Tìm hiểu về sóng thần

Sóng thần(tsunami) là m ột loạt các đợt sóng được hình thành khi một thểtích nước, như

một đại dương, bịchuyển dịch nhanh chóng trên một quy mô lớn. Các trận động đất, các

dịch chuyển địa chất l ớn bên trên hay bên dưới mặt nước, các cuộc núi lửa phun và

những vụva chạm thiên thạch đều có khảnăng gây ra sóng thần. Những hậu quảcủa

sóng thần có thể ởmức không nhận ra được tới mức gây thiệt hại to l ớn

pdf13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về sóng thần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh 7.2 độ xảy ra bên dưới Dốc Laurentian tại Grand Banks. Chấn động được cảm nhận thấy tại khắp các tỉnh bang vùng Atlantic ở Canada và đến tận Ottawa ở phía tây cũng như Claymont, Delaware ở phía nam. Hậu quả là sau 2½ giờ một cơn sóng thần cao hơn 7 mét tràn vào bán đảo Burin trên bờ biển phía nam Newfoundland, 28 người thuộc nhiều cộng đồng dân cư đã thiệt mạng. 1946 - Trận sóng thần Thái Bình Dương Người dân Hawai'i chạy trốn trước một cơn sóng thần đang ập vào Hilo, Hawai'i Ngày 1 tháng 4 trận sóng thần do vụ Động đất quần đảo Aleut gây ra giết hại 165 người tại Hawaii và Alaska dẫn tới việc hình thành hệ thống cảnh báo sóng thần (cụ thể là Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương), được thành lập năm 1949 giám sát cho các quốc gia vùng Thái Bình Dương. Tại Hawaii cơn sóng thần được gọi là "Sóng thần Ngày Nói dối" vì mọi người đã tin rằng cảnh báo sóng thần là một trò đùa Ngày Nói dối. 1960 - Trận sóng thần Chile Trận Động đất Lớn Chile với cường độ 9.5 đọ là trận động đất mạnh nhất từng được ghi lại. Tâm chấn nằm ngoài khơi Trung Nam Chile, gây ra một trong những trận sóng thần có sức tàn phá lớn nhất thế kỷ 20. Cơn sóng trải dài khắp Thái Bình Dương, với những con sóng đo được tới 25 mét. Đợt sóng đầu tiên ập tới Hilo, Hawaii sau khoảng 14.8 giờ từ khi nó được hình thành ngoài khơi Trung Nam Chile. Đợt sóng cao nhất tại Vịnh Hilo đo được khoảng 10,7 m (35 ft.). 61 người thiệt mạng với nguyên nhân được cho là do không để ý tới những hồi còi báo động. Khi sóng thần tràn vào Onagawa, Nhật Bản, 22 giờ sau trận động đất, chiều cao sóng đạt 3 mét trên mực thủy triều đang dâng cao. Số lượng người chết do vụ động đất và cơn sóng thần sau đó được ước lượng trong khoảng 490 tới 2.290. 1963 - Thảm họa Đập Vajont Hồ chứa nước phía sau Đập Vajont phía bắc Ý đã bị một trận lở đất lớn lao xuống. Một cơn sóng thần phát sinh quét qua đỉnh đập (nhưng không làm vỡ nó) lao xuống thung lũng bên dưới. Gần 2.000 người thiệt mạng. 1964 - Trận sóng thần Ngày thứ Sáu Tuần thánh Sau Trận động đất Ngày thứ Sáu Tuần thánh cường độ 9.2 độ, một cơn sóng thần đã tấn công Alaska, British Columbia, California và các thị trấn ven bờ biển Tây bắc Thái Bình Dương, khiến 121 người chết. Những cơn sóng cao tới 6 mét, và giết hại 6 người ở Crescent City, California. 1976 - Trận sóng thần Vịnh Moro Ngày 16 tháng 8 năm 1976 lúc 12:11 sáng, một trận động đất 7.9 độ xảy ra ở đảo Mindanao, Philippines. Nó tạo ra một cơn sóng thần tàn phá hơn 700 km bờ biển quanh Vịnh Moro ở phía Bắc biển Celebes. Ước lượng số người chết trong thảm họa này lên tới 5.000 người, 2.200 người mất tích hay được cho đã chết, hơn 9.500 người bị thương và tổng cộng 93.500 trở thành vô gia cư. Nó cũng đã tàn phá các thành phố và thị trấn như Thành phố Pagadian, Zamboanga del Sur, Thành phố Zamboanga, Basilan, Sulu, Sultan Kudarat, Maguindanao, Thành phố Cotabato, Lanao del Sur và Lanao del Norte. 