Trái Đất của chúng ta như thế nào trong vũ trụ

Trái Đất của chúng ta nằm trong hệ mặt trời thuộc một thiên hà có tên là Ngân Hà, Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở phía ngoài rìa của thiên hà, tức là chúng ta ở rất xa tâm thiên hà của mình.

So về kích thước, Trái Đất của chúng ta chỉ là một hạt bụi trong dải Ngân Hà, và dải Ngân Hà của chúng ta thì chỉ là một hạt bụi so với nhiều thiên hà và siêu thiên hà khác, để diễn tả rõ hơn kích thước của Trái Đất mời bạn xem loạt hình minh họa dưới đây.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trái Đất của chúng ta như thế nào trong vũ trụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa Lý Trái Đất của chúng ta như thế nào trong vũ trụ? Trái Đất của chúng ta nằm trong hệ mặt trời thuộc một thiên hà có tên là Ngân Hà, Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở phía ngoài rìa của thiên hà, tức là chúng ta ở rất xa tâm thiên hà của mình. So về kích thước, Trái Đất của chúng ta chỉ là một hạt bụi trong dải Ngân Hà, và dải Ngân Hà của chúng ta thì chỉ là một hạt bụi so với nhiều thiên hà và siêu thiên hà khác, để diễn tả rõ hơn kích thước của Trái Đất mời bạn xem loạt hình minh họa dưới đây. Đây là Trái Đất, Hành tinh xanh của chúng ta, ở kích thước này thì con người chúng ta chỉ như những vi sinh vật, không thể thấy được. Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng Đây là kích thước của Sao Thủy so với Trái Đất và Mặt Trăng So với sao Hỏa So với sao Kim Trái Đất to lớn của chúng ta bỗng nhiên nhỏ bé quá đỗi so với sao Thiên Vương và Hải Vương Nhưng Thiên Vương và Hải Vương vẫn còn bé lắm so với sao Thổ Và Sao thổ thì bé hơn sao Mộc, các bạn có thể thấy Trái Đất giờ đã bé như thế nào So với Mặt Trời, nguồn năng lượng sống cho Trái Đất thì chúng ta chỉ là một chấm nhỏ Nhưng Mặt Trời của chúng ta lại còn bé hơn cả sao Thiên Lang (Sirius) Nhưng Sirius vẫn còn nhỏ lắm so với sao Pollux, một ngôi sao cách Trái Đất 36 năm ánh sáng, lúc này Trái Đất đã quá nhỏ để so sánh với Pollux Pollux vẫn còn nhỏ so với sao Arcturus, và Trái Đất thì quá bé để so sánh, nên ta sẽ dùng Mặt Trời khổng lồ của ta để so sánh Vẫn còn những hành tinh to lớn hơn Arcturus nữa To lớn như vậy nhưng vẫn còn những ngôi sao to hơn Và to lớn hơn VY Canis Majoris là ngôi sao to lớn nhất mà con người được biết đến So với ngôi sao này, Mặt Trời của chúng ta không là cái gì cả! Đường kính của VY Canis Majoris là 2.800.000.000 km, bạn có thể thử tưởng tượng xem kích thước đó to lớn như thế nào không? Hãy thử tưởng tượng bạn ngồi trên một chiếc máy bay cỡ Airbus và dạo quanh ngôi sao này ở vận tốc 900km/h (vận tốc máy bay phản lực ở Trái Đất), bạn có biết bạn sẽ phải mất bao nhiêu năm để vòng quanh ngôi sao này không? Bạn sẽ phải mất 1100 năm (vâng, một ngàn một trăm năm để bay vòng quanh ngôi sao này 1 vòng!) VY Canis Majoris là một vị khổng lồ so với hạt bụi là Mặt Trời của chúng ta, nhưng ngôi sao này vẫn chỉ là một chấm nhỏ, một hạt bụi so với hàng tỉ tỉ ngôi sao khác đang có mặt trong dải Ngân Hà, và dải Ngân Hà của chúng ta thì vẫn chỉ là một thiên hà nhỏ so với hàng tỉ tỉ thiên hà khác trong vũ trụ. Đây là một tấm ảnh thực về vũ trụ, những đốm sáng trong hình thực ra là những thiên hà, mỗi thiên hà chứa hàng tỉ tỉ ngôi sao, hành tinh, tinh vân và hàng triệu thứ khác có kích thước to lớn hơn cả ngôi sao to lớn nhất trong loạt hình kể trên. Có thể thấy được qua loạt hình phía trên, loài người chúng ta không là cái gì cả trong vũ trụ này, kiến thức của chúng ta về bầu trời có thể xem là con số không, một con số không đúng nghĩa. Vậy nếu bạn vẫn cho rằng con người là giống văn minh và sự sống trên Trái Đất là duy nhất trong vũ trụ, bạn có thể suy nghĩ lại được rồi!

File đính kèm:

  • docTrai Dat cua chung ta nhu the nao trong vu tru.doc