I - MỤC TIÊU.
Giúp HS:
- Nhận biết được các số có 5 chữ số.
- Nắm được cấu tạo thập phân của các số có 5 chữ số có các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Biết đọc, viết các số có 5 chữ số.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Phấn màu
Các thẻ ghi số, bảng phụ ghi bài tập 2
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 28 - Toán: Các số có 5 chữ số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2008/2009
Họ và tên : Đỗ Thị Liên - 34 tuổi
Dạy lớp: 3
Trường Tiểu học Lâm Thao - Lương Tài - Bắc Ninh
__________________________________
Tuần 28
Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
Toán
Các số có 5 chữ số
I - Mục tiêu.
Giúp HS:
- Nhận biết được các số có 5 chữ số.
- Nắm được cấu tạo thập phân của các số có 5 chữ số có các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Biết đọc, viết các số có 5 chữ số.
II - Đồ dùng dạy học.
Phấn màu
Các thẻ ghi số, bảng phụ ghi bài tập 2
Iii - Các hoạt động dạy học
A - Kiểm tra bài cũ
- GV ghi bảng: 2316
Gọi 2 học sinh đọc ( Hai nghìn ba trăm mười sáu)
Hỏi: Số 2316 có mấy chữ số? Số gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
Chữ số 2 chỉ gì? ở hàng nào?
- HS trả lời - GV nhận xét kết luận
- GV ghi bảng: 10 000
Gọi học sinh đọc ( mười nghìn hay 1 vạn hay 1 chục nghìn)
Số 10000 có mấy chữ số? Số có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Học sinh trả lời - Gọi học sinh nhận xét - GV nhận xét cho điểm
- GV nhận xét chung phần kiểm tra.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
Các em ạ số 10 000 ( chỉ vào số) còn gọi là một chục nghìn đây là số có năm chữ số nhỏ nhất. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cùng tìm hiểu về số có 5 chữ số.
Các em hãy mở bộ đồ dùng để trước mặt - GV ghi tên bài lên bảng.
2. Giới thiệu số 42 ; 16
- GV ghi bảng tên các hàng - 2 học sinh đọc hàng
Các em cho cô biết có hàng nào mới so với số có 4 chữ số mà các em đã học?
- HS trả lời: Hàng chục nghìn
- GV: Giờ học hôm nay cô giới thiệu thêm về hàng chục nghìn ở số có 5 chữ số lớn hơn hàng nghìn.
* Yêu cầu HS lấy 6 thẻ mỗi thẻ có ghi số 1 đơn vị xếp thành cột dọc bên tay phải các em. Các em kiểm tra xem lấy đủ chưa? - GV lấy và gắn bảng
* Yêu cầu lấy tiếp cho cô 1 thẻ có ghi số 1 chục để vào bên trái cột vừa xếp. Gọi 1 HS lên bảng làm
* Yêu cầu HS lấy tiếp cho cô 3 thẻ mỗi thẻ ghi số 1 trăm và xếp vào bên trái cột vừa xếp. Mời 1 HS lên lấy và gắn bảng
* Yêu cầu 1 HS lên lấy cho cô 2 thẻ mỗi thẻ ghi số 1000 và gắn bảng.
ở dưới lớp các em lấy và làm tương tự như trên cho cô.
* Yêu cầu HS lấy tiếp cho cô 4 thẻ, mỗi thẻ ghi số 1 chục nghìn sau đó kiểm tra xem mình đã lấy đúng và đủ chưa?
Trên bảng GV cũng lấy 4 thẻ mỗi thẻ ghi số 1 chục nghìn.
Các em hãy đếm và cho cô biết có mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, và mấy đơn vị?
Cô mời 1 bạn lên bảng đếm và viết vào bảng số. ở dưới các em làm nháp cho cô.
- Hỏi HS làm bảng: Dựa vào đâu mà em viết được ( GV chỉ số 4, số 6) - HS trả lời.
ở dưới lớp đọc kết quả ( 4 chục nghìn, 2 nghìn,3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị.)
Các em hãy cho cô biết các chữ số ở hàng nào (GV chỉ lần lượt từ số 4 đến số 6)
Chữ số 4 ở hàng chục nghìn, chữ số 2 ở hàng ng hìn, chữ số 3 ở hàng trăm, chữ số 1 ở hàng chục, chữ số 6 ở hàng đơn vị.
Dựa vào cách viết số có 4 chữ số đã học các em hãy viết nháp cho cô số có 5 chữ số gồm 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị.
Cô mời 1 bạn lên bảng viết
- Hỏi HS viết bảng: Khi viết số này em viết như thế nào? - HS trả lời.
- GV hỏi: Số 3 ở hàng nào, số 6 ở hàng nào ? ( Số 3 ở hàng trăm, số 6 ở hàng đơn vị)
HS nhận xét - Ai viết giống bạn.
