I/ Mục tiêu:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1).
- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2).
- Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? Thế nào? (BT3).
- Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV:. Bảng phụ viết BT1.
Bảng lớp viết BT2.
* HS: Xem trước bài học, VBT.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần: 14 Tiết: 14 - Luyện từ và câu: Ôn về từ chỉ đặt điểm. Ôn tập câu ai thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần:14 Tiết: 14
Ngày:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶT ĐIỂM.
ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO?
I/ Mục tiêu:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (BT1).
- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2).
- Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? Thế nào? (BT3)..
- Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV:. Bảng phụ viết BT1.
Bảng lớp viết BT2.
* HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Gv 1 Hs làm bài tập 2. Và 1 Hs làm bài 3.
- Gv nhận xét bài cũ.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài + ghi tựa.
4/Phát triển các hoạt động.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
* Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết làm bài đúng.
. Bài tập 1:
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv gọi một Hs đọc lại vài thơ “ Vẽ quê hương”.
- Gv hỏi:
+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì?
- Gv gạch dưới các từ xanh.
- Gv hỏi: Sóng máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì?
- GV gạch dưới từ: xanh mát.
- Cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng thi làm bài nhanh.
- Gv mời 1 Hs đúng lên nhắc lại từ chi đặc điểm từng sự vật.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
Các từ : xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông máng, trời mây, mùa thu.
. Bài tập 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hướng dẫn Hs cách làm bài: Phải đọc lần lượt từng dòng, từng câu thơ, tìm xem trong mỗi dòng, mẫi câu thơ, tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về những đặc điểm gì?
- Gv mời 1 Hs đọc câu a:
- Gv hỏi: Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau?
+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì?
- Tương tự Gv yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- GV mời 2 Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Sự vật A SS về đặc điểm gì? Sự vật B.
a) Tiếng suối trong tiếng hát.
b) Ông hiền hạt gạo.
Bàø hiền suối trong.
c) Giọt nước vàng mật ong.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết đặt dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong đoạn văn.
. Bài tập 3:
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm.
- Gv yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Gv nhận xét chốt lới giải đúng.
Ai (cái gì, con gì) thế nào?
Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm.
Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.
Chợ hoa đông mịt người.
PP:Trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành.
HT: Cá nhân
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs đọc bài thơ Vẽ quê hương.
Hs lắng nghe.
Có đặc điểm chung là: xanh.
Xanh mát.
Cả lớp làm vào VBT.
2 Hs lên bảng thi làm bài.
Hs nhận xét.
Hs đứng lên phát biểu.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs lắng nghe.
Hs đọc câu a).
So sánh tiếng suối với tiếng hát.
Đặc điểm trong : Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Hs làm bài vào VBT.
Hai Hs lên bảng làm bài.
Hs chữa bài vào VBT.
PP: Thảo luận, thực hành.
HT: Cá nhân, nhóm
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài vào VBT.
5/Tổng kết – dặn dò.
-Chuẩn bị : Ôn từ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh.
-Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Luyentuvacau_tuan14_Ontap.doc