Tuần: 22 Môn: Luyện từ và câu Bài dạy: Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi

I/ Mục tiêu:

- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học ( BT1)

- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT 2 a/b/c hoặc a/b/d

- Biết dùng đúng dấu phẩy, dấu chấm hỏi trong bài (BT3)

- Làm các bài tập trong VBT.

- Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở.

 

docx3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần: 22 Môn: Luyện từ và câu Bài dạy: Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG LẦN III NĂM HỌC 2011 - 2012 TUẦN : 22 Ngày soạn: 10/02/2012 MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ngày dạy: 14/02/2012 BÀI DẠY : TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO. DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, CHẤM HỎI. I/ Mục tiêu: - Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học ( BT1) - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT 2 a/b/c hoặc a/b/d - Biết dùng đúng dấu phẩy, dấu chấm hỏi trong bài (BT3) - Làm các bài tập trong VBT. - Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ viết BT1, BT2, BT3. Bảng nhóm cho học sinh, phiếu học tập. * HS: Xem trước bài học, VBT. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: ( 4 phút) Nhân hóa. Cách đặt và trả lời câu hỏi “ Ở đâu”. HS1: Đọc bài thơ “ Ông trời bật lửa” và TLCH” Trong câu “ Xuống đi nào, mưa ơi!”, tác giả nói với mưa thân mật như thế nào? Trả lời: Tác giả nói với mưa thân mật như với một người bạn. HS 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Ở đâu?” - Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Trả Lời: - Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. - Gv nhận xét bài cũ. Bài mới: . Giới thiệu bài:Trong tiết học hôm nay các em sẽ học mở rộng vốn từ gắn với chủ điểm “ Sáng tạo”, sau đó sẽ làm bài tập ôn luyện cách sử dụng các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi. ( 1 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ * Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ tri thức và từ chỉ hoạt động của trí thức. (15 phút) - Mục tiêu: Hs Tìm từ ngữ chỉ tri thức và từ chỉ hoạt động của trí thức. Bài tập 1: Dựa và những bài tập tập đọc và chính tả đã học học ở các tuần 21, 22 em hãy tìm các từ ngữ: a) Chỉ tri thức. M: Bác sĩ b) Chỉ hoạt động của trí thức. M: Nghiên cứu - Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv nhắc Hs dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã đọc và sẽ học ở các tuần 21, 22 để tìm những từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức. - Gv phát bảng nhóm cho từng nhóm Hs. Các nhóm làm bài. - Sau đó đại diện các nhóm đính nhanh bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả. - Gv nhận xét, chốt lại: Chỉ trí thức Chỉ hoạt động của trí thức Tiến sĩ Đọc sách, học, mày mò q.sát Cô giáo, thầy giáo Dạy học Nhà bác học,nhà thông thái Nghiên cứu khoa học Kĩ sư Thiết kế nhà cửa, cầu cống Bác sĩ, dược sĩ Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh Nhà văn, nhà thơ Sáng tác * Hoạt động 2: ( 18 phút) Đặt dấu câu - Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách đặt dấu phẩy. Cách tiến hành: . Bài tập 2: Em hãy đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau? a/ Ở nhà em thường giúp bà xâu kim. b/ Trong lớp Liên luôn chăm chú nghe giảng. c/ Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. - Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài và 3 câu văn còn thiếu dấu phẩy. _ GV hướng dẫn HS làm bài. - Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân vào phiếu học tập.. - Gv mời 3 Hs lên bảng làm - GV chấm 1 số phiếu học tập. - Gv nhận xét, chốt lại. a/ Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim. b/ Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng. c/ Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. Gọi 3 HS đọc lại 3 câu văn, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp. HS khá giỏi: d/ Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít. . Bài tập 3: Bạn Hoa tập điền dấu câu vào ô trống trong truyện vui dưới đây. Chẳng hiểu vì sao bạn ấy điền toàn dấu chấm. Theo em, dấu chấm nào dùng đúng, dấu chấm nào dùng sai?Hãy sửa lại những chỗ sai. Điện - Anh ơi . người ta làm ra điện để làm gì . - Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến . - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài . - Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân vào vở. - GV chấm 1 số vở. Mời 1 Hs lên bảng sửa bài viết của bạn Hoa. Sau đó đọc kết quả. - Gv nhận xét, chốt lại: + Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì? + Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến. -Gọi vài HS đọc truyện vui sau khi đã sửa đúng dấu câu. -GV: Truyện này gây cười ở chỗ nào? GV giải thích: Con người làm ra điện trước, sau mới phát minh ra vô tuyến. Phải có điện thì vô tuyến mới hoạt động. *GV: Ngày nay, điện phục vụ nhu cầu con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hàng ngày chúng ta đều sử dụng điện trong sinh hoạt. Chúng ta sử dụng phải có kế hoạch, phải tiết kiệm. PP: Thảo luận, giảng giải, thực hành. Hs đọc YC của đề bài. Hs lắng nghe. Hs làm bài theo nhóm. Đại diện các nhóm lên đính kết quả. Hs cả lớp nhận xét. Hs chữa bài đúng vào VBT. PP: Thảo luận, thực hành. Hs đọc YC của đề bài. HS lắng nghe Hs cả lớp làm bài cá nhân. 3 Hs lên bảng làm. Hs lắng nghe Hs chữa bài đúng vào VBT. 3 HS đọc lại. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs làm bài cá nhân vào VBT. 1 hs lên bảng làm bài Hs chữa bài vào VBT. HS đọc -Không có điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến. 4.Củng cố (1 phút) Khi viết cuối câu hỏi ta phải dùng dấu gì ? (Chấm hoiû). Khi viết cuối câu kể ta dùng dấu gì ? ( Dấu chấm). 5. Dặn dò. Về tập làm lại bài: (1 phút) Chuẩn bị : Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ Như thế nào?”. Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docxDAU PHAY DAU CHAM.docx
Giáo án liên quan