Tiểu môđun 3: Lí luận giáo dục tiểu học

I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA TIỂU MÔĐUN

1. Kiến thức

− Trình bày các khái niệm và những vấn đề lí luận chung của quá trình giáo dục đạo đức,

thể chất, thẩm mĩ, lao động ở trường tiểu học.

− Nêu được vai trò, các giai đoạn phát triển và biện pháp xây dựng tập thể học sinh tiểu học.

− Trình bày ý nghĩa và các biện pháp phối hợp giáo dục của nhà trường và gia đình.

− Tóm tắt nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và các con đường thực hiện quá trình giáo

dục đạo đức, thể chất, thẩm mĩ, lao động ở tiểu học.

− Bước đầu nhận xét được thực tế hoạt động giáo dục ở trường tiểu học hiện nay.

2. Kĩ năng

− Kĩ năng thực hiện các thao tác phân tích, phân loại, hệ thống hoá lí luận giáo dục.

− Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục của các giáo viên

tiểu học ở địa phương.

− Xây dựng kế hoạch tự học và rèn luyện các ki năng học tập, nghiên cứu và kế hoạch tổ

chức các hoạt động giáo dục; xác định cách thức tổ chức, quản lí quá trình giáo dục học

sinh tiểu học.

− Thu thập, phân loại và giải quyết các tình huống giáo dục tiểu học.

− Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.

