Tiểu môđun 2: Lí luận dạy học ở tiểu học

TIỂU MÔĐUN 2

LÍ LUẬN DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC

I. MỤC TIÊU

1- Kiến thức

– Phân định rõ hệ thống kiến thức cơ bản của lí luận dạy học đại cương : bản chất, nhiệm vụ,

động lực của quá trình dạy học.

– Phân tích được các đặc điểm của hoạt động dạy học ở bậc tiểu học.

– Giải thích được chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học.

2- Kĩ năng

– Phân loại và sử dụng được các kĩ năng dạy học cơ bản và chuyên sâu : chuẩn bị giáo án, tổ

chức quá trình dạy học, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp dạy học.

– Sử dụng được các phương tiện kĩ thuật dạy học trong giảng dạy.

3- Thái độ

– Chủ động thực hiện nhiệm vụ của giáo viên với phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở

nhà trường tiểu học.

– Biểu hiện sự say mê và thể hiện tình cảm yêu nghề dạy học.

pdf78 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu môđun 2: Lí luận dạy học ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huẩn bị bài vở cho buổi học ngày hôm sau. Việc thanh toán bài vở của buổi học sáng cần được hiểu ở 2 mức độ : Một là đối với mọi học sinh nói chung, giúp các em nắm chắc lại kiến thức kĩ năng, mà đã có lúc ta gọi yêu cầu này là "xào bài", hình thức có thể là trả lời câu hỏi, làm các bài tập trắc nghiệm, làm bài tập tương tự hay tập giải lại các bài đã thực hiện trên lớp trong buổi học sáng; hai là đối với học sinh yếu kém, tạo thời gian cho các em giải quyết nốt phần bài còn làm dang dở ở buổi sáng, tập giải lại các bài tập đã làm trên lớp. Việc giải quyết bài tập ở nhà thực chất là luyện tập thực hành ứng dụng. Cho nên học sinh mà nắm vững bài học thì đều có thể nhanh chóng làm tốt các bài tập này. Hơn nữa, các bài tập ở nhà này thường chỉ là vận dụng các dạng bài tập đã được thầy cô giáo hướng dẫn giải quyết buổi sáng ở trên lớp. Cho nên có thể coi đây là bước kiểm tra độ nắm bài học của học sinh - cái thành quả của việc "xào bài". Việc chuẩn bị bài vở cho buổi học ngày hôm sau bao gồm việc ôn lại kiến thức kĩ năng bằng hình thức đọc thuộc kiến thức cần ghi nhớ, giải lại các bài tập đã làm trên lớp và kiểm tra lại các bài tập ngày hôm sau sẽ thực hiện trên lớp. Đôi khi còn cần dành ít thời gian đọc trước bài hôm sau thầy cô giáo sẽ giảng. Nhà trường bán trú có điều kiện thời gian tăng tiết các môn học vào buổi học chiều. Nhưng chỉ nên dùng tiết học tăng thêm đó để luyện tập giúp các học sinh vận dụng thành thạo kiến thức và kĩ năng, tuyệt đối không dùng để dạy thêm kiến thức. Từ năm học này, trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn sắp xếp thời khoá biểu đối với trường lớp học một buổi và trường lớp học hai buổi. Đấy là một thuận tiện cho các trường bán trú trong việc tổ chức học tập hai buổi cho học sinh. 4- Những vấn đề đặt ra cho việc tổ chức hình thức dạy học bán trú Nhà trường bán trú đã thể hiện rõ những mặt ưu việt của nó. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học bán trú có không ít khó khăn. 4.1- Nhà trường bán trú phải thực hiện 2 nhiệm vụ trí dục : dạy học và tổ chức, hướng dẫn cho học sinh luyện tập, thực hành Trong nhiệm vụ trí dục, công việc ở nhà trường bán trú cũng gấp đôi so với trường ngoại trú. Ngoài buổi học sáng còn phải tổ chức buổi học chiều. HoÏc sinh học hai buổi tại trường đòi hỏi nhà trường phải đảm đương cả phần việc mà trường ngoại trú vẫn giao cho phụ huynh. Nói một cách khác, nhà trường bán trú phải gánh cả công việc của gia đình trong việc dạy học sinh học tập. 4.2- Nhà trường bán trú phải tăng cường các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt động thể dục thể thao HoÏc sinh ở trường cả ngày, không thể chỉ học, phải có các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí xen giữa các tiết học. Đây không phải chỉ là yêu cầu của chương trình mà còn là nhu cầu của sinh hoạt tập thể, của sinh hoạt con người nói chung. Chẳng ai có thể ngồi nguyên một chỗ làm việc hoặc học tập suốt buổi. Ngồi lâu cũng cần đi lại vận động gân cốt, làm việc nhiều cũng đòi hỏi phải thư giãn đầu óc. Người lớn đã vậy, huống chi các em nhỏ. Sức tập trung của con người là có hạn. Các nhà tâm lí học đã khẳng định trẻ nhỏ không thể chú ý vào một công việc quá 20 phút. 4.3- Nhà trường bán trú phải đảm đương bữa ăn trưa, giấc ngủ trưa cho các cháu Thêm việc nuôi dù chỉ là một bữa ăn trưa, một giấc ngủ trưa cũng đòi hỏi phải có người lo việc ăn uống, người nấu ăn, người chạy thực phẩm, và cả người đôn đốc việc ăn uống cho các em. Phải có bếp nấu, phòng ăn. Học sinh ở lại trường dù chỉ bữa trưa cũng phải có phòng ngủ. Khuôn viên nhà trường phải được mở rộng gấp đôi. Nhân sự nhà trường cũng tăng thêm gấp đôi. Phạm vi hoạt động của nhà trường vươn ra ngoài xã hội. Cán bộ quản lí nhà trường phải có năng lực nhiều mặt mà trường sư phạm chưa kịp trang bị cho người học. Cho đến nay các trường cán bộ quản lí trung ương và điạ phương, vẫn chưa có nội dung hướng dẫn tổ chức trường học bán trú trong chương trình huấn luyện. Rõ ràng là so với trường ngoại trú, trường học bán trú có số lượng công việc lớn hơn nhiều. Nhiệm vụ của hoạt động 5 Nhiệm vụ 1 : Làm việc theo nhóm. Việc làm 1 : Thảo luận : – Phân biệt các hình thức dạy học bán trú, nội trú, ngoại trú, học hai buổi. – Nêu đặc điểm của hình thức dạy học bán trú. Việc làm 2 : Cử người trình bày trước lớp. Nhiệm vụ 2 : làm việc theo nhóm Việc làm 1 : Thảo luận về nội dung hoạt động học trong nhà trường bán trú. Việc làm 2 : Cử người trình bày trước lớp Nhiệm vụ 3 : Làm việc theo nhóm Việc làm 1 : Thảo luận về các khó khăn của việc tổ chức hình thức dạy học bán trú. Việc làm 2 : Cử người trình bày trước lớp. Đánh giá hoạt động 5 Tìm hiểu việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong trường bán trú. 1- Mục đích – Thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn của việc tổ chức dạy học bán trú ở cả hai mặt : thầy cô giáo dạy học và học sinh học tập. – Thấy được yêu cầu cải tiến phương pháp dạy học để đáp ứng nhiệm vụ tổ chức dạy học bán trú. 2- Nhiệm vụ cụ thể – Phân tích và nêu ví dụ cụ thể mặt ưu việt của việc cho con vào học trường bán trú nhìn ở góc độ phụ huynh học sinh. – Phân tích và nêu ví dụ cụ thể mặt ưu việt của việc vào học trường bán trú, nhìn ở góc độ học sinh. – Phân tích và nêu ví dụ cụ thể mặt thuận lợi và khó khăn của việc dạy học trường bán trú nhìn ở góc độ người thầy. Hoạt động 6 - Luyện tập - thực hành (1 tiết). Nhiệm vụ của hoạt động 6 Nhiệm vụ 1 : Làm việc theo nhóm. Thảo luận : 1- Lập bảng tổng hợp khái quát được các hình thức tổ chức dạy học ở nhà trường tiểu học Việt Nam hiện nay. 2- Các yếu tố làm cơ sở cho việc xác định hình thức tổ chức dạy học ở nhà trường tiểu học. 3- Những yếu tố cần giải quyết khi tổ chức một nhà trường bán trú trong hoàn cảnh của đất nước ta hiện nay ? 