I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của 1 số động vật.
- Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
- Vẽ và tô mầu 1 con vật ưa thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ SGK trang 94, 95. Sưu tầm các ảnh động vật khác nhau.
- Sưu tầm các ảnh động vật khác nhau.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 25: Tự nhiên và Xã hội: Động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25:
Tự nhiên và Xã hội: Lớp 3
ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của 1 số động vật.
- Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
- Vẽ và tô mầu 1 con vật ưa thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ SGK trang 94, 95. Sưu tầm các ảnh động vật khác nhau.
- Sưu tầm các ảnh động vật khác nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
Nêu chức năng và ích lợi của 1 số quả?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm.
a-Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm giống nhau, sự khác nhau của 1 số động vật. Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu: Quan sát hình trang 94, 95, kết hợp tranh mang đến thảo luận:
- Nhận xét về hình dạng, kích thước của các động vật ?
- Chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật?
Bước 2: Làm việc cả lớp:
*Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn...khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm 3 phần: đầu, mình,cơ quan di chuyển.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
a. Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu 1 con vật mà em yêu thích.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Vẽ và tô màu:
- Vẽ 1 con vật mà em yêu thích?
Bước 2: Trưng bày.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Trò chơi: Đố bạn con gì?
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
- Hát.
- Vài HS.
- Lắng nghe.
- Thảo luận.
- Đại diện báo cáo KQ.
Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dang, độ lớn...khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm 3 phần: đầu, mình, cơ quan di chuyển.
- Thực hành vẽ.
-HS trưng bày tranh của mình.
- HS chơi trò chơi.
Tự nhiên xã hội: Lớp 3
CÔN TRÙNG
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh biết:
- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
- Kể tên được 1 số côn trùng có ích lợi và 1 số côn trùng có hại đối với con người.
- Nêu 1 số cách tiêu diệt những côn trùng có hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ SGK trang 96, 97.
- Sưu tầm các ảnh côn trùng và thông tin về việc nuôi 1 số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
Nêu đặc điểm giống và khác nhau của 1 số động vật?
3. Bài mới:
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Chỉ và nói đúnh têncác bộ phận cơ thể của các côn trùng quan sát được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu: Quan sát hình trang 96, 97, kết hợp tranh mang đến thảo luận:
- Chỉ đâu là đầu, ngực, chân, cánh của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?
- Bên trong cơ thể của chúng có chân hay không?
Bước2: Làm việc cả lớp:
*Kết luận: Côn trùng, ( sâu bọ) là những loại động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các côn trùng đều có cánh.
Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh sưu tầm được.
a. Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu 1 con vật mà em yêu thích.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Phân loại côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: Có ích, có hại, không ảnh hưởng gì đến con người.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Trò chơi: Diệt con vật có hại.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
- Hát
- Vài HS.
- Lắng nghe.
- Thảo luận.
- Đại diện báo cáo kết quả.
Côn trùng, ( sâu bọ) là những loại động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các côn trùng đều có cánh.
- Các nhóm phân loại các con vật sưu tầm được theo 3 nhóm.
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của mình.
- HS chơi trò chơi.
File đính kèm:
- Tuan 25.doc