Toán (Tiết 132): Đơn vị , chục , trăm , nghìn

Hoạt động 1: Nhận xét bài kiểm tra định kỳ

Hoạt động 2: Ôn tập về “đơn vị, chục, trăm”

Mục tiêu: Ôn lại về mối quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.

Đồ dùng:

+ 10 ô vuông biểu diễn đơn vị.

+ 20 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục.

+ Bộ số bằng bìa.

+ Thẻ: 10 đơn vị = 1 chục

 10 chục = 100

Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành, luyện tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 10831 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Toán (Tiết 132): Đơn vị , chục , trăm , nghìn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toaùn (Tiết 132): ÑÔN VÒ , CHUÏC , TRAÊM , NGHÌN Trang 137 Các hoạt động Hoạt động cụ thể Hoạt động 1: Nhận xét bài kiểm tra định kỳ Tuyên dương những HS có điểm số cao, trình bày đẹp Hoạt động 2: Ôn tập về “đơn vị, chục, trăm” Mục tiêu: Ôn lại về mối quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm. Đồ dùng: + 10 ô vuông biểu diễn đơn vị. + 20 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục. + Bộ số bằng bìa. + Thẻ: 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 100 Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành, luyện tập. (?) Các em đã học đến số nào ? (Trong phạm vi 100). Giới thiệu: Từ nay, chúng ta sẽ học các số lớn hơn 100, trong phạm vi 1000. GV ghi đề bài. Bước 1: + GV gắn 1 ô vuông lên bảng. (?) Có mấy đơn vị ? + HS gắn thêm từng ô vuông (hoặc que tính) vào bảng con theo yêu cầu của GV: 2,3,4,5,6,7,8,9,10 đơn vị. (?) 10 đơn vị còn gọi là gì ? (?) 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ? GV gắn lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục Bước 2: GV gắn HCN biểu diễn 1 chục, yêu cầu HS nêu: 1 chục 10. Sau đó GV đọc: 2 chục (20); 3 chục (30)... HS gắn các thẻ chục hoặc HCN biểu diễn 1 chục theo yêu cầu của GV cho đến 10 chục. (?) 10 chục còn gọi là gì ? GV gắn lên bảng: 10 chục = 100 Hoạt động 3: Giới thiệu 1000 Mục tiêu: + Nắm được đơn vị “nghìn”, hiểu được quan hệ giữa trăm và nghìn. + Biết cách đọc và viết các số tròn trăm Đồ dùng: + 10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100 + Bộ số bằng bìa + Thẻ: 10 trăm bằng 1 nghìn. + Bảng con Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành. Bước 1: Giới thiệu số tròn trăm. * GV gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100. (?) Có mấy trăm ?. HS viết bảng con: 100. + GV gắn số 100 dưới hình vuông biểu diễn 100. * GV gắn 2 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm ? + GV: Để chỉ số lượng là 2 trăm, ta dùng số 2 trăm, viết 200. + Cho HS viết vào bảng con 200. Đọc là: hai trăm. * GV lần lượt đưa ra 3,4,5,6,7,8,9, hình vuông như trên để giới thiệu các số 300; 400; 500; 600; 700; 800; 900 (?) Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung ? GV: Những số này gọi là các số tròn trăm. GV đọc cho HS viết vào bảng con: 200; 300; 400; ... 900. Bước 2: Giới thiệu 1000. GV gắn 2 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm ? + GV giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn. + GV gắn lên bảng: 10 trăm bằng 1 nghìn. + GV: Để chỉ số lượng là 1 nghìn, người ta dùng số 1 nghìn, viết 1000.(Có 4 chữ số, chữ số 1 đứng đầu tiên, sau đó 3 chữ số 0 đứng liền nhau) + HS đọc và viết số 1000 vào bảng con. * Yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa đơn vị và chục (1 chục bằng 10 đơn vị); giữa chục và trăm (1 trăm bằng 10 chục); giữa trăm và nghìn ( 1 nghìn bằng 10 trăm). Hoạt động 4: Luyện tập, thực hành. Mục tiêu: Củng cố cách đọc và viết số tròn trăm. Đồ dùng: + Bảng con + 10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100 + Thẻ bin-go + Bộ số bằng bìa từ 100 ... 900 a/ Làm mẫu: GV gắn 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm ? GV viết số 100 và đọc là một trăm. GV viết chữ “một trăm”. + Cho HS viết bảng con, vài em đọc số đã viết trên bảng con. b/ Thực hành: GV gắn 2 hình vuông biểu diễn 100, yêu cầu HS đọc rồi viết số tương ứng vào bảng con. *Làm tương tự với các số tròn trăm bất kỳ. c/ Trò chơi “bin – go” Cách chơi: Mỗi em có 1 bìa “bin-go” và 3 ô vuông nhỏ (hoặc 3 nút áo). GV để úp bộ số lên bảng lớp, sau đó lật từng số (bất kỳ), lật số nào đọc số đó. HS dò trong bìa của mình để tìm số GV vừa đọc. Khi tìm được số, HS lấy nút hoặc ô vuông đè lên. GV tiếp tục lật số thứ 2, thứ 3 ... HS làm tương tự. HS nào có 3 ô thẳng hàng (ngang / dọc / chéo) trước thì hô “bin-go”. GV kiểm tra xem HS đó hô có đúng không. Nếu đúng thì tuyên dương (Hết lần chơi thứ nhất) HS xoá đi rồi chơi tiếp lần thứ 2,3. * Chơi thử Chơi thật. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Dặn HS về nhà tập viết các số tròn trăm và chuẩn bị bài sau “So sánh các số tròn trăm”

File đính kèm:

  • docTIET 132 DVCHUCTRAMNGHIN.doc
Giáo án liên quan