Chưa được chuẩn bị đầy đủ về lý luận và kỹ năng áp dụng các phương pháp dạy học mới nên băn khoăn, thiếu tự tin.
Lo ngại khi áp dụng ngững phương pháp mới, có thể không thành công bằng phương pháp thuyết giảng truyềng thống mà mình đã quen thuộc bấy lâu nay, đặc biệt là ở giai đoạn bắt đầu đổi mới
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trở ngại trong đổi mới phương pháp dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trở ngại trong đổi mới PPDH Chưa được chuẩn bị đầy đủ về lý luận và kỹ năng áp dụng các phương pháp dạy học mới nên băn khoăn, thiếu tự tin. Lo ngại khi áp dụng ngững phương pháp mới, có thể không thành công bằng phương pháp thuyết giảng truyềng thống mà mình đã quen thuộc bấy lâu nay, đặc biệt là ở giai đoạn bắt đầu đổi mới. Sợ tích cực đối thoại, phát vấn nhiều sẽ không đủ thời gian thực hiện kế hoạch giảng dạy, sẽ lại “cháy giáo án”, nhất là ở những bài học nội dung dài trong khi thời gian phân bổ lại hạn hẹp. Ngại cho học sinh thảo luận, nêu lên những vấn đề “nhạy cảm” hoặc quá khó, không thể xử lý được. Tâm trạng này có thể thấy ở số ít giáo viên trẻ, vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn tích lũy chưa được nhiều. Cá biệt, có giáo viên sợ gặp những sự cố về thiết bị kỹ thuật trong khi tiến hành dạy học theo phương pháp mới. Điều này thường rơi vào các giáo viên đã có tuổi, tư duy kỹ thuật, thao tác kỹ thuật bắt đầu kém nhanh nhạy. Ngại phải hao tốn nhiều thời gian, công sức để đầu tư, soạn lại giáo án của tất cả các bài giảng cho phù hợp với phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học mới. Điều này thể hiện khá rõ nét ở các giáo viên đã giảng dạy lâu năm, giảng dạy môn nhiều bài. Thậm chí, ở một ít giáo viên còn tồn tại băn khoăn rằng các phương pháp dạy học mới đi kèm các phương tiện nghe nhìn hiện đại một khi bị lạm dụng sẽ giết chết tư duy lý luận trừu tượng của học sinh. Đôi lúc, xuất hiện ở vài giảng viên trẻ những lo ngại bị đồng nghiệp đánh giá chưa đúng về mình. Họ rất muốn áp dụng phương pháp dạy học mới nhưng ngại các “cây đa, cây đề” những người đi trước vẫn dạy theo phương pháp cũ sẽ bảo mình “cầm đèn chạy trước ô tô” Trở ngại thứ hai cho việc đổi mới tâm lý dạy học nằm ở kiểu tư duy: không cần thay đổi gì, mình vẫn sống yên ổn, vị trí công tác vẫn không thay đổi. Nếu không cần đổi mới mà vị trí công tác vẫn không bị đe doạ thì người ta sẽ không có nhu cầu tìm tòi, cải tiến. Giảng viên thường không cố gắng đổi mới phương pháp dạy học nếu thấy: Mình đã ở trong biên chế Nhà nước, cứ “trung bình chủ nghĩa” là yên trí làm việc cho đến lúc về hưu. Không cần đổi mới phương pháp dạy học người ta vẫn cần đến mình. Mình đã “chuẩn hoá” đã đủ bằng cấp, học hàm, học vị, hoặc đã từng là “giáo viên dạy giỏi” mình thuộc diện đối tượng đặc biệt hoặc mình sắp đến tuổi nghỉ hưu, không ai đụng đến mình, không cần phải đổi mới gì thêm nữa.
File đính kèm:
- Trở ngại trong đổi mới PPDH.ppt