Trong giờ thảo luận nhóm ở lớp 12 A, một số bạn có ý kiến cho rằng, Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật, và như vậy, pháp luật sẽ đương nhiên được thực hiện trong xã hội mà không cần phải có hoạt động nào khác nữa.
Câu hỏi :
1. Em suy nghĩ thế nào về ý kiến trên đây ?
2. Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì ?
95 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình huống giáo dục công dân 12 - Trần Văn Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?
2. Ngoài vai trò trên đây, trong trường hợp này, pháp luật quốc tế còn có vai trò trong quan hệ giữa các quốc gia ?
Tình huống 4
Theo Luật Quốc tế hiện hành, các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo, củng cố hoà bình và an ninh thế giới.
Quốc gia A đã căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của mình, tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương về các lĩnh vực trên. Nhờ chính sách như vậy, quốc gia A đã đạt được nhiều thành tựu tiến bộ trong các lĩnh vực trên và cũng đã góp phần quan trọng và sự phát triển tiến bộ của thế giới. Ngược lại, quốc gia B đã thực hiện chính sách biệt lập với bên ngoài. Chính vì vậy, các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội của quốc gia B đã phát triển rất chậm và vai trò của quốc gia B đối với sự phát triển tiến bộ của thế giới là rất hạn chế.
Câu hỏi:
1. Theo em, trong hai quốc gia trên, quốc gia nào đã tuân thủ Luật Quốc tế ?
2. Quy định trên đây của Luật Quốc tế có ý nghĩa đối với sự phát triển tiến bộ của nhân loại hay không ?
Tình huống 5
Theo Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị, các quốc gia phải đảm bảo cho công dân của mình có các quyền sau : được sống, được đảm bảo bất khả xâm phạm về thân thể, không bị bắt bớ tuỳ tiện, bình đẳng trước pháp luật, bầu cử và ứng cử, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tự do hội họp, tự do lập hội.
Quốc gia A ban hành một văn bản pháp luật, trong đó hạn chế các quyền trên đây so với Công ước mà quốc gia đã phê chuẩn.
Quốc gia B đã tố cáo quốc gia A về hành vi trên và cho rằng việc làm này của quốc gia A là vi phạm pháp luật quốc tế. Sau một thời gian trước áp lực của cộng đồng, quốc gia A đã sửa văn bản trên với nội dung phù hợp với Công ước đó.
Câu hỏi:
1. Theo em, các quy định trên của Công ước có vai trò trong việc bảo vệ quyền con người không ?
2. Theo em, quốc gia B và cộng đồng đã căn cứ vào đâu để yêu cầu quốc gia A phải sửa đổi pháp luật của mình theo hướng bảo vệ quyền con người tốt hơn ?
Gợi ý : Đọc “Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia”, tại trang 112 (sách giáo khoa) để trả lời câu hỏi 2.
Tình huống 6
Để tạo cơ sở pháp lí quốc tế cho sự hợp tác kinh tế - thương mại giữa các nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu, các quốc gia đã thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Vói tư cách là quốc gia thành viên của WTO, các quốc gia có các quyền và thực hiện các nghĩa vụ theo các hiệp định của WTO.
Học xong nội dung này, Bảo và Cần tranh luận với nhau về vai trò của Luật Quốc tế trong việc phát triển kinh tế - thương mại trên thế giới.
- Bảo đã cho rằng, Luật Quốc tế được hình thành trong khuôn khổ WTO có vai trò là cơ sở pháp lí cho sự hợp tác trên.
- Cần thì lại cho rằng, chính nhu cầu hợp tác kinh tế - thương mại của các quốc gia mới là động lực của sự hợp tác trên.
Câu hỏi
Em đồng ý với ý kiến của ai ? Vì sao ?
Tình huống 7
Nhân và Hưng tranh luận với nhau về việc bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới.
- Nhân cho rằng, Luật Quốc tế có vai trò là cơ sở pháp lí của việc bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới. Trong lập luận của mình, Nhân đưa ra một ví dụ cụ thể : Một quốc gia đã tố cáo một quốc gia khác vi phạm quyền con người trên cơ sở các quy định của các công ước về quyền con người và vụ việc này đã được Toà án quốc tế giải quyết, cuối cùng quốc gia bị tố cáo trên đã chấm dứt sự vi phạm quyền con người.
- Hưng thì lại cho rằng, vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người thuộc về lực lượng dân chủ trên thế giới.
Câu hỏi :
Em tán thành với quan điểm của Nhân hay Hưng ?
Tình huống 8
Quốc gia A và quốc gia B lấy một điều ước quốc tế về biên giới trên bộ, với tên gọi là Hiệp ước biên giới trên bộ. Trong điều ước quốc tế này có các quy định về các vấn đề như : xác định đường biên giới cụ thể chi tiết giữa hai quốc gia (có bản đồ kèm theo và vị trí định vị các điểm mốc biên giới) ; xác định chế độ pháp lí vùng biên giới (việc qua lại của người và phương tiện, việc khai thác các nguồn nước...) và một số vấn đề khác.
Câu hỏi :
1. Hãy cho biết điều ước quốc tế trên đây điều chỉnh quan hệ gì giữa hai quốc gia ?
2. Theo em, đây là loại điều ước quốc tế gì ?
Tình huống 9
Quốc gia C và quốc gia D kí với nhau một điều ước quốc tế về thương mại tự do. Theo điều ước quốc tế này, hai bên phải mở cửa biên giới cho công dân và pháp nhân của mình tự do vận chuyển hàng hoá qua biên giới mà không thu bất cứ một loại thuế xuất nhập khẩu nào.