pdf90 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 2558 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu môđun 3: Lí luận giáo dục tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lại ở việc đổi mới nội dung, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, ... mà phải đổi mới cả công việc quản lí và phối hợp giáo dục. Các nhà sư phạm cần phân tích, xem xét và định hướng hoạt động cho nhà trường một cách hợp lí nhất, cần quan tâm đến chất lượng dạy học của nhà trường đồng thời mở rộng liên kết chặt chẽ với các lực lượng xã hội nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường và tạo nên môi trường thuận lợi cho việc giáo dục toàn diện. 87 Nhà trường cần phải xây dựng mạng lưới cộng tác viên. Yêu cầu đề ra cho mạng lưới cộng tác viên là: − Thường xuyên trao đổi với nhà trường về những thông tin có liên quan đến giáo dục. − Có năng lực chuyên biệt, có hiểu biết cần thiết và có uy tín với mọi người. − Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của nhà trường, biết cách vận động tổ chức của mình tham gia giáo dục. Để có mạng lưới cộng tác viên, nhà trường cần tìm hiểu, phát hiện trong hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể xã hội, tìm ra những người có khả năng và điều kiện cộng tác giáo dục để giúp đỡ nhà trường. 14. Giáo viên tiểu học cần phối hợp với các lực lượng xã hội trong việc giáo dục học sinh a) Vai trò, vị trí của cụm dân cư Cụm dân cư là khoảng không gian nhỏ, nằm trong sự quản lí của chính quyền phường xã. Cụm dân cư thường xuyên tác động đến trẻ em một cách trực tiếp là: Khu phố, thôn, ấp, làng, bản..., là nơi học sinh và gia đình HS cư trú. Cụm dân cư là nơi tập trung đa dạng các tầng lớp nhân dân, tôn giáo, lứa tuổi, nghề nghiệp. Đó cũng là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi diễn ra cuộc sống hằng ngày của cộng đồng gắn bó với đời thường của mỗi gia đình, chịu sự chi phối của các giá trị đạo đức, phong tục tập quán và những quy ước riêng của mỗi cộng đồng. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường tuy có nhiều mặt ích cực song cũng không ít tiêu cực đòi hỏi giáo dục phải quan tâm giải quyết. Giáo dục của nhà trường chỉ phát huy được tác dụng chủ đạo của mình khi có sự phối hợp thống nhất các lực lượng xã hội theo hướng tích cực. b) Lập kế hoạch, chương trình phối hợp hoạt động * Thu thập thông tin Để có thể thực hiện tốt việc phối hợp giáo dục cần phải xác định mục tiêu, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động. Trong quá trình giáo dục học sinh, nhà trường và mỗi giáo viên cần phải: xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động. Kế hoạch này phải là kết quả sáng tạo của mỗi giáo viên, vì vậy nó phản ánh rõ năng lực thiết kế và năng lực dự đoán của họ. Song để lập được kế hoạch và tổ chức hoạt động có hiệu quả, người lập kế hoạch cần phải nắm chắc và xử lí hàng loạt các thông tin về: − Mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch công tác của toàn trường, của lớp mình phụ trách. − Đặc điểm của học sinh, những truyền thống đã có, những thuận lợi và khó khăn. − Đặc điểm của địa bàn dân cư, tình hình chung của xã hội. − Các đặc điểm và điều kiện của gia đình học sinh và các lực lượng xã hội, khả năng có thể huy động, mục tiêu cần phải đạt được... − Từ những thông tin đã thu thập được, người giáo viên cần phải xử lí và dự đoán khả năng phát triển chung cũng như phát triển về từng mặt hoạt động của tập thể lớp, gắn liền với khả năng phát triển của cả tập thể và của mỗi cá nhân học sinh. Nhưng cần phải tính đến những thuận lợi, khó khăn và có phương hướng để khắc phục những khó khăn ấy. * Lập kế hoạch, chương trình phối hợp hoạt động giáo dục Để có được một kế hoạch đúng đắn, hợp lí cần phải tiến hành thông qua các bước sau đây: − Bước 1: - Lãnh đạo nhà trường cần phải tìm những cán bộ có đủ tài năng để làm dự thảo kế hoạch, bố trí công việc, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người phù hợp với trình độ, năng lực của họ. 88 Mặt khác cần phải thiết lập quan hệ công tác giữa người được phân công lập kế hoạch với các bộ phận trong nhà trường và các lực lượng xã hội giúp cho người lập kế hoạch có đầy đủ các dữ kiện cần thiết. Ngoài ra, cần phải tập hợp phân tích, lưu trữ những thông tin cần thiết. − Bước 2: Dựa vào những thông tin đã tổng kết của năm học trước để chẩn đoán trạng thái và bước đi của năm học mới. Căn cứ vào chỉ thị của các cấp quản lí lãnh đạo, điều kiện chủ quan, khách quan để xác định nội dung và phạm vi của kế hoạch. Ngoài ra, còn phải căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ của học sinh và trình độ, khả năng của giáo viên, của gia đình học sinh và các lực lượng xã hội có trên địa bàn... để xây dựng kế hoạch phối hợp. − Bước 3: - Phác thảo mục tiêu, yêu cầu, chỉ tiêu. + Lựa chọn nội dung công việc. + Dự kiến thời gian. + Đề xuất các biện pháp, tính toán tiềm năng, nguồn lực. + Dự kiến tình huống. − Bước 4: Lập kế hoạch và chương trình hoạt động. Trong bản kế hoạch cần phải dự kiến các mục tiêu, định chuẩn đánh giá, lựa chọn các biện pháp tối ưu nhằm huy động toàn bộ các tiềm năng, nguồn dự trữ cho công tác phối hợp giáo dục đạt hiệu quả cao. − Bước 5: Lấy ý kiến dân chủ, điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch. Sau đó trình cấp trên phê duyệt. Đề nghị đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện và xác định tính hợp pháp của các hoạt động phối hợp. Nhiệm vụ : Phân tích các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. Nhiệm vụ 1 : Sinh viên làm việc theo cá nhân. Đọc phần thông tin cho hoạt động 4 và tự trả lời các câu hỏi ở mục đánh giá hoạt động 4. Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. Nhiệm vụ 3: Chỉ ra những biện pháp thường được sử dụng và chưa được sử dụng ở nhà trường tiểu học hiện nay. Đánh giá hoạt động 4 Câu hỏi 1: Trình bày các biện phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. Câu hỏi 2: Nêu cách thực hiện các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. Câu hỏi 3: Chỉ ra các thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học Bài tập: Tìm hiểu thực tế việc thực hiện các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. thông tin phản hồi cho hoạt động 89 *Hoạt động 1 Câu hỏi 1: Vì sao cần phải phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học? − Quá trình giáo dục là quá trình phức hợp, liên tục. − Có mối quan hệ biện chứng giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục HS tiểu học. − Phối hợp có thể phát huy được sức mạnh riêng và sức mạnh chung. − Hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc giáo dục Câu hỏi 2: Nêu ý nghĩa của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. Theo thông tin cho cho hoạt động 1 để trả lời câu hỏi trên ; có lí giải và ví dụ minh hoạ. Câu hỏi 3: Trình bày các cơ sở của việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục HS tiểu học. − Mục tiêu chung thống nhất của việc giáo dục trẻ em. − Đặc điểm của gia đình và giáo dục của gia đình. − Đặc điểm của nhà trường tiểu học và giáo dục của nhà trường. − Đặc điểm học sinh tiểu học. − Cơ sở kinh tế chính trị xã hội Bài tập: Tìm hiểu thực tế việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. − Trao đổi với cha mẹ HS và các thầy cô giáo. − Trao đổi với HS tiểu học. − Sử dụng các phiếu điều tra, trưng cầu ý kiến. *Hoạt động 2 Câu hỏi 1: Vì sao cần phải phát huy vai trò của gia đình HS tiểu học trong quá trình giáo dục? Gia đình có sức mạnh giáo dục mà nhà trường không thể bằng được : Như tình cảm, các giá trị đạo đức truyền thống, sự chăm sóc sức khoẻ, các điều kiện vật chất và tinh thần, các mối quan hệ tích cực. − Gia đình có thể hỗ trợ, phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ em. Câu hỏi 2: Nêu đặc điểm giáo dục của gia đình HS tiểu học Theo thông tin cho hoạt động 2 để trả lời câu hỏi này. Cho các ví dụ minh hoạ và so sánh với đặc điểm giáo dục của nhà trường. Câu hỏi 3: Nêu một số ví dụ về giáo dục của gia đình HS tiểu học Bài tập: Tìm hiểu thực tế việc giáo dục của gia đình HS tiểu học. − Trao đổi với cha mẹ và HS tiểu học. − Đánh giá, nhận xét về thực tế đã tìm hiểu được. − Đề xuất các kiến nghị cần thiết để cải thiện thực trạng giáo dục của gia đình HS tiểu học. *Hoạt động 3 Câu hỏi 1: Trình bày các nhiệm vụ của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. Theo thông tin cho hoạt động 3. Nêu những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ nói trên. Câu hỏi 2: Nêu nội dung của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. Theo thông tin cho hoạt động 3 Câu hỏi 3: Nêu các thuận lợi và khó khăn trong việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. − Nêu thuận lợi và cho ví dụ minh hoạ. 90 − Nêu khó khăn và cho ví dụ minh hoạ. − Đề xuất các biện pháp phát huy thuận lợi và khắc phục khó khăn. Bài tập: Tìm hiểu thực tế việc thực hiện nhiệm vụ và nội dung phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. Điều tra bằng phiếu câu hỏi, trao đổi với cha mẹ, giáo viên và học sinh tiểu học để thực hiện bài tập. *Hoạt động 4 Câu hỏi 1: Trình bày các biện phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. − Theo thông tin cho hoạt động 4. − Nêu những biện pháp thường được sử dụng ở trường tiểu học hiện nay. − Nêu những biện pháp ít khi được sử dụng ở trường tiểu học hiện nay. − Nêu những biện pháp chưa sử dụng ở trường tiểu học hiện nay và nêu lí do vì sao. Câu hỏi 2: Nêu cách thực hiện các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. Câu hỏi 3: Chỉ ra các thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học − Trao đổi với các giáo viên tiểu học để trả lời câu hỏi này. − Đề xuất các biện pháp nhằm phát huy thuận lợi và khắc phục khó khăn. Bài tập: Tìm hiểu thực tế việc thực hiện các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS tiểu học. Điều tra, trao đổi với cha mẹ HS, giáo viên tiểu học và HS tiểu học để làm bài tập này.

File đính kèm:

  • pdfTieu modun 3-lý luận giáo dục tiểu học.pdf
Giáo án liên quan