I.Mục tiêu:
- Sau bài học, hs biết:
- Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
- Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 26, 27.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự nhiên xã hội: (Tiết 12 ). Đề bài: Cơ quan thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội : (Tiết 12 ).
Đề bài: CƠ QUAN THẦN KINH.
I.Mục tiêu:
- Sau bài học, hs biết:
- Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
- Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 26, 27.
III. Hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Hs
A.Bài cũ
(5 phút)
B.Bài mới
HĐ 1:
Quan sát, thảo luận nhóm đôi
(11 phút)
HĐ 2:
Thảo luận
(13 phút)
Củng cố bài:
(4 phút)
Nhận xét -dặn dò
(2 phút)
-Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
-Gv nêu câu hỏi:
+Tại sao chúng ta phải giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
+Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
+Nêu những việc không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
-Gv nhận xét.
-GT bài
-Mục tiêu: Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình.
-Tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo cặp.
-Gv hướng dẫn các nhóm quan sát sơ đồ ở hình 1,2 t 26, 27 và trả lời theo gợi ý:
+Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ?
+Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ?
+Cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống?
-Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Gv treo hình Cơ quan thần kinh (phóng to).
-Yêu cầu 1 cặp lên trình bày ( chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh ).
-Nói rõ đâu là não, tuỷ sống, các dây thần kinh?
-Sau đó, gv vừa chỉ vào hình vẽ, vưà giảng:
- Từ não và tuỷ sống, các dây thần kinh toả đi khắp nơi của cơ thể. từ các cơ quan bên trong ( tuần hoàn, hô hấp, bài tiết ) và các cơ quan bên ngoài ( mắt, mũi, tai, lưỡi, da ) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tuỷ sống và não
-Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm bộ não ( nằm trong hộp sọ ), tuỷ sống ( nằm trong cột sống ) và các dây thần kinh.
-Mục tiêu:
-Nêu được vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
-Tiến hành:
-Bước 1: Chơi trò chơi:
-Gv cho cả lớp cùng chơi trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh, nhạy bén.
-Ví dụ: trò chơi: “ Con thỏ ” .
-Kết thúc trò chơi, gv hỏi:
+ Các em đã sử dụng các giác quan nào để chơi?
-Bước 2: Thảo luận nhóm:
-Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục: “ Bạn cần biết”, trả lời:
+Não và tuỷ sống có vai trò gì?
+Kể 1 số giác quan trong cơ thể con người?
+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hay một trong những giác quan bị hỏng?
-Bước 3: Mời đại diện các nhóm trình bày.
Liên hệ: Em đã làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh?
-Kết luận: Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan.
-Hỏi:
+Cơ quan thần kinh gồm có các bộ phận nào?
+Não và tuỷ sống có vai trò gì?
+Nêu vai trò của các dây thần kinh?
-Nhận xét hs trả lời.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn hs học bài.
-Chuẩn bị bài sau: Hoạt động thần kinh.
-3 hs trả lời.
-Quan sát và thảo luận theo cặp.
-Não.
-Tuỷ sống.
-Hs tự chỉ não bộ, tuỷ sống trên cơ thể của mình hoặc của bạn.
-1 cặp hs lên bảng chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh?
-Hs quan sát hình vẽ và lắng nghe.
-Hs tham gia trò chơi.
-Mắt, tai…
-Đọc thầm mục : “Bạn cần biết ”
-Trả lời các câu hỏi
-Điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
-Mắt để nhìn, tai để nghe, lưỡi để
nếm…
-Rất nguy hiểm.
-Não bị hỏng, ta không học hành được…
-Đại diên các nhóm trình bày.
-Nhóm khác bổ sung.
-Hs tự trả lời.
-Hs trả lời.
File đính kèm:
- Tiet12.doc