Sau khi kí kết, quốc gia C đã ban hành một văn bản pháp luật cấm công dân và pháp nhân của mình bán một số loại hàng hoá sang quốc gia D
Quốc gia D đã phản đối cho rằng quốc gia C đã vi phạm cam kết trong điều ước quốc tế đã kí kết trên đây.
Câu hỏi :
Việc làm của quốc gia A có phù hợp với Luật Quốc tế không? Vì sao ?
Tình huống 10
Thảo và Linh trao đổi với nhau về ý nghĩa của việc Việt Nam kí kết và gia nhập các công ước quốc tế về quyền con người.
Thảo : Linh này, tớ cho rằng việc làm này của Việt Nam là sự thể hiện cam kết với thế giới rằng Việt Nam tiến hành bảo vệ quyền con người theo các tiêu chí được ghi nhận trong pháp luật quốc tế.
Linh : Tớ thì cho rằng, việc làm trên là nhằm thiết lập sự hợp tác với các quốc gia trên thế giới để bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn cầu.
Câu hỏi :
Theo em, ý kiến của ai là đúng ? Vì sao ?
Tình huống11
Cảnh và Quân tranh luận với nhau về ý nghĩa của việc nước ta đã ký kết các điều ước quốc tế về biên giới với các quốc gia hữu quan.
Cảnh cho rằng, ý nghĩa của việc làm trên là ở chỗ đường biên giới của Việt Nam đã có cơ sở pháp luật quốc tế vững chắc.
Công dân B cho rằng ý nghĩa của việc làm trên là ở chỗ quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các quốc gia hữu quan có điều kiện thuận lợi để củng cố và phát triển.
Câu hỏi :
Em đồng ý với ý kiến của ai ? Vì sao ?
Tình huống 12
Hạnh và Quỳnh tranh luận với nhau về ý nghĩa của việc nước ta đã ký kết một loạt các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế quốc tế.
Hạnh cho rằng, việc làm đó nhằm làm cho nước ta có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế cùng có lợi với các quốc gia trên thế giới.
Công dân B cho rằng việc làm đó nhằm đưa nền kinh tế nước ta tham gia tích cực vào guồng máy phân công lao động quốc tế.
Câu hỏi :
Trong hai quan điểm này, quan điểm nào là đúng ? Vì sao ?
II – truyện đọc, thông tin, tư liệu
Thông tin, tư liệu
45.000 tỉ USD để giảm 1/2 lượng khí thải toàn cầu
Ngày 6-6-2008, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) thông báo, đến năm 2050 thế giới cần phải đầu tư 45.000 tỉ USD vào công nghệ và nhân lực để giảm 1/2 lượng khí thải toàn cầu so với hiện nay. Trong bản Báo cáo về Toàn cảnh công nghệ năng lượng năm 2008, IEA đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến để giảm lượng khí thảo toàn cầu.
Giám đốc Điều hành IEA Nobua Tananka cho biết, Báo cáo dày 643 trang đã được gửi lên các nhà lãnh đạo kinh tế hàng đầu nhóm G-8 và những đề nghị của Cơ quan năng lượng sẽ đem ra thảo luận tại Hội nghị của G-8 được tổ chức tại Hokkaido (Nhật Bản) từ ngày 7 đến 9-7-2008.
(Theo Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 7-6-2008)
Tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
Kí kết hiệp định hợp tác văn hoá
Theo Thông tấn xã Việt Nam, đúng 10 giờ 30 phút (giờ địa phương), tức 14 giờ 30 phút (giờ Việt Nam) ngày 9–6, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm cấp Nhà nước Cộng hoà Hi Lạp đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống Hi Lạp với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng thống Hi Lạp Karolos Papoulias đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại nơi đỗ xe và mời Chủ tịch nước đến vị trí danh dự làm lễ chào cờ.
Sau lễ đón, tại Phủ Tổng thống Hi Lạp, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Karolos Papoulias đã tiến hành hội đàm. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế, thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO, phát huy vai trò Uỷ viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ Hi Lạp hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đàm phán Hiệp định Hợp tác và Đối tác (PCA) với Liên minh châu Âu (EU), ủng hộ và tác động EU sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và dành Quy chế Ưu đãi thuế quan chung (GSP) đầy đủ cho Việt Nam.
Tổng thống Karolos Papoulias khẳng định Hi Lạp coi trọng vị trí và vai trò của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới, nhất trí tăng cường hợp tác và phối hợp với Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng như tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận những lĩnh vực hợp tác cụ thể mà Hi Lạp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như : đóng tàu, vận tải biển, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, bảo tồn di tích lịch sử
Trong không khí thân mật và hữu nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã mời Tổng thống Hi Lạp thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Karolos Papoulias đã vui vẻ nhận lời.
Ngay sau cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Karolos Papoulias đã chứng kiến lễ kí Hiệp định hợp tác văn hoá giữa Việt Nam và Hi Lạp.
mục lục
Trang
Lời giới thiệu
Bài 1 : Pháp luật và đời sống
Bài 2 : Thực hiện pháp luật
Bài 3 : Công dân bình đẳng trước pháp luật
Bài 4 : Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
Bài 5 : Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Bài 6 : Công dân với các quyền tự do cơ bản
Bài 7 : Công dân với các quyền dân chủ
Bài 8 : Pháp luật với sự phát triển của công dân
Bài 9 : Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
Bài 10 :Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại
Chịu trách nhiệm xuất bản :
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc ngô trần ái
Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập nguyễn quý thao
Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung :
Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội Phan Kế Thái
Biên tập và sửa bản in :
Nguyễn văn luỹ
Trình bày bìa :
..................................
Chế bản :
Thái Sơn
File đính kèm:
- Tinh huong gdcd12.doc