PPDH là khái niệm cơ bản của lí luận dạy học, nhưng đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và thống nhất trong cách định nghĩa, phân loại cũng như xác định mô hình cấu trúc của PPDH.
Khái niệm PPDH có thể hiểu theo nghĩa rộng là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
PPDH là một khái niệm phức hợp, có nhiều bình diện, phương diện khác nhau. Có thể nêu ra một số đặc trưng của PPDH như sau: PPDH định hướng mục tiêu dạy học; PPDH là sự thống nhất của PP dạy và PP học; PPDH thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và giáo dục; PPDH là sự thống nhất của lôgíc nội dung dạy học và lôgíc tâm lí nhận thức; PPDH có mặt bên ngoài và mặt bên trong, mặt khách quan và mặt chủ quan; PPDH là sự thống nhất của cách thức hành động và phương tiện dạy học.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3838 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư liệu về phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định hướng cho việc lựa chọn các PPDH cụ thể. Các PPDH là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô hình hành động. Kĩ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động. Một quan điểm dạy học có những PPDH phù hợp, một PPDH có các kĩ thuật dạy học đặc thù. Tuy nhiên, có những phương pháp phù hợp với nhiều quan điểm dạy học cũng như những kĩ thuật dạy học dùng trong nhiều phương pháp khác nhau. Vì vậy việc phân loại các PPDH cũng chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế, nhiều khi người ta dùng chung khái niệm PPDH cho các bình diện, phương diện khác nhau vì chúng đều thuộc phạm trù PPDH.
2. Một số PPDH có thể vận dụng khi dạy học phân hóa, đáp ứng nhiều loại đối tượng có học lực khác nhau
2.1. Phương pháp dạy học theo hợp đồng
Khái niệm:
PPDH theo hợp đồng là một phương pháp tổ chức môi trường học tập, trong đó HS được giao một hợp đồng trọn gói bao gồm các nhiệm vụ khác nhau (nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn) trong một khoảng thời gian nhất định cũng như được quyền chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ.
Trong dạy học theo hợp đồng, GV là người nghiên cứu, thiết kế các nhiệm vụ/ bài tập trong hợp đồng, tổ chức hướng dẫn HS nghiên cứu hợp đồng để chọn nhiệm vụ cho phù hợp với năng lực của mình, kí và cam kết sẽ hoàn thành nhiệm vụ đã chọn sau khoảng thời gian đã định trước nhằm đạt được mục tiêu của bài học
Trong dạy học theo hợp đồng, HS có thể quyết định nhiệm vụ nào cần thực hiện trước và có thể dành bao nhiêu thời gian cho nội dung đó. HS có thể tự chọn hình thức làm việc cá nhân hay nhóm hoặc với sự hỗ trợ của GV hoặc của HS khác để thực hiện các yêu cầu theo hợp đồng đã kí.
Cách tiến hành: HS
- GV giới thiệu hợp đồng,
- Tổ chức kí hợp đồng nhiệm vụ học tập,
- Tổ chức, hướng dẫn thực hiện hợp đồng,
- Tổ chức nghiệm thu hợp đồng,
- Đánh giá và nghiệm thu hợp đồng.
Một số lưu ý:
Mặc dù PP này có nhiều ưu điểm như: Cho phép DH phân hóa theo nhịp độ học và trình độ của HS; Tăng cường tính độc lập của HS; Có nhiều cơ hội cho hướng dẫn cá nhân; Hoạt động của HS phong phú hơn; HS được lựa chọn các hoạt động đa dạng hơn, phù hợp với năng lực của từng HS; Nâng cao ý thức trách nhiệm của HS khi thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch; Tăng cường sự tương tác giữa HS- GV, tránh chờ đợi, .…Tuy nhiên cần lưu ý là không phải mọi nội dung đều có thể tổ chức học theo hợp đồng mà phải lựa chọn nội dung bài học phù hợp với đặc trưng của của PP học theo hợp đồng. Đặc biệt là hợp đồng phải có các nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn (nhiệm vụ bắt buộc phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng, nhiệm vụ tự chọn nhằm củng cố, mở rộng, nâng cao hoặc liên hệ vận dụng những kiến thức, kĩ năng liên quan đến nội dung bài học). Các phiếu hỗ trợ phải có các mức độ khác nhau (hỗ trợ ít hay nhiều để đáp ứng sự phân hoá về trình độ nhận thức của học sinh).
2.2. Phương pháp dạy học theo góc
Khái niệm:
PPDH theo góc là phương pháp theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí khác nhau trong lớp học. Những khoảng không gian này tạo ra môi trường học tập kích thích HS học tích cực, HS được thực hành, khám phá và trải nghiệm thông qua các hoạt động, qua đó HS được học sâu và thoải mái.
Cách tiến hành:
Ví dụ: 4 góc cùng thực hiện một nội dung và cùng thực hiện mục tiêu học tập nhưng theo các phong cách khác nhau và sử dụng các phương tiện/ đồ dùng học tập khác nhau.
Góc quan sát: HS có thể quan sát mẫu vật thật hoặc quan sát hình ảnh vật, thí nghiệm, hiện tượng…trên màn hình máy tính hoặc tivi, rút ra kiến thức cần lĩnh hội.