4- Vị trí và hình thức của hoạt động ngoại khoá trong nhà trường tiểu học Việt Nam hiện nay ? Nhiệm vụ 2 : Làm bài tập thực hành. Các nhóm thảo luận và mỗi nhóm thực hành soạn một trong các giáo án sau : – Giáo án tổ chức cho học sinh tham quan. – Giáo án tổ chức trò chơi học tập trên lớp. – Giáo án tổ chức giờ học trên lớp huy động được ba hình thức hoạt động của học sinh : cá nhân, nhóm nhỏ, cả lớp. Thông tin phản hồi Hoạt động 1 Các hình thức tổ chức dạy học Các yếu tố tạo thành Hình thức dạy học tương ứng Số người tham gia học tập. – Học cá nhân. – Học nhóm. – Học tập thể. Thời gian học tập. – Học chính khoá. – Học ngoại khoá. Không gian tiến hành hoạt động học tập. – Học trên lớp. – Học ngoài lớp. Bài học đầu tiên Tính chất của hoạt động học tập. – Học bài mới. – Ôn tập. – Luyện tập. – Kiểm tra. Hoạt động 2 Các hình thức tổ chức hoạt động trong giờ học tập Dạng tổ chức hoạt động trong bài lên lớp Đặc trưng Điều kiện đảm bảo thành công Học chung toàn lớp. – Toàn thể lớp cùng làm việc. – Có yêu cầu chung về mục đích, phương pháp và nhịp độ hoạt động. – HS không đồng đều trong nhận biết, khả năng và nhiệt tình giải quyết công việc. Phối hợp dạng hoạt động chung toàn lớp với dạng hoạt động nhóm và cá nhân. Học theo nhóm. – Học tập có phân hoá : phân hoá theo số người; phân hoá theo nhiệm vụ. – Có sự phối hợp hoạt động giữa các cá nhân. – Nhóm tối đa là nhóm 4. – Chia nhóm bất kì. – Sắp xếp bàn ghế cho phù hợp hoạt động. – Nhóm trưởng luân phiên. Làm việc cá nhân. – Rèn năng lực độc lập công tác. – Bồi dưỡng ý chí vươn lên trong công việc. Có sự tổ chức công việc và giám sát của giáo viên. Hoạt động 3 1- Nhiệm vụ của hoạt động ngoại khoá – Nâng cao hứng thú học tập đối với môn học, bằng cách : +Từng bước nâng cao năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng của môn học vào cuộc sống. + Từng bước phát triển nhu cầu tự học, năng lực nghiên cứu. – Đưa học sinh vào cuộc sống xã hội, cuộc sống tập thể, bằng cách : + Làm con người nhà trường đào tạo thích ứng được với những bước biến đổi to lớn của cuộc sống. + Mở rộng tầm mắt chính trị, giúp xác định vị trí trong xã hội. 2- Phân biệt hoạt động ngoại khoá và các hoạt động phụ đạo, bồi dưỡng. HĐ ngoại khoá HĐ phụ đạo HĐ bồi dưỡng Đối tượng tham dự Toàn lớp Chọn lọc Chọn lọc Nội dung Áp dụng vào cuộc sống Hoàn chỉnh chương trình Mở rộng chương trình Tính chất Tự nguyện Bắt buộc Tự nguyện Hoạt động 4 Lớp ghép 1- Định nghĩa Lớp học của nhiều trình độ khác nhau. 2- Hoàn cảnh tổ chức : – Các vùng có ít học sinh : lớp học vùng cao, vùng sâu vùng xa. – Các học sinh bận rộn nhiều trong công việc kiếm sống : lớp học tình thương. 3- Điều kiện tổ chức : – Thiết bị dạy học : + Bảng lớp : số lượng tuỳ số lớp học ghép. + Thiết bị dạy học : thẻ từ, bảng cài, phiếu học tập. – Giáo viên tâm huyết và có trình độ chuyên sâu. + Biết cách bố trí phòng học cho hợp lí. + Biết cách sắp xếp thời khoá biểu hợp lí. Hoạt động 5 Việc tổ chức hoạt động học tập trong nhà trường bán trú. 1- Học sinh – Học cả ngày tại trường có thầy cô giáo bên cạnh sẵn sàng giải đáp mọi vướng mắc trong học tập, có bạn bè bên cạnh sẵn sàng cộng tác trong công việc học tập. – Bài vở được giải quyết ngay tại trường, ra khỏi trường là hết công việc học tập. – Không phải lo mang vác sách vở nặng nhọc, không lo quên sách vở tại nhà, không lo không làm hết việc học tập thầy, cô giao cho. – Bớt được việc đi lại vào buổi trưa, có thì giờ nghỉ ngơi. – Được sinh hoạt trong một tập thể thân ái. 2- Giáo viên – Có điều kiện hướng dẫn cho từng đối tượng học sinh trong lớp. – Có điều kiện hiểu rõ hơn về cách sinh hoạt của từng học sinh, nắm bắt tính cách của từng học sinh. 3- Phụ huynh học sinh – Bớt được nỗi lo đưa đón con vào buổi trưa nắng. – Bớt được nỗi lo quản lí con ngoài giờ học chính thức ở trường. – Bớt được nỗi lo thôi thúc con học bài, làm bài. 4- Xã hội – Giải quyết được nạn học thêm. – Giải quyết được nạn kẹt xe trước trường học vào giờ trưa.

File đính kèm:

  • pdfTieu modun 2- lý luận dạy học ở tiểu học.pdf
Giáo án liên quan