A. MỤC TIÊU:
Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể ( Nêu được VD sự phối hợp cử động của cơ và xương. Nêu tên và chỉ được các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh).
B. CHUẨN BỊ: Tranh Sgk
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tuần 1 Kế hoạch bài học Bài: cơ quan vận động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứtư ngày 13.tháng 8.năm 2009.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài: Cơ quan vận động.
A. MỤC TIÊU: Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.
Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể ( Nêu được VD sự phối hợp cử động của cơ và xương. Nêu tên và chỉ được các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh).
B. CHUẨN BỊ: Tranh Sgk
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được tại sao các em có thể múa, nhún chân, vẫy tay, xòe cánh như con công múa . Đó là bài : Cơ quan vận động.
- GV ghi tựa bài lên bảng
2/ Giảng bài mới
* Hoạt động 1: Làm một số cử động
Làm việc theo cặp.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK/4 và làm 1 số động tác như bạn nhỏ trong sách đã làm.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- Học sinh quan sát tranh và thực hiện các động tác như trong hình vẽ theo nhóm: giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình.
+ (Cả lớp đứng tại chỗ).
+ Cả lớp đứng tại chỗ, cùng làm động tác theo lời hô của lớp trưởng.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện.
+ Giáo viên hỏi: Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động?
* Kết luận: Để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, chân, tay phải cử động.
* Hoạt động 2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động
+ Học sinh nêu được vai trò của xương và cơ.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hành.
+ Học sinh tự nắn bàn tay, cổ tay cánh tay của mình.
+ Dưới lớp da của cơ thể có gì?
+ Có xương và bắp thịt (cơ).
+ Cho học sinh thực hành cử động.
+ Học sinh cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ...
+ Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
+ Học sinh nêu.
* Kết luận: Nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh.
+ Học sinh quan sát tranh hình 5, 6 SGK/5.
+ Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể?
+ Học sinh chỉ và nêu.
* Kết luận: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Vật tay”
+ Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
+ Học sinh theo dõi.
+ Giáo viên nói: Chuẩn bị.
+ Giáo viên hô: Bắt đầu.
+ 2 cánh tay của từng đôi vật để sẵn sàng lên mặt bàn.
+ 2 bạn cùng dùng sức ở tay mình cố gắng kéo thẳng cánh tay của đối phương.Tay ai kéo thẳng được tay bạn
sẽ là người thắng cuộc.
+ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh xung phong chơi mẫu.
+ 2 học sinh thực hiện.
+ Giáo viên tổ chức cho cả lớp cùng chơi theo nhóm 3 người, 2 bạn chơi và 1 bạn làm trọng tài.
+ Cả lớp cùng thực hiện.
+ Kết thúc cuộc chơi, các trọng tài nêu tên các bạn thắng cuộc.
* Kết luận:
+ Cả lớp hoan hô.
D.CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Giáo viên cho học sinh làm BT1, 2 trong VBT/1.
- Học sinh thực hiện.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- VN: Xem lại bài.
@ DUYỆT :
………………………………………………………………………………………………………………………………
TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG
File đính kèm:
- TUAN 1.doc