I. Mục tiêu : Học xong bài này HS đạt :
-Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh vẽ cơ quan vận động (cơ – xương)
- HS : SGK ,VBT
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 1 Môn: tự nhiên và xã hội Bài: cơ quan vận động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 1
Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
Ngày dạy :
Lớp Hai /
*************************
I. Mục tiêu : Học xong bài này HS đạt :
-Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh vẽ cơ quan vận động (cơ – xương)
HS : SGK ,VBT
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v Hoạt động 1: nhận biết được các bộ phận cử động của cơ thể.
-Yêu cầu 1 HS thực hiện động tác “lườn”, “vặn mình”, “lưng bụng”.
-GV hỏi: Bộ phận nào của cơ thể bạn cử động nhiều nhất?
- Chốt lại và tuyên dương
Lưu ý : khi thực hiện các động tác phải đúng kĩ thuật theo tranh
v Hoạt động 2: HS biết xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể. HS nêu được vai trò của cơ và xương.
-Bước 1: Sờ nắn để biết lớp da và xương thịt.
-GV yêu càu HS sờ vào cơ thể: cơ thể ta được bao bọc bởi lớp gì?
-GV hướng dẫn HS thực hành: sờ nắn bàn tay, cổ tay, ngón tay của mình: dưới lớp da của cơ thể là gì?
-GV yêu cầu HS quan sát tranh 5, 6/ trang 5.
-Tranh 5, 6 vẽ gì?
-Yêu cầu nhóm trình bày lại phần quan sát.
*-Bước 2: Cử động để biết sự phối hợp của xương và cơ.
-GV tổ chức HS cử động: ngón tay, cổ –
- Theo em nhờ vào đâu mà cơ thể ta cử động được ?
- Chốt lại và giảng thêm để HS nắm
-GV đính kiến thức.
Lưu ý : cơ bao bọc lấy xương, nêu tên và chỉ đúng vị trí của các bộ phận chính của cơ quan vận động
v Hoạt động 3: cách chăm sóc và bảo vệ cơ quan vận động
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi, phổ biến luật chơi.
-GV chốt ý: Muốn cơ quan vận động khỏe, ta cần năng tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ săn chắc, xương cứng cáp. Cơ quan vận động khỏe chúng ta nhanh nhẹn.
Lưu ý : ngoài việc ăn uống đủ chất ,tập htể dục thường xuyên để bảo vệ cơ quan vận động ta không nên chơi các trò nguy hiểm ,trèo cây ,
. Củng cố – Dặn dò)
Cơ quan vận động gồm các bộ phận nào
- Đánh giá chung và gọi HS nêu việc về nhà
HTTC : Cả lớp
- HS thực hành trên lớp.
- Lớp quan sát và nhận xét.
- HS nêu: Bộ phận cử động nhiều nhất là đầu, mình, tay, chân.
HTTC : Nhóm đôi
- Nhóm đôi thực hiện sờ và nêu kết quả : - - Cơ thể ta được bao bọc bởi lớp da
- Các nhóm quan sát cách sờ nắn bàn tay cổ tay, ngón tay và thực hành sờ nắn
- Cả lớp quan sát tranh 5, 6 trang5
- Đại diện nhóm trình bày dưới da là thịt và trong thịt là xương
- Cá nhân lần lượt cử động
-HS nêu nhờ vào cơ và xương
- Cá nhân lần lượt nhắc lạ: Qua cử động ngón tay, cổ tay phần cơ thịt mềm mại, co giãn nhịp nhàng đã phối hợp giúp xương cử động được.
-Nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng của cơ và xương mà cơ thể cử động.
-Xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể
- Cả lớp nhắc lại
HTTC : Trò chơi tiếp sức
Chia …. nhóm thi nhau thực hiện trò chơi .
Mỗi nhóm đính các thẻ từ việc nên làm để chăm sóc , bảo vệ cơ quan vận động
- Nhắc lại
- HS nêu.
HS trả lời : Cơ và xương
-Nhận xét tiết học .
-xem lại bài và xem trước bài “ Bộ xương”
Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên
File đính kèm:
- TNXH - Lớp 2 - Tuần 1.doc