Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

TCLTCN là một trong những hình thức tổ chức của nền SXXH, vấn đề này đã được nghiên cứu ở nhiều nước dưới nhiều góc độ khác nhau. Thuật ngữ TCLTCN đang được SD rộng rãi trong khoa học và thực tiễn. TCLTCN được hiểu là một hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp SX lãnh thổ trên cơ sở SD hợp lý TNTN-vật chất - LĐ, nhằm giảm bớt những chi phí để khắc phục sự không phù hợp trước đây về phân bố các nguồn nguyên- nhiên liệu, năng lượng từ nơi SX và nơi tiêu thụ, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao (A.T.Khơrusov, 1979). TCLTCN được thể hiện dưới nhiều hình thức, rất phong phú và đa dạng với những quan niệm khác xa nhau giữa các nhà khoa học. Theo trường phái địa lý Xô Viết (A.T.Khơrusov) đưa ra 5 hình thức thể hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước, ông cho rằng TCLTCN bao gồm: Điểm-Trung tâm-Cụm-Thể tổng hợp CN-vùng CN. Với lý thuyết về “Khu vị luận CN”, Weber (1909) cho rằng, việc phân bố và hình thành KCN phải dựa trên nguyên tắc cực đại hoá lợi nhuận và cực tiểu hoá chi phí; sự tập trung các xí nghiệp vào một khu vực phụ thuộc vào 3 yếu tố là: chi phí vận tải thấp nhất, chi phí lao động rẻ nhất và có xí nghiệp tập trung SD phế liệu làm nguyên liệu rẻ tiền. KCN (Industrianl Zone, Industrianl Park) hoặc KCNTT (Industrianl Estates) đã ra đời và phát triển ở các nước tư bản từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Theo quan niệm của các nhà khoa học phương Tây, thì KCNTT là một khu vực đất đai phải có gianh giới nhất định và quyền sỡ hữu rõ ràng nhằm trước hết XD kết cấu hạ tầng (đường sá, điện, nước, khí, TTLL), rồi sau đó XD các xí nghiệp để bán. Ngoài ra còn có khái niệm về quận CN (Industrial Districs), nghĩa là một khu vực với ranh giới khép kín trong một đơn vị hành chính cấp thấp.

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hổ xung quanh. Dựa vào vai trò của các TTCN trong sự PCLĐ theo lãnh thổ, có thể phân thành các nhóm sau: Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia (Hà Nội, TP HCM). Các trung tâm có ý nghĩa vùng (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...); Các trung tâm có ý nghĩa địa phương (Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang…). Nếu căn cứ vào GT SXCN, có thể chia các TTCN thành trung tâm rất lớn (TP HCM); Trung tâm lớn (Hà Nội, Biên Hoà, Vũng Tàu, Hải Phòng); Trung tâm trung bình (Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ…) - Dải công nghiệp: là sự đan xen và kéo dài các điểm, cụm hay KCN theo trục giao thông lớn. Nó thường xuất phát từ các thành phố lớn toả ra theo các hướng có điều kiện thuận lợi về GTVT (ở nước ta, dạng này thể hiện rõ ở Tp HCM-Biên Hòa-Vũng Tàu). - Địa bàn CNTĐ là bộ phận lãnh thổ nằm trên địa bàn (vùng) trọng điểm phát triển KT-XH, bao gồm nhiều tỉnh có điều kiện thuận lợi về VTĐL, tài nguyên, kinh tế, kết cấu hạ tầng, có khả năng bố trí tập trung CN nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng hay toàn quốc. - Vùng công nghiệp: Năm 2006 cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp: + Vùng 1: gồm 14 tỉnh TD&MN’ Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh). (Đ.Bắc 10, T.Bắc 4) + Vùng 2: gồm 14 tỉnh (10 tỉnh thuộc ĐBSH và Quảng Ninh, Th.Hoá, Ng.An, Hà Tĩnh.) + Vùng 3: gồm 10 tỉnh từ Quảng Bình vào đến Ninh Thuận. + Vùng 4: gồm 4 tỉnh Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng). + Vùng 5: gồm 8 tỉnh (6 tỉnh Đ.Nam Bộ và 2 tỉnh Bình Thuận Lâm Đồng.) + Vùng 6: gồm 13 tỉnh ĐB sông Cửu Long b. Khu công nghiệp tập trung - một hình thức đặc biệt của TCLTCN ● Thực trạng các KCN ở nước ta. Nước ta đã và đang hình thành nhiều KCN (hay khu vực tập trung CN). Do lịch sử để lại, cho nên hiện nay còn tồn tại nhiều loại KCN, có khu mang dáng dấp của khu CNTT, nhưng có khu lại có những đặc điểm khác hẳn. Nhìn chung, các KCN thường tập trung ở các đô thị, gần trục giao thông, gần cơ sở nguyên, nhiên liệu. Mạng lưới KCN phát triển tương đối rộng khắp dọc chiều dài đất nước. Nhiều KCN đã trở thành hạt nhân để hình thành các đô thị (hay TTCN) như Bãi Cháy-Hồng Gai, Việt Trì, Gò Đầm, Biên Hoà, Cần Thơ... Hoặc XD được mối liên hệ sản xuất, kĩ thuật, sử dụng phế thải nhằm đạt hiệu quả kinh tế. Các KCN này đã hoàn thành sứ mạng lịch sử trong công cuộc XD và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, các KCN ở nước ta còn bộc lộ những tồn tại rất căn bản. Đó là, chúng ta xây dựng không theo một chiến lược tổng thể trên phạm vi cả nước, cũng như trong từng vùng. Hơn nữa, nhiều KCN ra đời phải trải qua chiến tranh và cơ chế bao cấp kéo dài. Phần lớn các KCN tuy được xây dựng từ lâu (nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau) nên chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Ngoài ra còn phải kể đến những bất cập trong quản lý giữa TW và địa phương, giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ. Kết quả là tác dụng của các KCN bị hạn chế rõ rệt. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1995), KCN ta có thể chia thành 5 nhóm sau: * Nhóm 1: Các khu vực tập trung CN hình thành trên cơ sở một xí nghiệp liên hợp: - Bao gồm: LH gang thép Thái Nguyên; dệt Nam Định; dệt 8/3 Hà Nội; giấy Bãi Bằng. - Đặc điểm: Các XN thành viên (hoặc phân xưởng) trong liên hợp tập trung trên một lãnh thổ 50-60 ha. Các XN thành viên (hay phân xưởng) có mối liên hệ chặt chẽ về công nghệ trong quá trình SX ra sản phẩm. Sử dụng chung kết cấu hạ tầng SX & XH. Có BQL chung thống nhất. - Ưu điểm: Tổ chức SX theo kiểu liên hợp (SX được tiến hành liên tục, các khâu của quá trình sản xuất kế tiếp nhau). Đảm bảo hiệu quả kinh tế do tiết kiệm được chi phí vận tải, điều phối lao động và SD kết cấu hạ tầng SX. - Hạn chế: Mỗi XN thành viên khó có khả năng thay đổi qui trình công nghệ và sản phẩm (vì điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các XN thành viên khác nói riêng và cả liên hợp nói chung), đòi hỏi phải xây dựng đồng bộ, đầu tư lớn. * Nhóm 2: Các khu vực tập trung công nghiệp được hình thành trên cơ sở các XN có mối liên hệ chặt chẽ về kĩ thuật và công nghệ theo chu trình năng lượng sản xuất nhất định. Tiêu biểu cho loại này là KCN Việt Trì. - Đặc điểm: Các XN có mối