Trong thời đại toàn cầu hóa, quốc tế hóa, bùng nổ thông tin và giao lưu văn hóa một cách mạnh mẽ các nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam đang phải hứng chịu rất nhiều ảnh hưởng của sự hội nhập. Cơ hội nhiều song thách thức cũng không ít. Bên cạnh những cơ hội hợp tác đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu chọn lọc tiếp thi những tinh hoa văn hóa thế giới thì Việt nam cũng đang phải đối mặt với không ít những nguy cơ thách thức trong việc hội nhập văn hóa. Nhiều vấn đề đang đặt ra một cách cấp bách: làm thế nào để vừa hội nhập vừa không làm đấnh mất bản sắc văn hóa dân tộc, làm thế nào để có thể ngăn chặn tối đa sự du nhập của những luồng văn hóa phản giá trị, có nội dung không lành mạnh vào đời sống nhân dân.Tất cả đang đặt ra cho Đảng, Nhà nước cũng như toàn bộ nhân đân trước sự tìm kiếm những biện pháp giải pháp có thể hạn chế được sự du nhập của văn hóa phản giá trị. Một trong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng và có thể coi là có hiệu quả nhất là chúng ta tìm về với những giá trị của Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Đây được xem là giải pháp tối ưu có hiệu quả và tác động lớn đến hầu khắp quần chúng nhân dân cả nước. Và để làm rõ hơn về việc vận dụng Tư tưởng Hồ Chí minh trên lĩnh vực văn hóa tác giả đã chọn đề tài: “ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đời sống văn hóa mới ở nước ta hiện nay ”.
50 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 4703 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cốt cách, lối sống, tâm hồn dân tộc, chạy theo các phân giá trị, để từ tự diễn biến về văn hóa dẫn đến tự diễn biến về chính trị. Đây là một bước khởi đầu cho việc tiến hành diễn biến hòa bình trên lĩnh vực chính trị của các thế lực thù địch.
Về lối sống, họ lợi dụng phim ảnh, video đen để lôi kéo người chạy theo lạc thú, theo thị hiếu riêng, lợi ích của bản thân cá nhân, và dẫn con người đến các tệ nạn, từng bước hủy hoại nhân cách con người, làm tan vỡ hạnh phúc các gia đình và băng hoại đạo đức xã hội
Những vấn đề này đã trở thành nỗi lo của tất cả các nước có nền kinh tế đang phát triển. Và đã có nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia đặc biệt là các quốc gia Châu Á đã lên tiếng kêu gọi trở về với các giá trị Châu Á, lên án các khuôn mẫu phương Tây không phù hợp với văn hóa truyền thống Châu Á.
Phương pháp bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc theo tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là cần phải giáo dục, bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng để từ đó ngăn chặn sự xâm nhập ào ạt của các giá trị phản văn hóa từ bên ngoài vào. Phải giáo dục, nâng cao hiểu biết của nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hóa để mỗi người dân đủ tri thức tiếp thu và chọn lọc lấy những giá trị văn hóa của các nền văn hóa thế giới từ đó biết loại bỏ, chống lại các giá trị phản văn hóa, văn hóa ngoại lai xâm nhập từ bên ngoài vào.
Vấn đề cảnh giác ngăn chặn âm mưu lợi dụng giao lưu văn hóa để thực hiện diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch là một trong những vấn đề cần được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Không chỉ bởi nó ảnh hưởng đến văn hóa đời sống của nhân dân mà nó còn ảnh hưởng đến tình hình chính trị của dân tộc. Vì vậy cần phải nâng cao hơn nữa đối với các âm mưu lợi dụng giao lưu văn hóa để tiến hành “diễn biến hòa bình” về chính trị.
4- Xây dựng các gương văn hóa điển hình trong xã hội:
Một nội dung trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong xây dựng đời sống mới hiện nay đó chính là xây dựng các gương văn hóa điển hình trong xã hội. Tưởng chừng như đây là phong trào mang tính chất quần chúng, mang tính biện pháp tạm thời nhưng thực chất nó lại có những ý nghĩa giá trị vô cùng to lớn và nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa mới, đời sống mới của cộng đồng của xã hội.