- GVKL: Đây chính là cách viết số có 5 chữ số. Khi viết ta viết từ trái sang phải, viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp (lần lượt từ hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng cuối cùng là hàng đơn vị).
Cô viết lại số bạn vừa viết : 42 316
- GV: Các em lưu ý khi viết số có 5 chữ số trở lên ta viết tách lớp nghìn và lớp đơn vị một chút. Trong phép tính thì không viết tách ra. ( GV chỉ bảng số vừa viết)
Bạn nào có thể đọc số này? (Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.)
- HS đọc - GVKL ghi bảng - Gọi HS khác đọc
- GV: Khi đọc số em đọc từ đâu đến đâu? ( Đọc từ trái sang phải)
* GV ghi bảng cặp số 2316 - 42 316
GV cho học sinh đọc 2316- 42316
Đọc 2 số này có gì giống và khác nhau?
Giống nhau: Cách đọc từ hàng trăm đến hết.
Khác nhau: Cách đọc ở hàng phần nghìn số 42 316 có bốn mươi hai nghìn; số 2316 chỉ có hai nghìn.
- GV: Khi đọc số có 5 chữ số có thêm hàng chục nghìn đọc liền với hàng nghìn.
GV ghi bảng 1 vài số khác - Gọi HS đọc - HS nhận xét
VD: 3781- 23 781 6874 - 56 874
Khi đọc, viết số có 5 chữ số em đọc viết từ đâu đến đâu?
( Em đọc, viết từ hàng chục nghìn đến hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng cuối cùng là hàng đơn vị)
3. Luyện tập
Các em đã nắm được cách đọc viết số có 5 chữ số. Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các em làm bài tập. Các em hãy mở VBT trang 51.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu
Bài yêu cầu viết theo mẫu - Viết và đọc số
Nhìn vào mẫu em hiểu mẫu thế nào? - HS trả lời - GV kết luận
Tương tự các em làm phần b
Viết số: 24 312 Đọc số: Hai mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
HS làm bài vào VBT, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV hỏi: số 24312 có bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị? (Số 24312 có 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 2 đơn vị).
- Kiểm tra vở của một số HS.
Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
(Bài tập yêu cầu chúng ta đọc số và viết số).
- Hãy đọc số có 6 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 5 chục, 2 đơn vị. (Viết: 68352 và Đọc: Sáu mươi tám nghìn ba trăm năm mươi hai).
- Yêu cầu HS làm tiếp bài tập2.
Hàng
Viết số
Đọc số
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn
vị
6
8
3
5
2
68 352
Sáu mươi tám nghìn ba trăm năm mươi hai.
2
7
9
8
3
27 983
Hia mươi bảy nghìn chín trăm tám mươi ba.
8
5
4
2
0
85 420
Tám mươi lăm nghìn bốn trăm hai mươi.
1
4
7
2
5
14 725
Mười bốn nghìn bảy trăm hai mươi lăm.
1 HS lên bảng làm bài - HS cả lớp làm bài vào VBT.
HS nêu cách viết và đọc số - HS khác nhận xét
GV hỏi một số chữ số học sinh vừa viết - Nhận xét
Củng cố bài tập 2
Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 4 - Viết số theo hàng
Học sinh đọc mẫu - GV ghi bảng:
a) Số 34725 gồm 3 chục nghìn, 4 nghìn, 7 trăm, 2 chục, 5 đơn vị.
- GV: Bài yêu cầu viết giá trị số theo hàng. Đọc số gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
Tương tự các em suy nghĩ làm phần còn lại.
Gọi học sinh trình bày bài - Nhận xét.
b) Số 43 617 gồm 4 chục nghìn, 3 nghìn, 6 trăm, 1 chục, 7 đơn vị.
c) Số 27 513 gồm 2 chục nghìn, 7 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
d) Số 8732 gồm 8 nghìn, 7 trăm, 3 chục, 2 đơn vị.
- GV nhận xét và cho điểm HS. Gọi học sinh trình bày bài - Nhận xét
Hỏi: Em hãy nêu giá trị của chữ số 3 ở mỗi số?
(Phần a số 3 có giá trị 3 chục nghìn; Phần b số 3 có giá trị 3 nghìn; phần c số 3 có giá trị 3 đơn vị; Phần d số 3 có giá trị 3 chục).
GVKL: Cùng một chữ số nhưng khi nó đứng ở các hàng khác nhau htì có giá trị khác nhau.
Qua bài tập 4 các em cần nắm chắc dựa vào số viết giá trị của từng hàng. Khi viết chú ý viết từ hàng cao đến hàng thấp.
BT3: HS nêu yêu cầu
GV : Dựa vào quy luật dãy số các em điền tiếp số vào chỗ chấm, về nhà các em làm bài tập này cho cô .
4.Củng cố:
Nêu cách đọc, viết số có 5 chữ số - HS trả lời
GVKL bài học
Dặn về nhà làm bài tập 3.
File đính kèm:
- Toan 3 Cac so co 5 chu so.doc