Tuần 4 Tiết 8 Môn : Tập đọc Tre Việt Nam

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với nội dung cảm xúc (ca ngợi cây tre Việt Nam) và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ.

 2. Hiểu ý nghĩa của bài : Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tựơng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.

 3. Học thuộc lòng bài thơ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4866 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 4 Tiết 8 Môn : Tập đọc Tre Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200 Tuần 4 Tiết 8 Môn : Tập đọc TRE VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với nội dung cảm xúc (ca ngợi cây tre Việt Nam) và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ. 2. Hiểu ý nghĩa của bài : Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tựơng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn nội dung câu, khổ thơ cần hướng dẫn HS đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc truyện Một người chính trực và trả lời câu hỏi SGK -Một HS nêu ý nghĩa truyện - Nhận xét cho điểm HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: HS quan sát tranh SGK, GV giới thiệu bài HĐ Giáo viên Học sinh 1 luyện dọc 2 tìm hiểu bài 2 tìm hiểu bài 3 Luyện đọc diễn cảm Hướng dẫn luyện đọc : - Đọc từng đoạn thơ. - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm, cách đọc nếu HS mắc lỗi. Chú ý nghỉ hơi đúng ở một số chỗ để câu thơ thể hiện được đúng nghĩa. - Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. - Đọc theo cặp. - Gọi HS đọc lại bài. - GV đọc diễn cảm cả bài. : - GV yêu cầu Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài, trao đổi thảo luận trả lời lần lượt từng câu hỏi. + Câu hỏi 1: Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt nam? + Câu hỏi 2 : Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại? -Tre có đức tính như con người: Biết thương yêu, nhường nhịn, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế tre tạo nên luỹ nên thành, tạo nên sức mạnh, sự bất diệt. + Câu hỏi 3 : Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thằng? - Tre được tả trong bàithơ có tính cách như con người : ngay thẳng bất khuất. + Câu hỏi 4 : Tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích. Vì sao? + Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì? -Nêu ý nghĩa bài ? - Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm phù hợp với nội dung bài thơ. - GV đọc diễn cảm đoạn “ Nòi tre đâu chịu . . . tre mãi xanh màu tre xanh”. - Yêu cầu HS đọc diễn cảm. GV theo dõi, uốn nắn. - Thi đọc diễn cảm. * Hướng dẫn HS học thuộc lòng: - Gọi HS đọc lại bài thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ, cảø bài thơ. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ. + Đoạn 1 : Từ dầu đến có bờ tre xanh. + Đoạn 2 : Tiếp theo đến mà nên hỡi người. + Đoạn 3 : Tiếp theo đến có gì lạ đâu. + Đoạn 4 : Phần còn lại - Sửa lỗi phát âm cách đọc theo hướng dẫn của GV. Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS luyệïn đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. - Theo dõi GV đọc bài. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. + Tre xanh / xanh tự bao giờ? / chuyện ngày xưa . . . đã có bờ tre xanh – Tre có từ rất lấu, từ bao giờ cũng không ai biết. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa. + Khi bão bùng, tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm. / Thương nhau, tre chẳng ở riêng mà mọc thành luỹ. / Tre giàu đức hy sinh, nhường nhịn : lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo cộc, tre nhường cho con. - HS theo dõi và ghi nhớ. + Tre già thân gãy cành rơi vẫn truyền cái gốc cho con. / măng luôn luôn mọc thẳng : Nòi tre đâu chịu mọc cong. Búp măng non đã mang dáng thẳng thân tròn của tre. - HS theo dõi và ghi nhớ. - Có manh áo cộc, tre nhường cho con : cái mo tre màu nâu, bao quanh cây măng mới mọc như chiếc áo mà tre nhường cho con. - Nòi tre đâu chịu mọc cong ; chưa lên đã mọc như chông lạ thường : Măng khoẻ khoắn, ngay thẳng, khảng khoái, không chịu mọc cong. + bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ, thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ – tre già măng mọc. -Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam, qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: giàu lòng thương yêu , ngay thẳng, chính trực. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, theo sự hướng dẫn của GV. - Cả lớp theo dõi. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - HS nhẩm thuộc lòng bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng theo hướng dẫn của GV. 4 Củng cố, dặn dò: - Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? . - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài: Những hạt thóc giống. - Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • doctiet 8 TD-N.doc
Giáo án liên quan