I. MỤC TIÊU:
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Biết được cấu tạo của quả Địa cầu.
* Quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các hình trong SGK trang 112, 113.
- Quả địa cầu.
- 2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi : cực Bắc, cực Nam, Bắc b.cầu, Nam b.cầu, xích đạo.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần: 30 Tiết: 59 Bài: Trái Đất, quả địa cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 30
Tiết: 59
BÀI: TRÁI ĐẤT, QUẢ ĐỊA CẦU
NS: 03 / 4 / 11
NG: 06 / 4 / 11
I. MỤC TIÊU:
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Biết được cấu tạo của quả Địa cầu.
* Quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các hình trong SGK trang 112, 113.
- Quả địa cầu.
- 2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi : cực Bắc, cực Nam, Bắc b.cầu, Nam b.cầu, xích đạo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2/ Bài cũ: - Nêu vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên trái đất?
- Nêu ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt?
3/ Bài mới:
a. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
MT: Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian.
Bước 1: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 112.
- GV nói : Quan sát hình 1,em thấy Trái Đất có hình gì ?
- GV nói: TĐ có hình cầu hơi dẹt ở 2 đầu.
Bước 2:
- GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất và phân biệt cho các em các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- GV chỉ cho HS biết vị trí nước VN trên quả địa cầu để HS hình dung trái đất chúng ta đang ở rất lớn.
* Kết luận: Trái đất rất lớn và có hình dạng hình cầu.
b. Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm
MT: Biết chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả đạ cầu.
- Biết tác dụng của quả địa cầu.
Bước 1: - GV chia nhóm.
Bước 2: - HS trong nhóm chỉ cho nhau nghe.
Bước 3: - GV gọi đại diện lên chỉ quả địa cầu theo y/c của GV.
- GV cho HS nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu và giới thiệu sơ lược về sự thể hiện màu sắc.
* Kết luận: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt trái đất.
c. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “Gắn chữ vào sơ đồ câm”
MT : Giúp chi HS nắm chắc vị trí của cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- GV treo 2 hình phóng to như hình 2 (nhưng không có chú giải) lên bảng.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 HS.
- GV phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa (mỗi HS trong nhóm 1 tấm bìa)
4.Trắc nghiệm: Trái đất có dạng
A. Hình tròn. C. Hình cầu.
B. Hình vuông. D. Hình chữ nhật.
5. Dặn dò: - Về nhà thực hiện như bài học.
- Nhờ có ánh sáng và nhiệt của mặt trời mà cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh.
- HS nêu
- HS quan sát hình 1 trong SGK trang 112.
- HS trả lời : hình tròn, quả bóng, hình cầu.
- HS quan sát quả địa cầu và nghe giới thiệu.
- Vài em lặp lại
- HS trong nhóm quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình: Cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- HS chỉ nói cho nhau nghe: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- HS đặt quả địa cầu trên bàn và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn.
- Đại diện các nhóm lên chỉ quả địa cầu.
- HS lắng nghe và quan sát để thấy rằng bề mặt trái đất không bằng phẳng.
- 2- 3 em lặp lại
- Hai nhóm HS chơi theo hướng dẫn của GV.
Các HS khác quan sát và theo dõi hai nhóm chơi.
- Chọn ý C
- Cả lớp.
File đính kèm:
- Tiết 59 Trái đất, quả địa cầu.doc