắc nên khi sử dụng đồ dùng trực quan thì trong nó đã mang một lượng kiến thức nhất định. Có thể nói môn Mỹ thuật trong trường TH là môn học duy nhất nếu không có đồ dùng trực quan, hình ảnh cụ thể thì không thể truyền tải kiến thức tới HS một cách toàn vẹn được thì phải thông qua những hình ảnh,đối tượng cụ thể thì HS mới có cảm xúc về đối tượng, mới có thể thể hiện được bài vẽ của mình. Là môn học về thẩm mĩ chính vì vậy mà đồ dùng dạy học phải mang tính thẩm mĩ nếu không sẽ phản tác dụng trong giáo dục thẩm mỹ cho hs. “Với HS tiểu học thì khả năng tư duy của các em là tư duy cụ thể mang tính hình thức dựa vào đặc điểm bên ngoài. Tưởng tượng còn tản mạn, hình ảnh tưởng tượng đơn giản, hay thay đổi. Trí nhớ trực quan phát triển hơn trí nhớ lôgic. Đối tượng gây cảm xúc cho HS tiểu học thường là sự bật hiện tượng cụ thể nên xúc cảm, tình cảm của các em gắn liền với trực quan, hình ảnh cụ thể”. (Đổi mới PPDH ở Tiểu học _trang 15) Chính vì vậy mà PTDH hay đồ dùng trực quan đối với HS tiểu học rất quan trọng nó quyết định khả năng tư duy và cảm xúc của HS. Phải thông qua trực quan sinh động HS mới có thể tư duy trừu tượng đối với tác phẩm nghệ thuật. Mĩ thuật là môn học có tính chất đồng tâm nên lượng kiến thức sữ tăng dần lên theo từng khối lớp. Vì vậy với mức độ của từng khối lớp mà GV có thể vận dụng lượng kiến thức sẽ truyền tải cho HS. Vẫn là phân môn TTMT nhưng mức độ thưởng thức sẽ sâu hơn các lớp trên HS sẽ không chỉ tìm hiểu về bên ngoài của tác phẩm mà còn đi sâu vào cách thể hiện, ý nghĩ của tác phẩm cũng như cảm nghĩ riêng của mình về tác phẩm mĩ thuật. Có thể nói trong năm phân môn của môn mĩ thuật thì phân môn TTMT sử dụng PTDH là CNTT sẽ đạt hiệu quả tối ưu và toàn diện nhất. Đây là phân môn mà HS phải tìm thấy cái hay, cái đẹp của một tác phẩm nghệ thuật trong tất cả các yếu tố đường nét, hình ảnh, màu sắc … và nhận xét tác phẩm nghệ thuật thông qua cảm xúc của mình. Đây là phân môn mà học sinh không phải thực hành mà sẽ tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật trong suốt quá trình 35 phút của tiết học, vì vậy sử dụng CNTT là hợp lý và mang lại nhiều hứng thú cho HS. Ngoài ra với những hiệu ứng đẹp mắt, với nội dung kiến thức được hiện thị cụ thể sẽ khiến HS thích thú và chủ động tiếp nhận kiến thức. Dạy phân môn TTMT bằng CNTT sẽ giúp người GV đỡ vất vả với đống tranh ảnh trực quan lỉnh kỉnh mà đôi khi còn không mang lại hiệu quả như : tranh quá nhỏ, tranh khó sưu tầm … Hiện nay Iinternet rất thông dụng, gần như mọi thông tin đều có thể lấy về từ Internet. Để phục vụ cho bài dạy của mình giáo viên có thể Dowloand về từ trên mạng thông tin cần thiết rồi đưa vào bài giảng điện tử của mình cho thêm sinh động. Hay chỉ cần một máy ảnh kỹ thuật số hoặc máy Scan GV có đưa được những bức tranh ảnh trong SGK hay sưu tầm được cho vào máy vi tính để tích hợp vào bài giảng rất nhanh chóng. Qua đó, bài giảng có được những bức tranh phóng lớn và đẹp mắt tạo hiệu quả cao trong bày học. Mĩ thuật là một môn học chính trong chương trình nhưng học Mĩ thuật trong trường tiểu học giống như một hoạt động ngoại khoá đó là : học kết hợp với chơi sẽ giúp HS tiếp nhận kiến thức một cách nhanh hơn và khơi gợi được cảm xúc về thẩm mĩ cho học sinh. Vì vậy với CNTT có thể tạo được nhiều trò chơi kiến thức sinh động hợp lý với học sinh. CNTT với những phần như Photoshop, Flash, Violet … giáo viên có thể phóng to từng chi tiết của tác phẩm, hay thể hiện đặc trưng của màu sắc trong tác phẩm. Hoặc GV có thể đưa những đoạn Videos vào bài giảng vừa gây hứng thú cho HS lại vừa thể hiện nội dung của bài, hay có thể tạo những trò chơi ô chữ, trắc nghiệm để củng cố kiến thức cho HS. Có thể nói sự kết hợp giữa CNTT và phân môn TTMT là sự kết hợp hoàn hảo mang lại hiệu quả cao trong giờ học Mĩ thuật. Qua đó học sinh hứng thú và yêu thích các tác phẩm nghệ thuật của chính các em, của các nghệ sĩ và của dân tộc. a. Chuẩn bị cho bài giảng điện tử hoặc ĐDDH ứng dụng CNTT trong phân môn Thưởng thức Mĩ thuật : để chuẩn bị tốt cho một tiết dạy bằng “Giáo án điện tử” hay ĐDDH ứng dụng CNTT đòi hỏi người GV phải tiến hành qua các bước như sau : - Lập kế hoạch cho từng hoạt động bám sát vào mục tiêu của bài học. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu … phục vụ cho bài giảng. - Tìm tư tưởng, chủ đề của các tác phẩm và những nội dung liên quan. - Lựa chọn những đoạn phim, bài hát, câu chuyện … có nội dung phù hợp với tác phẩm. - Tìm những tư liệu ở địa phương phù hợp với tác phẩm. - Có thể tạo thêm trò chơi cho cả lớp thêm hứng thú. Thiết kế bài giảng hoặc đồ dùng hỗ trợ cho bài giảng : - Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài dạy. - Lên kế hoạch tiến trình cảu bài dạy. - Sắp xếp các nội dung, hoạt động một cách khoa học. - Lựa chọn hình thức giới thiệu bài để gây hứng thú cho HS về bài học. Như một đoạn phim, bài hát hay câu chuyện liên quan trong bài. - Tư liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm. - Đưa tranh, ảnh liên quan đến bài khai thác vẻ đẹp của tác phẩm : chủ đề, hình ảnh, cách sắp xếp, màu sắc … - Giới thiệu thêm một số tác phẩm liên quan để HS khai thác. - Xây dựng trò chơi để củng cố kiến thức trong bài. Ví dụ như trò chơi ô chữ. - Chú ý : + khi xây dựng bài giảng điện tử tránh sử dụng nhiều màu hay các hình ảnh trang trí khác làm phân tán sự chú ý của HS. + Các hiệu ứng lên đơn giản phù hợp với bài giảng. + Không sử dụng những hình ảnh quá nhỏ, hình mờ hay bị vỡ hình. b. Ứng dụng CNTT vào bài cụ thể : (có sản phẩm kèm theo). MÔN MĨ THUẬT LỚP 4 : Bài 19 : Thường thức mĩ thuật XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM b1. Tư liệu chuẩn bị : - Tranh dân gian được chụp lại ở tranh, ảnh, sách, báo, tạp trí và dowload trên mạng internet. - Đoạn video, clip tại địa chỉ trang web : b.2. Chương trình, phần mềm sử dụng : - Chương trình PowerPoint trong bộ phần mềm Microsoft Officer2003 của hãng Microsoft. + Cách mở chương trình : 1. Star/Programs/Microsoft/PowerPoint 2003 2. Kích đúp vào biểu tượng trên màn hình Xuất hiện giao diện cửa sổ chương trình Để trình chiếu nhấn phím F5 b.3. Cấu trúc : Gồm 15 Slide : Slide 1: Giới thiệu chung : - Với mỗi người dân Việt Nam bảo tồn những nét giá trị văn hoá của dân tộc không phải là của riêng ai. Bài “xem tranh dân gian Việt Nam” trong môn Mĩ thuật lớp 4 sẽ giúp học sinh hiểu thêm về giá trị nghệ thuật của các bức tranh dân gian có từ lâu đời, những bức tranh đã từng gắn bó rất thân thiết với mỗi người dân, chúng mang đậm chất dân tộc và mang những nét giá trị tinh hoa của ông cha ta xưa kia. - Ngày nay tranh dân gian không còn được ưa chuộng và nhiều người không còn biết đến tranh dân gian của Việt Nam. Việc giáo dục học sinh hiểu và nắm rõ giá trị nghệ thuật của tranh dân gian qua đó các em sẽ yêu quý và trân trọng những bức tranh dân gian của cha ông ta để lại. Slide 2:Giới thiệu một số dòng tranh dân gian Việt nam thông qua 1 tác phẩm của tranh đó. - Trên slide là hình ảnh 3 bức tranh của 3 dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống và làng Sình. Slide 3 : giới thiệu đề tài của tranh dân gian. Ở Slide này giới thiệu cho HS về đề tài chúc tụng thông qua 3 bức tranh. Qua đó HS thấy được ý nghĩa của các bức tranh là ước vọng của người dân về cuộc sống và con cái … - Tranh Tiến tài : cầu mong tiền tài, của cải và vật chất đầy nhà. - Tranh Vinh hoa : cầu mong cho con cái khoẻ mạnh, bụ bẫm như em bé trong tranh.

File đính kèm:

  • docSKKN mon Mi thuat.doc
Giáo án liên quan