Tự nhiên xã hội - Tiết 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?

I. Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh có thể:

- Nêu được những việc cần làmđể xương và cơ phát triển tốt.

- Giải thích tại sao không nên mang vác vật nặng.

- Biết nhấc (nặng) một vật đúng cách.

- Học sinh có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh trong SGK phóng to.

- Học sinh: SGK, VBT.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự nhiên xã hội - Tiết 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội - Tiết 4 Ngày soạn: Giáo viên: Võ Thị Tài Ngày dạy: LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN TỐT? I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể: Nêu được những việc cần làmđể xương và cơ phát triển tốt. Giải thích tại sao không nên mang vác vật nặng. Biết nhấc (nặng) một vật đúng cách. Học sinh có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh trong SGK phóng to. Học sinh: SGK, VBT. III. Các hoạt động (35’): 1. Khởi động (1’): Hát 2. Bài cũ 5’: Hệ cơ 3 học sinh đọc ghi nhớ và chỉ ra được 1 số hệ cơ. Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Giới thiệu bài (1’): Hôm nay, các em học bài: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt? 4. Phát triển các hoạt động (30’): * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm gì để cơ và xương phát triển tốt + Mục tiêu: Nêu được những việc làm để cơ và xương phát triển tốt và những việc không nên làm. + Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải. + ĐDDH: Tranh phóng to. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm đôi và thảo luận về nội dung của các hình 1, 2, 3, 4, 5/10, 11. - Học sinh thảo luận nhóm đôi và thảo luận về: + Học sinh 1: 1 học sinh đang ăn cơm, bữa cơm có đầy đủ thức ăn dinh dưỡng. + Học sinh 2: Vẽ hình bạn gái ngồi học sai tư thế. - Giáo viên cho đại diện 1 số cặp trình bày những gì các em đã thảo luận sau khi quan sát. + Học sinh 3: Vẽ 1 bạn đang bơi ở hồ bơi. + Học sinh 4, 5: Học sinh so sánh bạn nào xách vật nặng. Tại sao ta không nên xách vật nặng? - Giáo viên nhận xét và chốt ý từng hình. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm. - Học sinh thảo luận và ghi vào giấy rồi dán lên bảng. + Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt? - Học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, chốt ý và giáo dục học sinh các việc nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt -> liên hệ thực tế giáo dục học sinh biết là những việc nhẹ để giúp đỡ gia đình. * Hoạt động 2: Thực hành trò chơi “Nhấc một vật” + Mục tiêu: Học sinh biết được cách nhấc một vật sao cho hợp lý để không bị đau lưng và không bị cong vẹo cột sống. + Phương pháp: Thực hành, quan sát. + ĐDDH: Tranh trong SGK, chồng vở. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên làm mẫu cách nhấc một vật như hình 6 trong SGK/11 đồng thời phổ biến cách chơi. - Học sinh theo dõi. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện trò chơi. - 1 vài học sinh lên thực hiện. - Giáo viên nhận xét. - Lớp quan sát. - Học sinh nhận xét. - Giáo viên cho đại diện học sinh 2 dãy lên thi đua (mỗi dãy 5 học sinh). - Lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh làm đúng. 5. Tổng kết (3’): VN: Xem lại bài và thực hiện đúng các điều đã học. CBB: Cơ quan tiêu hóa. Giáo viên nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docLam gi de xuong va co phat trien tot.doc
Giáo án liên quan