Theo chủ tich Hồ Chí Minh thì trong những phương pháp bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc của Hồ Chí Minh là phải xây dựng và bồi dưỡng những điển hình tích cực về văn hóa, từ phong trào “người tốt, việc tốt”, “xây dựng gia đình văn hóa mới”, “làng văn hóa”để từ đó làm cơ sở, làm nền tảng để xây dựng những thuần phong mỹ tục mới cho toàn xã hội, đó là con đường vững chắc và hiệu quả nhất để tạo ra sức đề kháng, bảo vệ văn hóa dân tộc, chống lại sự thẩm thấu độc hại của văn hóa ngoại lai. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “một tấm gương sống bằng cả nghìn bài diễn thuyết”. Chính vì vậy mà Người rất quan tâm đến việc xây dựng các gương điển hình trong mọi lĩnh vực, gương người tốt việc tốt khắp mọi địa phương, mọi làng xã trong cả nước. Người đã nhìn thấy sức mạnh của các tấm gương người tốt trong việc định hình, hình thành và phát triển các phong trào văn hóa trong đời sống của nhân dân.
Một trong những việc làm của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng các gương văn hóa điển hình trong xã hội là việc Người đã chỉ đạo việc xuất bản sách người tốt. Người đã sưu tầm tất cả những bài báo viết về gương người tốt việc tốt và giao cho các nhà xuất bản phải biên tập và xuất bản lại thành những cuốn sách phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Theo Người, việc xây dựng các gương người tốt việc tốt có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi trong xã hội đang luôn có sự đấu tranh giữa hai trạng thái tư tưởng tích cực và tiêu cực, cho nên tác động học tập và làm theo gương người tốt, việc tốt là biện pháp cơ bản để chống lại chủ nghĩa cá nhân là cải tạo những thói hư tật xấu và gạn đục khỏi tay cho con người, là bồi dưỡng đạo đức phẩm chất con người xã hội chủ nghĩa. Theo chỉ tịch Hồ Chí Minh thì việc học tập và làm theo gương người tốt việc tốt chẳng những có tác dụng phát động thành cao trào, tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ mọi người phát huy truyền thống phẩm chất tốt đẹp và mọi khả năng tiềm tàng dể hoàn thành các nhiệm vụ trước mắt, khơi dậy lòng tự hào chính đáng, tạo vinh dự làm vẻ vang cho dân tộc, ngoài ra đó còn là biện pháp tích cực góp phần xây dựng Đảng, bồi dưỡng lực lượng nòng cốt của cách mạng, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng con người mới, nếp sống mới, xây dựng xã hội văn minh,Quả đúng như những lời dạy những tư tưởng của Người trong xây dựng gương người tốt việc tốt, vì khi nhiều gương người tốt việc tốt cộng lại sẽ trở thành lực lượng vĩ đại, thành sức mạnh phi thường, có khả năng dời non lấp bể, trở thành nhân tố quan trọng góp phần quyết định vận mệnh quốc gia. Chính vì vậy mà trong giai đoạn hiện nay chúng ta càng cần phải tiếp tục xây dựng gương người tốt việc tốt để từ đó có thể phát huy hơn nữa súc mạnh của toàn dân tộc trong xây dựng đất nước và có cả sự xây dựng phát triển văn hóa xâ hội của dân tộc. Nhằm bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trước sự xâm lấn của văn hóa lai căng và các phản gía trị văn hóa từ bên ngoài vào.
5- Vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa mới trên các lĩnh vực vủa đời sống:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là một hệ thống tư tưởng trên nhiều khía cạnh nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Và Người đã đề cập rất nhiều những tư tưởng biện pháp trong việc xây dựng văn hóa mới trên các lĩnh vực của đời sống và trong công cuộc đổi mới hiện nay chúng ta càng cần phải học tập vận dụng tư tưởng văn hóa của Người trong xây dựng các lĩnh vực của đời sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp cận văn hóa chính trị trên bốn lĩnh vực lớn của đời sống xã hội là: trên lĩnh vực lao động, trên lĩnh vực giao tiếp, trong quan hệ gia đình và về nhân cách. Sự tiếp cận văn hóa chính trị về Chủ Nghĩa Xã Hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực đã mang lại cho chúng ta cơ sở, phương hướng những bài học bổ ích cho việc định hướng một mô hình xã hội kiểu mới. Đó là chủ nghĩ xã hội do nhân dân lao động làm chủ , có nền kinh tế phát triển cao, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người được giải phóng khỏi mọi áp bức, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân, các dân tộc bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì vậy mà trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần vận dụng tư tưởng của Người về xây dựng Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến việc xây dựng văn hóa đạo đức. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm của xã hội. Hồ Chí Minh đã xác định được những quan điểm tư tưởng về đạo đức văn hóa. Ngày hôm nay, trong xu thế hội nhập quốc tế hóa chúng ta càng phải vận dụng tư tưởng của Người để xây dựng đạo đức trong xã hội mới. Cần phải có sự đấu tranh mạnh mẽ đối với việc lạm dụng quyền lực chính trị và phải xây dựng nên sự tồn tại của một nền đạo đức mới, đạo đức với sự xuất hiện của cả hai mặt đức và tài trong xã hội, sống và làm việc theo khoa học và pháp luật, biết kết hợp giữa lợi ích của cộng đồng và lợi ích của cá nhân một cách hợp lý và hài hòa. Chỉ khi chúng ta xây dựng một nền tảng văn hóa đạo đức như vậy thì mới có khả năng xây dựng đất nước có văn hóa vững mạnh.
Bên cạnh đó, chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu ra các tư tưởng về văn hóa pháp luật, văn hóa nghệ thuật,Trong giai đoạn đất nước hiện nay, những tư tưởng của Người vẫn cần phải được phát huy và vận dụng có hiệu quả trong đời sống. Có như vậy chúng ta mới xây dựng được một nền văn hóa phát triển dựa trên cơ sở phát triển của các lĩnh vực về văn hóa.
V- Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa mới hiện nay:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng có ý nghĩa giá trị to lớn đối với sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam hiên nay. Tư tưởng về văn hóa của Người đặc biệt có ý nghĩa to lớn với việc xây dựng một nền văn hóa mới. Nền văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và phát triển dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng Hồ Chí Minh đã mở đường thực tế để huy động đông đảo nhân dân tham gia hoạt động văn hóa và tạo dựng nền văn hóa có chất lượng có bản sắc mới và chúng ta đang xây dựng một nền văn hóa mà ở đó các quan hệ lao động sẽ dần dần thoát khỏi ách áp bức bóc lột, nạn thất nghiệp, tiến tới lao động có kỹ thuật cao. Trên lĩnh vực giao tiếp giữa dân tộc tộc người, cá nhân và xã hội, dân tộc và quốc tế, nó thực hiện sự bình đẳng các giá trị trên cơ sở một chủ nghĩa bao dung Hồ Chí Minh.
Có tư tưởng Hồ Chí Minh dẫn đường chúng ta có một chiến lược, một hệ chính sách, một kịch bản đầy đủ, một ngân sách quyết chọn đúng đắn nhất định chúng ta sẽ nâng cao được chất lượng trí tuệ, chủ nghĩa nhân văn đẩy mạnh hợp tác quốc tế, giữ gìn bản sắc dân tộc, xây dựng được nền nghệ thuật có chất lượng cao và một xã hội văn hóa có sự thống nhất trong đa dạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ luôn là kim chỉ nan cho mọi hành động, là nền tảng tư tưởng cho công cuộc xây dựng đất nước đặc biệt là trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của đất nước ta.
PHẦN KẾT THÚC
Đề tài đã góp một phần nhỏ làm sáng tỏ thêm các giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nền văn hóa nước ta hiện nay. Để nền văn hóa nước ta trở thành một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Để nền văn hóa nước ta có khả năng chọn lọc tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa thế giới đồng thời có khả năng chống lại sự xâm nhập ồ ạt của các giá trị phản văn hóa trong xã hội. Vì kiến thức, trình độ còn nhiều hạn chế nên tác giả chỉ mới nêu được một số giải pháp cơ bản, chưa đi sâu giải quyết một cách cặn kẽ các phương pháp trong vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với xxây dựng văn hóa nước ta hiện nay.
Trong qua trình thực hiện đề tài còn có rất nhiều những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo cũng như các bạn đọc đóng góp ý kiến, bổ sung để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
File đính kèm:
- DE TAI XAY DUNG DOI SONG VAN HOA(1).doc