1.1.Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi, còn theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tựu chung lại, toàn bộ nền kinh tế có thể được chia thành 3 khu vực, trong đó khu vực 1 bao gồm nông- lâm- ngư nghiệp.
Từ khi ra đời cho đến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nói chung và bảo đảm sự sinh tồn của loài người nói riêng. Ănghen đã khẳng định: nông nghiệp là ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức lãnh thổ các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(chiếm trên dưới 58% thị phần thế giới). Hai khu vực thu hút khách hàng đầu là Tây Âu (nhiều nhất là Pháp, rồi đến Đức, áo), Nam Âu - Địa Trung Hải (chủ yếu là Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp). Những khu vực này nằm gần các nguồn khách du lịch với nhu cầu du lịch rất cao, lại là nơi tập trung nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, có khí hậu ôn hòa (nước Pháp có khí hậu ôn đới hải dương, lại có khí hậu địa trung hải ở vùng ven biển phía nam; các nước Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp có khí hậu địa trung hải). Nếu chỉ tính các di sản văn hóa thế giới, thì nước Pháp được công nhận là 28, áo có 8, Đức có 30, Tây Ban Nha 38, Italia 39, Hy lạp 16. Có những thành phố là những trung tâm du lịch lớn như Pari, Macxây (Pháp), Rôma, Florenxia, Naplơ, Vênêxia (Italia), Bacxêlôna (Tây Ban Nha), Aten (Hy Lạp).
Châu Mĩ là khu vực đón khách du lịch quốc tế lớn thứ hai. ở châu lục này luồng khách đến Hoa Kì là đông nhất, rồi đến Canađa, Mêhicô. Sự kiện 11/9/2001 đã ảnh hưởng nặng nề lên du lịch quốc tế ở Hoa Kì. Các đảo quốc vùng Caribê thơ mộng cũng thu hút hàng năm khoảng 17 triệu du khách.
Châu á trong mấy năm gần đây đã phát triển mạnh du lịch, và đã chiếm thị phần cao hơn châu Mĩ. Thị trường du lịch lớn nhất châu á là Trung Quốc và Hồng Kông (về phương diện này Hồng Kông vẫn tính riêng). Như vậy, kể cả Hồng Kông thì Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về thu hút khách du lịch (sau Pháp và Tây Ban Nha).
Vùng Trung Đông đã có bước tiến ngoạn mục trong thu hút khách, đạt mức 30 triệu du khách năm 2003. Đây là vùng "Lưỡi liềm vàng" với các nền văn minh cổ nổi tiếng Axiry, Babylon, Mezopotami, Phenixi, Xume.
Bảng III.19. Những nước đón nhiều khách du lịch nhất thế giới năm 2002
Nước, lãnh thổ
Số lượt khách quốc tế đến
Pháp
77,010,000
Tây Ban Nha
51,748,000
Hoa Kì
41,892,000
Italia
39,799,000
Trung Quốc
36,803,000
Anh
24,180,000
Canađa
20,057,000
Mêhicô
19,667,000
áo
18,611,000
Đức
17,969,000
Hồng Kông (Trung Quốc)
16,566,000
Hungary
15,870,000
Hy Lạp
14,180,000
Ba Lan
13,980,000
Malaixia
13,292,000
Thổ Nhĩ Kì
12,782,000
Nguồn: World Tourism Organization.
Đưa khách đi ra nước ngoài được gọi là du lịch thụ động. Đón khách nước ngoài đến du lịch được gọi là du lịch chủ động. Để đánh giá so sánh sự tham gia tích cực của một quốc gia vào các hoạt động du lịch, người ta dùng hai chỉ tiêu:
- Tổng chi tiêu của công dân nước đó cho du lịch (tính bằng tỉ USD)
- Tổng thu của nước đó từ du lịch (tính bằng tỉ USD)
Căn cứ vào cán cân thanh toán (chi tiêu và nguồn thu) từ du lịch quốc tế, có thể phân ra thành 3 nhóm nước:
- Các nước chủ yếu là du lịch thụ động (nguồn thu ít hơn chi tiêu), chẳng hạn như Nhật Bản, Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ, LB Nga, Hàn Quốc, Arập Xêut, Thụy Điển.
- Các nước chủ yếu là du lịch chủ động (nguồn thu lớn hơn chi tiêu), chẳng hạn như Hoa Kì, Pháp, Italia, Trung Quốc, áo, Thổ Nhĩ Kì, Thái Lan, Ôxtrâylia.
- Các nước cân bằng về du lịch thụ động và du lịch chủ động như Canađa.
