I. Mục tiêu
- Lập được bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Bảng phụ để làm BT2. Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 3.
- HS: Vở, 10 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5205 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Toán - Tiết 96 Bảng nhân 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị: Trường Tiểu học Phú Lợi
Người dạy: Nguyễn Thị Tâm
Ngày dạy: 06/01/2014
Toán - Tiết 96
BẢNG NHÂN 3
I. Mục tiêu
- Lập được bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
- Biết đếm thêm 3.
II. Đồ dùng dạy học
GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Bảng phụ để làm BT2. Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 3.
HS: Vở, 10 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động
2. Bài cũ : Luyện tập.
Yêu cầu HS đọc bảng nhân 2. GV hỏi bất kỳ phép tính nào HS nêu kết quả.
Nhận xét, ghi điểm HS.
3. Bài mới
*Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài, ghi tựa lên bảng.
v Hoạt động 1: HD lập bảng nhân 3.
YC HS lấy 1 tấm bìa có 3 chấm tròn.
GV gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi: Trên tấm bìa có mấy chấm tròn?
Có mấy tấm bìa?
3 được lấy mấy lần?
Vậy ta viết như thế nào?
3Í1 bằng mấy?
YC HS nhắc lại, GV ghi lên bảng 3Í1 = 3, yêu cầu HS đọc lại.
YC HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.
Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, vậy 3 được lấy mấy lần?
Ta có phép tính gì?
3Í2 bằng mấy?
Vậy 3Í2=?
Viết lên bảng: 3Í2 = 6 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
YC HS lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.
Gắn tiếp 3 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, vậy 3 được lấy mấy lần?
Ta có phép tính gì?
3Í3 bằng mấy?
Vậy 3Í3=?
Viết lên bảng phép nhân: 3Í3 = 9 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
*GV hỏi: Ngoài cách tính này, em còn có cách tính nào khác có cùng kết quả bằng 9?
GV chốt: Muốn tìm tích của 3Í3 ta lấy tích của 3Í2 cộng thêm 3.
Các phép tính còn lại trong bảng nhân 3, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 2 phút để tìm ra kết quả.
Yêu cầu đại diện nhóm nêu kết quả.
GV hỏi: Cô vừa hướng dẫn các em lập bảng nhân mấy?
Thừa số thứ nhất đều là số mấy?
Thừa số thứ hai lần lượt từ mấy đến mấy?
Các kết quả của các phép tính trong bảng nhân 3 được gọi là gì?
Hai tích liền nhau hơn kém nhau mấy đơn vị?
Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3:
Yêu cầu HS đọc nối tiếp.
Xoá dần các kết quả, gọi HS đọc thuộc.
Xóa hết các kết quả, yêu cầu HS đọc. Lớp đọc đồng thanh.
v Hoạt động 2: Thực hành
*Bài 1:
Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Bài tập này có mấy cột tính?
Yêu cầu HS làm bài vào SGK, sau đó 3 HS nêu kết quả của 3 cột.
Yêu cầu HS nhận xét, GVNX.
GV hỏi: Em có nhận xét gì về các phép tính của Bài tập 1?
*GV chốt: Các phép tính này nằm trong bảng nhân 3 nhưng không theo thứ tự.
*Bài 2:
Gọi HS đọc đề.
GV hỏi: Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
GV ghi tóm tắt.
1 nhóm : 3 học sinh
10 nhóm : ? học sinh
Yêu cầu HS làm bài vào vở. Gọi 1 HS lên làm bảng phụ.
Yêu cầu HSNX, GVNX.
*Bài 3:
Gọi HS đọc đề.
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Tổ chức trò chơi có tên gọi “Ai nhanh hơn?”. Hướng dẫn cách chơi: Chia lớp thành 2 đội A và đội B, mỗi đội 5 bạn, bạn thứ nhất lên điền ô trống thứ nhất rồi đưa bút cho bạn thứ 2 điền vào ô trống thứ 2 cứ lần lượt cho đến hết. Đội nào điền đúng, nhanh thì đội đó thắng.
Yêu cầu HSNX bài làm của 2 đội, GVNX, tuyên dương.
GV hỏi: Em có nhận xét gì về dãy số này?
Yêu cầu HS đọc xuôi, đọc ngược.
4. Củng cố – Dặn dò
GV hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì?
Cho HS đọc lại bảng nhân 3.
¯Nếu còn thời gian: Tổ chức trò chơi “Đố dây chuyền”.
GVHD cách chơi: Chia lớp thành 2 đội (A và B). 1 bạn đội A hỏi bất kỳ phép tính nào trong bảng nhân 3, 1 bạn đội B nêu kết quả. Sau khi trả lời xong, gọi 1 bạn khác của đội A. Nếu bạn trả lời sai thì đứng tại chỗ gọi bạn khác trả lời (Lưu ý, không lặp lại phép tính đã nêu. Mỗi bạn chỉ tham gia 1 lần hỏi và trả lời).
GV tuyên dương đội thắng cuộc.
GDTT, nhận xét tiết học.
Dặn dò, chuẩn bị: Luyện tập.
Hát.
1 HS đọc lại bảng nhân 2. Một vài HS đọc kết quả của phép tính mà GV hỏi.
Vài HS nhắc lại.
HS lấy 1 tấm bìa có 3 chấm tròn.
Quan sát hoạt động của GV.
...Có 3 chấm tròn.
Có 1 tấm bìa.
3 được lấy 1 lần.
Ta viết 3Í1.
3Í1 = 3
HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.
Quan sát thao tác của GV.
3 được lấy 2 lần.
... phép tính 3Í2.
... 3Í2 = 3 + 3 = 6.
3Í2=6.
HS lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.
Quan sát thao tác của GV.
3 được lấy 3 lần.
... phép tính 3Í3.
... 3Í3 = 3 + 3 + 3 = 9.
3Í3=9.
Ta lấy tích của 3Í2 cộng thêm 3.
HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm nêu:
3 Í 4 = 12
3 Í 5 = 15
3 Í 6 = 18
3 Í 7 = 21
3 Í 8 = 24
3 Í 9 = 27
3 Í 10 = 30
... bảng nhân 3.
... đều là số 3.
... từ 1 đến 10.
... được gọi là tích.
... hơn kém nhau 3 đơn vị.
HS đọc.
HS đọc.
Đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh.
Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
... 3 cột tính.
HS sửa bài.
3 Í 3 = 9 3 Í 8 = 24 3 Í 1 = 3
3 Í 5 = 15 3 Í 4 = 12 3 Í 10 = 30
3 Í 9 = 27 3 Í 2 = 6 3 Í 6 = 18
3 Í 7 = 21
Các phép tính này nằm trong bảng nhân 3.
HS lắng nghe.
1 HS đọc đề.
Mỗi nhóm có 3 HS, có 10 nhóm như vậy.
Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh?
HS quan sát.
1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
Bài giải:
Số học sinh có tất cả là:
3 Í 10 = 30 (học sinh)
Đáp số: 30 học sinh.
HS đọc đề.
Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
HS thi đua.
3
6
9
12
15
18
21
24
27
30
... là tích của bảng nhân 3, được đếm thêm 3, từ 3 đến 30.
HS đọc.
HSTL.
1 HS đọc bảng nhân 3.
HS chơi trò chơi.
HS lắng nghe.
File đính kèm:
- Tiet 96 Bang nhan 3.doc