liên hệ (trực tiếp hoặc gián tiếp) về công nghệ từ khâu cung cấp nguyên liệu, sử dụng thành phẩm cho đến khâu tận dụng phế thải của XN chính. Không có BQL chung (các XN cùng ngành do Bộ tương ứng quản lý, chỉ đạo). - Ưu điểm: SX diễn ra liên tục, tận dụng cả phế thải nên hiệu quả kinh tế tương đối cao. - Hạn chế trong việc đổi mới thiết bị kịp thời, thiếu năng động. * Nhóm 3: Các khu vực tập trung CN được hình thành trên cơ sở các XN chỉ sử dụng chung toàn bộ (hoặc một phần) kết cấu hạ tầng SX, xã hội, không có mối liên hệ về công nghệ. - Bao gồm: KCN Thượng Đình, Đông Anh, Gò Đầm, Biên Hoà, Cần Thơ, Đà Nẵng. Các khu vực tập trung công nghiệp này ra đời theo qui hoạch chung trên một lãnh thổ xác định với 2 dạng khác nhau: KCN Thượng Đình, Biên Hoà, Cần Thơ, Đà Nẵng, các XN trong khu vực rất khác nhau về công nghệ, tập trung trên diện tích nhỏ từ 50 - 200 ha (Biên Hoà 200 ha, Đà Nẵng 70 ha, Thượng Đình 75 ha, Cần Thơ 50 ha). SD chung kết cấu hạ tầng mà không có BQL chung. KCN Đông Anh, Gò Đầm tuy có qui hoạch thành một khu vực riêng, nhưng các XN trải ra trên diện tích rộng, một số XN có kết cấu hạ tầng riêng. Qui hoạch ở đây chỉ mang tính định hướng. - Ưu điểm: Tính năng động trong sản xuất cao, không bị ảnh hưởng trong SX khi thay đổi thiết bị công nghệ, tận dụng được kết cấu hạ tầng, giảm được vốn đầu tư. (Ưu điểm này chỉ thể hiện rõ nét ở dạng thứ nhất.) * Nhóm 4: Các khu vực tập trung CN được hình thành trên cơ sở CMH’ khai thác khoáng sản và các XN phục vụ có liên quan với việc sử dụng chung kết cấu hạ tầng và BQL thống nhất. - Bao gồm các khu khai thác than Hồng Gai-Bãi Cháy, Cẩm Phả-Dương Huy, Uông Bí-Mạo Khê và KCN khai thác apatit Lào Cai, crômit Cổ Định, thiếc Quì Hợp... - Đặc điểm: Là các XN trong khu vực khai thác bao gồm các mỏ khai thác và các XN phục vụ có liên quan (sàng, tuyển, tinh luyện quặng, cơ khí sửa chữa...) gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất. Ngoài ra còn có các XN phục vụ cho nhu cầu của công nhân lao động thuộc các ngành công nghiệp nhẹ, CB’ LTTP... Các XN trải trên một diện tích rộng lớn. Có kết cấu hạ tầng chung phục vụ cho việc khai thác (GT nội mỏ, bến bãi, cảng, cung cấp điện - nước) và cơ quan quản lý chung. Tuy xen kẽ với khu dân cư và không có gianh giới rõ ràng, nhưng về bản chất, các KCN này tương tự như KCNTT hiện nay. * Nhóm 5: Các khu vực tập trung công nghiệp được hình thành trên cơ sở tập hợp ngẫu nhiên của các xí nghiệp hầu như không có mối quan hệ về sản xuất, không sử dụng chung kết cấu hạ tầng và trên một lãnh thổ không có ranh giới rõ rệt - Bao gồm: Khu Trương Định-Đuôi Cá, Minh Khai-Vĩnh Tuy, Cầu Bươu, Gia Lâm-Yên Viên, Cầu Diễn-Nghĩa Đô, Văn Điển-Pháp Vân (Hà Nội); Thượng Lý-Quán Toan, Minh Đức, Đoan Xá (Hải Phòng); một số KCN ở Đà Nẵng và TP HCM,... - Đặc điểm: Các XN do cơ quan chủ quản (hay được địa phương tự xây dựng), không có qui hoạch chung với kết cấu hạ tầng riêng và không có mối liên hệ với nhau về SX. Khoảng cách giữa các XN là tuỳ tiện (có thể cách xa nhau 4-5 km như Cầu Diễn-Nghĩa Đô, có thể nằm sát nhau như Trương Định). Xen kẽ là các