Góc thí nghiệm (Góc trải nghiệm): HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét cần thiết.
Góc phân tích: HS đọc tài liệu SGK và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi và rút ra kiến thức mới cần lĩnh hội.
Góc áp dụng: HS đọc bảng trợ giúp (chỉ đối với góc xuất phát) sau đó áp dụng để giải bài tập hoặc giải quyết một vấn đề có liên quan đến thực tiễn.
Một số lưu ý :
Dạy học theo góc có nhiều ưu điểm vì nó không chỉ kích thích HS học tập tích cực thông qua hoạt động; HS được tăng cường tham gia các hoạt động nên hứng thú được nâng cao và có cảm giác thoải mái hơn. Các em còn được học sâu hơn, có nhiều không gian, thời gian hơn để học tập tích cực và kết quả học tập sẽ bền vững hơn. Tương tác cá nhân giữa GV và HS được tăng cường. PPDH này cho phép điều chỉnh phù hợp với trình độ, nhịp độ của HS và còn tạo nhiều khả năng lựa chọn hơn cho HS so với dạy học khi GV giảng bài cũng như tạo điều kiện để HS cùng hợp tác học tập theo nhóm tự phát và nhận nhiệm vụ theo năng lực của mình. Tuy nhiên khi tổ chức dạy học theo góc cần lưu ý lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc trưng của PP học theo góc, phù hợp với không gian lớp học và thời gian làm việc ở các góc để hoạt động DH có hiệu quả (có thể tổ chức 3 hoặc 4 góc tuỳ theo điều kiện và nội dung bài học).
3. Một số kỹ thuật dạy học tích cực
3.1. Kỹ thuật khăn trải bàn
Khái niệm:
Là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS, phát triển sự tương tác giữa HS với HS.
Cách tiến hành :
- Chia HS thành các nhóm và phát giấy A0 cho các nhóm.
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm (Ví dụ nhóm 4 người). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và viết vào phần mang số của mình.
- Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời.
- Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa.
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn:
- Nếu số HS trong một nhóm quá đông, có thể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để HS ghi lại ý kiến cá nhân. Sau đó đính những ý kiến vào phần khăn mang số của họ.
- Trong quá trình thảo luận, có thể đính những ý kiến thống nhất vào giữa khăn. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau. Nếu có những ý kiến chưa thống nhất và cá nhân vẫn bảo lưu thì đính ở phần xung quanh khăn trải bàn (khi trình bày có thể chia sẻ toàn lớp hoặc với riêng GV).
3.2. Kỹ thuật các mảnh ghép
Khái niệm:
Là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân HS trong quá trình hợp tác.
Cách tiến hành :
Vòng 1: “Nhóm chuyên gia”
- Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 - 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1- Nhiệm vụ A (màu vàng),
+ Nhóm 2- Nhiệm vụ B (màu xanh),
+ Nhóm 3- Nhiệm vụ C (màu đỏ).
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
- Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2
Vòng 2: “Nhóm mảnh ghép”
- Hình thành nhóm mới khoảng từ 3 - 6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 người từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3...), gọi là “nhóm mảnh ghép”.
- Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
- Khi mọi thành viên trong nhóm mảnh ghép đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết.
- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia xẻ kết quả.
Một số lưu ý khi thực hiện kĩ thuật các mảnh ghép:
- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép ở vòng 1 khi được ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2.
- Các “chuyên gia” ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định các yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả các “chuyên gia” có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2.
- Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau.
- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có từ các nhóm ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin, … cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.
- Khi thực hiện nhiệm vụ, cần phân công rõ ràng vai trò và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm như sau:
Vai trò
Nhiệm vụ
Trưởng nhóm
Phân công nhiệm vụ
Hậu cần
Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết
Thư kí
Ghi chép kết quả
Phản biện
Đặt các câu hỏi phản biện
Liên lạc với nhóm khác
Liên hệ với các nhóm khác
Liên lạc với thày cô
Liên hệ với GV để xin trợ giúp
3.3. Kĩ thuật phản hồi tích cực
Khái niệm:
Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là cách GV và HS cùng nhận xét, đánh giá, đưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trình học tập nhằm mục đích điều chỉnh, hợp lí hoá quá trình dạy và học.
Cách tiến hành :
- Diễn đạt ý kiến của bạn một cách đơn giản và có trình tự (Không nói quá nhiều )
- Cố gắng hiểu được những suy tư, tình cảm (Không vộị vã)
- Tìm hiểu các vấn đề cũng như nguyên nhân của chúng.
- Giải thích những quan điểm không đồng nhất.
- Chấp nhận cách thức đánh giá của người khác.
- Chỉ tập trung vào những vấn đề có thể giải quyết được trong thời điểm thực tế.
- Coi cuộc trao đổi là cơ hội để tiếp tục cải tiến.
- Chỉ ra các khả năng để lựa chọn.
Một số lưu ý:
Khi thực hiện kĩ thuật này cần lưu ý phải:
- Có sự cảm thông,
- Có kiểm soát,
- Được người nghe chờ đợi,
- Cụ thể,
- Không nhận xét về giá trị,
- Đúng lúc,
- Có thể biến thành hành động,
- Cùng thảo luận, khách quan.
File đính kèm:
- Tu lieu ve PPDH va KTDH phat huy tinh tich cuc.doc