1979 - Trận sóng thần Tumaco Một trận động đất mạnh 7.9 độ đã xảy ra ngày 12 tháng 12 năm 1979 lúc 7:59:4.3 (UTC) dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Colombia và Ecuador. Trận động đất và cơn sóng thần do nó gây ra đã phá hủy ít nhất năm làng cá và cái chết cảu hàng trăm người tại tỉnh Nariño Colombia. Chấn động được cảm nhận thấy tại Bogotá, Cali, Popayán, Buenaventura và nhiều thành phố khác tại Colombia và tại Guayaquil, Esmeraldas, Quito cũng như nhiều vùng khác tại Ecuador. Khi Sóng thần Tumaco tràn lên bờ, nó phá hủy trầm trọng thành phố Tumaco, cũng như các thị trấn El Charco, San Juan, Mosquera và Salahonda trên bờ biển Thái Bình Dương của Colombia. Tổng số nạn nhân trong thảm họa này là 259 người chết, 798 người bị thương 95 người mất tích hoặc được cho là đã chết. 1993 - Trận sóng thần Okushiri Một trận sóng thần có sức tàn phá lớn đã xảy ra ngoài khơi Hokkaido Nhật Bản sau một trận động đất ngày 12 tháng 7 năm 1993. Kết quả, 202 người trên hòn đảo nhỏ Okushiri thiệt mạng và hàng trăm người mất tích hay bị thương. Thêm nữa, hàng trăm triệu chú chim 2004 - Trận sóng thần Ấn Độ Dương Hoạt hình Trận Sóng thần Indonesia 2004 từ NOAA/PMEL Chương trình Nghiên cứu Sóng thần Trận động đất Ấn Độ Dương 2004, với cường độ được ước lượng khoảng từ 8.90-9.30 trên thang độ Richter (cường độ hiện vẫn chưa được thống nhất, nhưng đa số cho rằng là lớn hơn 9.0 Richter), đã gây ra một loạt những cơn sóng thần khủng khiếp ngày 26 tháng 12 năm 2004 giết hại khoảng 230.000 người (gồm 168.000 người tại riêng Indonesia), biến nó trở thành trận sóng thần gây nhiều thiệt hại nhân mạng nhất trong lịch sử[7]. Cơn sóng thần giết hại người dân ở cả vùng lân cận trận động đất tại Indonesia, Thái Lan và bờ biển tây bắc Malaysia cho tới những nơi cách xa hàng nghìn kilômét tại Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và thậm chí tới cả Somalia, Kenya và Tanzania ở Đông Phi. Thảm họa đã dẫn tới một chiến dịch quyên góp toàn cầu hỗ trợ cho các nạn nhân, với hàng tỷ dollar đã được quyên góp. Không giống như Thái Bình Dương, không hề có một trung tâm cảnh báo sóng thần nào đặt tại Ấn Độ Dương. Một phần do nguyên nhân là do từ vụ phun trào Krakatoa năm 1883 (giết hại 36.000 người) tới năm 2004 không một trận sóng thần nào xảy ra ở khu vực này. Sau trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, UNESCO và các tổ chức quốc tế khác đã kêu gọi thiết lập một hệ thống giám sát sóng thần toàn cầu. 2006 - Trận sóng thần nam Đảo Java Một trận động đất mạnh 7.7 độ làm rung chuyển Ấn Độ Dương ngày 17 tháng 7 năm 2006 tại địa điểm cách 200 km phía nam Pangandaran, một bãi biển đẹp nổi tiếng về những đợt sóng thích hợp cho những người ưa thích môn lướt sóng. Trận động đất này đã gây ra một cơn sóng thần với nhiều độ cao khác nhau từ 2 mét tại Cilacap tới 6 mét tại bãi biển Cimerak cuốn và phạt bằng những ngôi nhà ở sâu tới 400 mét bên trong bờ biển. Số lượng nạn nhân được thông báo gồm 600 người chết và khoảng 150 người vẫn đang mất tích. Các trận sóng thần khác ở Nam Á Những trận sóng thần tại Nam Á (Nguồn: Trung tâm Địa chấn Không chuyên Ấn Độ)[8] Ngày Địa điểm 1524 Gần Dabhol, Maharashtra 2 tháng 4, 1762 Bờ biển Arakan, Myanma 16 tháng 6, 1819 Rann of Kachchh, Gujarat, Ấn Độ 31 tháng 10, 1847 Đảo Nicobar lớn, Ấn Độ 31 tháng 12, 1881 Đảo Car Nicobar, Ấn Độ 26 tháng Phun trào núi lửa Krakatoa 8, 1883 28 tháng 11, 1945 Bờ biển Mekran, Balochistan 26 tháng 12, 2004 Banda Aceh, Indonesia; Tamil