Bảng III. 20. Các nước đứng đầu thế giới về chi tiêu cho du lịch và nguồn thu từ du lịch
Tên nước
Tổng chi tiêu
(tính bằng tỉ USD)
Tên nước
Tổng thu từ du lịch (tính bằng tỉ USD)
% thị phần thế giới
Hoa Kì
58,0
Hoa Kì
66,5
14,0
Đức
53,2
Tây Ban Nha
33,6
7,1
Anh
40,4
Pháp
32,3
6,8
Nhật Bản
26,7
Italia
26,9
5,7
Pháp
19,5
Trung Quốc
20,4
4,3
Italia
16,9
Đức
19,2
4,0
Trung Quốc
15,4
Anh
17,8
3,8
Hà Lan
12,9
áo
11,2
2,4
Hồng Kông (Trung Quốc)
12,4
Hồng Kông (Trung Quốc)
10,1
2,1
LB Nga
12,0
Hy Lạp
9,7
2,1
Bỉ
10,4
Canađa
9,7
2,0
Canađa
9,9
Thổ Nhĩ Kì
9,0
1,9
áo
9,4
Mêhicô
8,9
1,9
Hàn Quốc
7,6
Ôxtrâylia
8,1
1,8
Arập Xêut
7,4
Thái Lan
7,9
1,7
Thụy Điển
7,2
Hà Lan
7,7
1,6
Nguồn: World Tourism Organization
Thực hành
1. Dựa vào bảng số liệu sau đây, hãy vẽ biểu đồ tròn bằng Excel thể hiện cơ cấu hàng xuất khẩu phân theo nhóm hàng của một số nước.
Bảng III. 21 – Cơ cấu hàng xuất khẩu của một số nước
Nước
Nguyên liệu nông nghiệp
Thực phẩm
Nhiên liệu
Hàng công nghiệp chế biến
Quặng và kim loại
Các mặt hàng khác
Mali
62,3
36,1
0
1,6
0
0,1
Mianma
35,8
53,4
0,3
9,4
1,1
0,1
Chilê
10,8
24,3
1,1
15,4
44,5
3,9
Trung Quốc
1,2
5,4
3,2
88,2
1,8
0,2
ấn Độ
1,4
14,5
0,3
79,1
2,5
2,2
Canađa
5,5
7,4
14,1
62
4,3
6,7
Hoa Kì
2,3
7,9
2
81,4
1,9
4,5
Thụy Điển
1
2,5
3,1
84,8
2,6
6
Pháp
1
10,6
2,6
81,8
1,9
2,1
Nguồn: Trích từ Microsoft Encarta World Atlas 2004.
Hãy rút ra các nhận xét cần thiết từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ.
2. Tìm tài liệu, dựa vào các bản đồ hình 9.17, 9.18 và 9.19 hãy viết báo cáo về dịa lí ngành ngoại thương thế giới và trình bày trước xêmina về chủ đề: Thương mại thế giới ngày nay.
Chú ý: trong bản đồ hình 9.19, theo UNCTAD, cán cân thương mại được tính bằng phần trăm so với trị giá nhập khẩu.
B = (X - N )/N x 100 (%)
B: Cán cân thương mại; X: trị giá xuất khẩu, N: Trị giá nhập khẩu.
3. Cho các thông tin dưới đây về một số thỏa thuận thương mại khu vực (tài liệu cập nhật từ trang Web của Tổ chức Thương mại thế giới http:/www.wto.org/
- Hãy xác định trên bản đồ thế giới phạm vi không gian của các thỏa thuận thương mại khu vực nêu trong bảng.
- Tìm hiểu về một số thỏa thuận thươsng mại khu vực tiêu biểu.
- Thảo luận về vấn đề toàn cầu hóa và khu vực hóa trong thương mại thế giới.
Bảng III.22 - Các thỏa thuận thương mại khu vực
Tên viết tắt
ý nghĩa
Các nước thành viên
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Brunây, Campuchia, Inđônêxia, Lào, Malaixia, Mianma, Philippin, Xingapo, Thái Lan và Việt Nam
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
Brunây, Campuchia, Inđônêxia, Lào, Malaixia, Mianma, Philippin, Xingapo, Thái Lan và Việt Nam
BAFTA
khu vực mậu dịch tự do Bantich
Extônia, Latvia, và Lituani (Litva)
BANGKOK
Hiệp định Băng Cốc
Bănglađet, Trung Quốc, ấn Độ, Hàn Quốc, Lào và Xri Lanca
CAN
Cộng đồng vùng Anđet
Bôlivia, Côlômbia, Ecuađo, Pêru và Vênêxuêla
CARICOM
Cộng đồng Caribê và Thị trường chung
Antigua và Bacbuđa, Bahamat, Bacbađôx, Bêlizê, Đôminica, Grênađa, Guyana, Haiti, Giamaica Mônxêrat, Triniđat và Tôbagô, Xanh Kit và Nêvit, Xanta Lucia, Xanh Vanhxăng và Grênađin, Xurinam
CACM
Thị trường chung Trung Mĩ
Côxta Rica, En Xanvađo, Guatêmala, Hônđurat, Nicaragua
CEFTA
Hiêp định thương mại tự do Trung Âu
Bungari, CH Séc, Hungari, Ba Lan, Rumani, CH Xlôvac, Xlôvenia
CEMAC
Cộng đồng kinh tế và tiền tệ Trung Phi
Camơrun, CH Trung Phi, Sat, Côngô, Ghinê xích đạo, Gabông
CER
Hiệp định Các quan hệ thương mại gần gũi