khu cư dân nên khó mở rộng sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp dân cư (tiếng ồn, chất thải...). Đây là hậu quả của việc phân bố công nghiệp riêng rẽ; hiệu quả kinh tế kém, ô nhiễm môi trường cần phải được cải tạo trong thời gian tới. ● Khu công nghiệp tập trung và các dạng của nó (KCNTT) - Khu công nghiệp tập trung Việc XD các KCNTT và các biến dạng của nó có ý nghĩa đặc biệt trong tiến trình CNH’, HĐH’ ở nước ta hiện nay. Chính vì thế, Thủ tướng CP ra QĐ số 969/TTg ngày 28/12/1996 về việc thành lập BQL các KCN Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ để giúp Thủ tướng chỉ đạo việc chuẩn bị, xây dựng, phát triển và quản lý KCNTT, KCX, khu công nghệ cao đã được qui hoạch và phê duyệt. Các KCN đã, đang và sẽ thu hút vốn đầu tư (cả trong và ngoài nước), sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu, tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng của người lao động, mở rộng chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần hình thành các đô thị mới và giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng. KCNTT, theo Nghị Định 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính phủ, là khu phải có ranh giới địa lý xác định, chuyên SXCN và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ CN, không có dân cư sinh sống trong khu vực. - Các khu chế xuất (KCX): Là một dạng KCNTT đặc biệt, việc hình thành các KCX nhằm thu hút ĐTNN, nắm bắt công nghệ mới, thúc đẩy xuất khẩu, góp phần thu ngoại tệ và tạo thêm việc làm cho người lao động. Theo Qui chế KCX, đây là KCN chuyên SX phần lớn để xuất khẩu, có ranh giới hành chính rõ rệt, được hưởng qui chế pháp lý và những ưu đãi đặc biệt để thu hút ĐTNN, sản xuất hàng xuất khẩu, tiến hành dịch vụ và hoạt động kinh tế hỗ trợ cho sản xuất hàng xuất khẩu và cho xuất khẩu. Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc trưng về KCX: Diện tích không lớn, theo kinh nghiệm một số nước, qui mô TB chỉ cần khoảng vài chục đến 100-150 ha, được khép kín. Sản phẩm SX ra phải đạt 80-90% để xuất khẩu và chỉ có một số loại hình công nghiệp phù hợp với mục tiêu đã đặt ra mới được đặt trong KCX. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCX được hưởng những ưu đãi đặt biệt theo qui định của Nhà nước. Đối với nước ta, KCX như là một hình thức TCLTCN và công cụ kinh tế hiệu quả để tiến hành CNH’ còn tương đối mới mẻ. Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhất là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã cho phép thành các KCX từ năm 1991. Bảng 3.16. Các khu chế xuất được cấp giấy phép tại Việt Nam. KCX Ngày thành lập Địa điểm Diện tích (ha) Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng (triệu USD) Tân Thuận 24/09/1991 Hồ Chí Minh 300,0 89,00 Linh Trung 31/08/1992 Hồ Chí Minh 60,0 14,00 Đồ Sơn 12/01/1993 Hải Phòng 300,0 150,00 Đà Nẵng 21/10/1993 Đà Nẵng 120,0 24,00 Cần Thơ 02/11/1993 Cần Thơ 57,1 8,15 Nội Bài 12/01/1994 Hà Nội 100,0 29,9 (Theo ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM- Nguyễn Duy Hòa)

File đính kèm:

  • docTo chuc lanh tho cong nghiep.doc
Giáo án liên quan