Nadu (Ấn Độ), Kerala (Ấn Độ), Andhra Pradesh (Ấn Độ), Quần đảo Andaman và Quần đảo Nicobar (Ấn Độ); Sri Lanka; Thái Lan; Malaysia; Maldives; Somalia; Kenya; Tanzania Các trận sóng thần lịch sử khác Các cơn sóng thần khác đã xảy ra gồm: • Khoảng năm 500 trước Công nguyên: Poompuhar, Tamil Nadu, Ấn Độ, Maldives • 1541: một cơn sóng thần đã tấn công những khu định cư đầu tiên của người châu Âu tại Brasil, São Vicente. Không có ghi chép về số người chết và bị thương, nhưng thị trấn hầu như bị phá hủy hoàn toàn. • 20 tháng 1 năm 1606/1607: dọc bờ biển Kênh Anh Quốc hàng nghìn người chết đuối, nhà cửa và những ngôi làng bị cuốn bay, đất trồng trọt bị tràn ngập và các đàn gia súc bị một cơn lũ có thể là sóng thần cuốn trôi. Nguyên nhân của trận lụt còn đang bị tranh cãi, có lẽ nó xuất hiện do sự cộng hưởng của các điều kiện khí hậu và triều cường(tranh luận). • 26 tháng 1, 1700: trận Động đất Cascadia (ước đạt 9.0 độ) đã gây ra những đợt sóng thần lớn trên vùng Tây bắc Thái Bình Dương. • Một trong những thảm họa sóng thần tồi tệ nhất đã nhận chìm toàn bộ các ngôi làng dọc Sanriku, Nhật Bản, năm 1896. Một cơn sóng cao hơn tòa nhà bảy tầng (khoảng 20 m) đã làm khoảng 26.000 người chết đuối. • 1946: Một trận động đất tại Quần đảo Aleutian gây ra một cơn sóng thần tràn tới Hawaii, giết hại 159 người (năm người chết tại Alaska). • 9 tháng 7, 1958: Một trận lở đất lớn gây ra một cơn sóng tần tại fjord ở Vịnh Lituya, Alaska, Hoa Kỳ. Nó di chuyển với tốc độ hơn 150 km/h. • 26 tháng 5, 1983: 104 ở phía Tây Nhật Bản đã thiệt mạng khi một cơn sóng thần xuất hiện từ một trận động đất ở gần đó. • 17 tháng 7, 1998: Một cơn sóng thần tại Papua New Guinea giết hại khoảng 2200 người[9]. Một trận động đất 7.1 độ ngoài khơi 24 km sau đó 11 phút là một cơn sóng thần cao 12 m. Tuy cường độ trận động đất không đủ lớn để trực tiếp tạo ra các cơn sóng thần, mọi người tin rằng nó đã gây ra một vụ lở đất dưới đáy biển, dẫn tới sóng thần. Những làng mạc tại Arop và Warapu bị phá huỷ. • 17 tháng 7, 2006: Một cơn sóng thần cao sáu foot tràn vào bờ biển phía nam đảo Java, Indonesia lúc gần 11:20 UTC. Giết hại ít nhất 500 người và làm hư hại nhà cửa, tàu bè và khách sạn tại hay ở gần bờ biển Pangandaran. Cơn sóng thần do một trận động đất mạnh 7.7 độ ngoài khơi Ấn Độ Dương trực tiếp gây nên. Xem Trận động đất tháng 7, 2006 Java. Sóng thần tại Bắc Mỹ và Caribbea • 1690 - Nevis • 14 tháng 11, 1840 - Great Swell trên Sông Delaware • 18 tháng 11, 1867 - Quần đảo Virgin • 17 tháng 11, 1872 - Maine • 11 tháng 10, 1918 - Puerto Rico • 18 tháng 11, 1929 - Newfoundland • 9 tháng 1, 1926 - Maine • 4 tháng 8, 1946 - Cộng hòa Dominica • 18 tháng 8, 1946 - Cộng hòa Dominica Có thể coi là sóng thần • 35 triệu năm trước - Thiên thạch Vịnh Chesapeake, Vịnh Chesapeake • 9 tháng 6, 1913 - Longport, New Jersey • 6 tháng 8,1923 - Rockaway Park, Queens, New York • 8 tháng 8, 1924 - Đảo Coney, New York • 19 tháng 8, 1931 - Thành phố Atlantic, New Jersey • 21 tháng 9, 1938 - Hurricane, Bờ biển New Jersey • 19 tháng 5, 1964 - Đông bắc Hoa Kỳ • 4 tháng 7, 1992 - Bãi biển Daytona, Florida Nguồn: NOAA Văn phòng Dự báo Thời tiết Quốc gia Sóng thần tại Châu Âu • Ngày 16 tháng 10, 1979 - 23 người đã chết khi bờ biển Nice, Pháp, bị một cơn sóng thần tấn công. Đây có thể là một trận sóng thần do con người gây ra vì việc xây dựng một sân bay mới ở Nice đã gây ra một trận lở đất dưới đáy biển[10].

File đính kèm:

  • pdfSong than.pdf
Giáo án liên quan