Ôxtrâylia và Niu Dilân
CIS (tiếng Nga: SNG)
Cộng đồng các quốc gia độc lập
Azecbaijan, Acmênia, Bêlarut, Gruzia, Mônđôva, Kazăcxtan, Liên bang Nga, Ucrain, Uzbêkixtan Tatjikixtan, Kiêcghizia
COMESA
Thi trường chung Đông và Nam Phi
Angôla, Burunđi, Cômôrô, CHDC Côngô, Gibuti, Ai Cập, Êritêria, Êtiôpi, Kênia, Mađagaxca, Malauy, Môrixơ, Namibia, Ruanđa, Xâysen, Xuđăng, Xoadilen, Uganđa, Zambia và Zimbabuê
EAC
Hợp tác Đông Phi
Kênia, Tanzania Uganđa
EAEC
Cộng đồng kinh tế á - Âu
Bêlarus, Kazăcxtan, Kiêcghizia, LB Nga, Tatjikixtan
EC
Cộng đồng châu Âu
áo, Bỉ, Síp, CH Séc, Đan Mạch, Extônia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ailen, Italia, Latvia, Lituani, Luychxămbua, Manta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Xlôvakia, Xlôvenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh
ECO
Tổ chức hợp tác kinh tế
Apganixtan, Azecbaijan, Iran, Kazăcxtan, Kiêcghizia, Pakixtan, Tatjikixtan, Thổ Nhĩ Kì, Tuyêcmênixtan, Uzbêkixtan
EEA
Khu vực kinh tế châu Âu
EC Aixơlen, Lichtenxtên, Nauy
EFTA
Hiệp hội thương mại tự do châu Âu
Aixơlen, Lichtenxtên, Nauy, Thụy Sĩ
GCC
Hội đồng hợp tác vùng Vịnh
Baren, Cô oet, Ôman, Cata, Arập Xêut, Tiểu vương quốc Arập thống nhất
GSTP
Hệ thống chung về ưu tiên thương mại giữa các nước đang phát triển
Angiêri, Achentina, Bănglađet, Bênanh, Bôlivia, Braxin, Camơrun, Chilê, Côlômbia, Cuba, CH DCND Triều Tiên, Ecuađo, Ai Cập, Gana, Ghinê, Guyana, ấn Độ, Inđônêxia, Iran, Irăc, Libi, Malaixia, Mêhicô, Marốc, Môzămbich, Mianma, Nicaragua, Nigiêria, Pakixtan, Pêru, Philippin, Hàn Quốc, Rumani, Xingapo, Xri Lanca, Xuđăng, Thái Lan, Triniđat và Tôbagô, Tuynidi, Tanzania, Vênêxuêla, Việt Nam, Nam Tư và Zimbabuê
LAIA
Hiệp hôi Nhất thể hóa Mĩ latinh
Achentina, Bôlivia, Braxin, Chilê, Côlômbia, Cuba, Ecuađo, Mêhicô, Paraguay, Pêru, Uruguay, Vênêxuêla
MERCOSUR
Thi trường chung Nam Mĩ
Achentina, Braxin, Paraguay, Uruguay
MSG
Nhóm xung kích Mêlanêzi
Fiji, Papua Niu Ghini, Quần đảo Xôlômôn, Vanuatu
NAFTA
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ
Canađa, Mêhicô, Hoa Kì
PTN
Nghị định thư về Thỏa thuận tương mại giữa các nước đang phát triển
Bănglađet, Braxin, Chilê, Ai Cập, Ixraen, Mêhicô, Pakixtan, Paraguay, Pêru, Philippin, Hàn Quốc, Rumani, Tuynidi, Thổ Nhĩ Kì, Uruguay, Nam Tư
SAPTA
Thỏa thuận ưu đãi thương mại Nam á
Bănglađet, Butan, ấn Độ, Manđivơ, Nêpan, Pakixtan, Xri Lanca
SPARTECA
Hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại vùng Nam Thái Bình Dương
Ôxtrâylai, Niu Zilân, Quần đảo Cuc, Fiji, Kiribati, Quần đảo Macsan, Micronêdi, Nauru, Niue, Papua Niu Ghini, Quần đảo Xôlômôn, Tônga, Tuvalu, Vanuatu, Tây Xamoa
TRIPARTITE
Hiệp định ba bên
Ai Cập, ấn Độ, Nam Tư
UEMOAWAEMU
Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi
Bênanh, Buôckina Faso, Côtđivoa, Ghinê Bixao, Mali, Nigiê, Xênêgan, Tôgô
Câu hỏi và bài tập
1. Tìm tài liệu, phân tích đặc điểm phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải biển trên thế giới: các cảng lớn, các luồng hàng vận tải viễn dương chủ yếu.
2. Tìm tài liệu, phân tích sự phát triển của Internet và sự xâm nhập của Internet vào các hoạt động dịch vụ khác. Liên hệ với thực tế Việt Nam.
3. Dựa vào số liệu ở Bảng IX.20, hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện 10 nước đứng đầu thế giới về tổng chi tiêu cho du lịch và 10 nước đứng đầu thế giới về tổng thu từ du lịch.
File đính kèm:
- kinh te dai cuong.doc