Tìm hiểu Chín chúa

1. Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1525-1613), con út của Nguyễn Kim, xưng Chúa năm 1558, có 10 con trai và 2 con gái. Một người con gái lấy chúa Trịnh Tráng. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế.

2. Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi hay Chúa Bụt (1563-1635), con trai thứ sáu của Chúa Tiên, kế nghiệp năm 1613 vì các anh đều chết sớm và một anh bị Chúa Trịnh giữ tại Đàng Ngoài, có 11 con trai và 4 con gái. Chúa Sãi là người đầu tiên trong dòng họ mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mẹ ngài có thai chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ "Phúc". Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là "Phúc". Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hi Tông Hiếu Văn hoàng đế.

3. Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng (1601-1648), con trai thứ hai của Chúa Sãi, kế nghiệp năm 1635 vì anh trưởng chết sớm, có 3 con trai và 1 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế.

4. Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền (1620-1687), con trai thứ hai của Chúa Thượng, kế nghiệp năm 1648 vì cả anh lẫn em đều chết sớm, có 6 con trai và 3 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.

5. Nguyễn Phúc Thái tức Chúa Nghĩa (1650-1691), con trai thứ hai của Chúa Hiền, kế nghiệp năm 1687 vì anh trưởng chết sớm, có 5 con trai và 5 con gái. (Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì Chúa Nghĩa là Nguyễn Phúc Thái; còn Nguyễn Phúc Trăn không có, mà chỉ có Nguyễn Phúc Trân, em kế của Chúa tức Cương quận công.) Chúa Nghĩa là người dời đô đến Huế. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế.

6. Nguyễn Phúc Chu tức Chúa Minh (còn gọi là Quốc Chúa) (1675-1725), con trai trưởng của Chúa Nghĩa, kế nghiệp năm 1691, có 38 con trai và 4 con gái. Chúa Minh là người đầu tiên sai sứ sang nhà Thanh để xin phong vương nhưng không được nhận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê của Đàng Ngoài là vua của toàn xứ Việt lúc đó. Nhà Nguyễn sa

doc1 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu Chín chúa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chín chúa Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1525-1613), con út của Nguyễn Kim, xưng Chúa năm 1558, có 10 con trai và 2 con gái. Một người con gái lấy chúa Trịnh Tráng. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế. Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi hay Chúa Bụt (1563-1635), con trai thứ sáu của Chúa Tiên, kế nghiệp năm 1613 vì các anh đều chết sớm và một anh bị Chúa Trịnh giữ tại Đàng Ngoài, có 11 con trai và 4 con gái. Chúa Sãi là người đầu tiên trong dòng họ mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mẹ ngài có thai chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ "Phúc". Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là "Phúc". Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hi Tông Hiếu Văn hoàng đế. Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng (1601-1648), con trai thứ hai của Chúa Sãi, kế nghiệp năm 1635 vì anh trưởng chết sớm, có 3 con trai và 1 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế. Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền (1620-1687), con trai thứ hai của Chúa Thượng, kế nghiệp năm 1648 vì cả anh lẫn em đều chết sớm, có 6 con trai và 3 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế. Nguyễn Phúc Thái tức Chúa Nghĩa (1650-1691), con trai thứ hai của Chúa Hiền, kế nghiệp năm 1687 vì anh trưởng chết sớm, có 5 con trai và 5 con gái. (Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì Chúa Nghĩa là Nguyễn Phúc Thái; còn Nguyễn Phúc Trăn không có, mà chỉ có Nguyễn Phúc Trân, em kế của Chúa tức Cương quận công.) Chúa Nghĩa là người dời đô đến Huế. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế. Nguyễn Phúc Chu tức Chúa Minh (còn gọi là Quốc Chúa) (1675-1725), con trai trưởng của Chúa Nghĩa, kế nghiệp năm 1691, có 38 con trai và 4 con gái. Chúa Minh là người đầu tiên sai sứ sang nhà Thanh để xin phong vương nhưng không được nhận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê của Đàng Ngoài là vua của toàn xứ Việt lúc đó. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế. Nguyễn Phúc Chú tức Chúa Ninh (1697-1738), con trai trưởng của Chúa Minh, kế nghiệp năm 1725, có 3 con trai và 6 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Túc Tông Hiếu Ninh hoàng đế. Nguyễn Phúc Khoát tức Vũ Vương (còn gọi là Chúa Vũ) (1714-1765), con trai trưởng của Chúa Ninh, kế nghiệp năm 1738, có 18 con trai và 12 con gái. Đến lúc này Chúa Trịnh đã xưng vương nên Nguyễn Phúc Khoát cũng gọi mình là Vũ Vương vào năm 1744 và xem Đàng Trong như một nước độc lập. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thế tông Hiếu Vũ hoàng đế. Nguyễn Phúc Thuần tức Định Vương (còn gọi là Chúa Định) (1754-1777), con trai thứ 16 của Vũ Vương, kế nghiệp năm 1765, không có con. Khi còn sống, Vũ Vương đã có ý định cho con trai thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối ngôi. Sau khi Nguyễn Phúc Hiệu chết, và con ông hãy còn quá nhỏ, Vũ Vương định cho con trai thứ hai của mình là Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn, là cha của vua Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ Vương chết, một vị quan lớn trong triều là Trương Phúc Loan giết Nguyễn Phúc Luân và lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi, lên ngôi. Năm 1777 ông bị nhà Tây Sơn giết khi ở tuổi 26, chưa có con nối dõi. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế.

File đính kèm:

  • docCHIN CHUA.doc
Giáo án liên quan