Tuần: 31 Tiết: 62 Bài: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất

I. MỤC TIÊU:

- Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

* So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng , Mặt Trời lớn hơn Trái đất nhiều lần.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Các hình trong SGK trang 118, 119. Bảng phụ.

- Quả địa cầu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần: 31 Tiết: 62 Bài: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 31 Tiết: 62 BÀI: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT NS: 12 / 4 / 11 NG: 15 / 4 / 11 I. MỤC TIÊU: - Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. * So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng , Mặt Trời lớn hơn Trái đất nhiều lần. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Các hình trong SGK trang 118, 119. Bảng phụ. - Quả địa cầu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 2/ Bài cũ: - Em hiểu như thế nào là hệ mặt trời? 3/ Bài mới: a. Hoạt động 1: : Quan sát tranh theo cặp MT: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời với bạn theo các gợi ý sau : + Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. + Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái đất ( Cùng chiều hay ngược chiều). + Nhận xét độ lớn của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Bước 2 : - GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp. - GV bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của HS. * KL: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. b. Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất MT : - Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. - Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất Bước 1 : - GV giảng : Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. - Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ? - GV mở rộng cho HS biết : Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ. Bước 2 : - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. KL: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất. c. Hoạt động 3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất. MT: - Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh T Đ. - Tạo hứng thú học tập. * GV chia nhóm và xác định vị trí làm việc của từng nhóm. - Gọi vài hs lên biểu diễn trước lớp. - Giảng: Trên Mặt trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là một nơi tĩnh lặng. 4/Trắc nghiệm : Mặt Trăng là: A. Vệ tinh của Trái Đất. B. Vệ tinh của Mặt Trời. C. Hành tinh của Trái Đất. D. Hành tinh của Mặt Trời. 5/ Dặn dò : HS về nhà học thuộc bài. - Trong hệ mặt trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh mặt trời và cùng với mặt trời tạo thành hệ mặt trời. HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời theo nhóm đôi. - Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp. - HS nhắc lại . - Vì Mặt trăng chuyển động quay trái đất. - HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất vào vở của mình. - Hai HS ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau. - Thực hành chơi trò chơi theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi sao cho từng HS trong nhóm đều được đóng vai Mặt Trăng và đi vòng quanh Trái Đất và tự quay quanh mình theo chiều quay của Trái Đất. - Vài hs biểu diễn trước lớp. - Chọn ý A. - Cả lớp.

File đính kèm:

  • docTiết 62 Mặt trăng là vệ tinh của T Đ.doc
Giáo án liên quan