I. MỤC TIÊU:
Học sinh được thực hành tìm hiểu về:
- Cấu tạo của quạt điện: Động cơ điện, cánh quạt.
- Hiểu được các số liệu kỹ thuật của quạt.
II. CHUẨN BỊ:
· Tranh vẽ, mô hình, các mẫu vật, lá thép, lõi thép, dây quấn.
· Thiết bị: Quạt 220V, nguồn điện, đồng hồ vạn năng.
· Dụng cụ: Kìm, tua vít, một số cờ lê, bút thử điện.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 50 Thực hành quạt điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:11.3.2006
Tiết 50
THỰC HÀNH Quạt Điện
I. MỤC TIÊU:
Học sinh được thực hành tìm hiểu về:
- Cấu tạo của quạt điện: Động cơ điện, cánh quạt.
- Hiểu được các số liệu kỹ thuật của quạt.
II. CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ, mô hình, các mẫu vật, lá thép, lõi thép, dây quấn.
Thiết bị: Quạt 220V, nguồn điện, đồng hồ vạn năng.
Dụng cụ: Kìm, tua vít, một số cờ lê, bút thử điện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài học:
Quạt điện là đồ dùng điện cơ thông dụng trong gia đình, thường dùng ở điện áp 220V. để hiểu được cấu tạo, các yêu cầu kỹ thuật và cách sử dụng quạt điện, ta thực hiện bài “Quạt điện”.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu bài thực hành.
- Chia nhóm: Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 6 – 7 họcï sinh.
- Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị của các thành viên.
- Giáo viên kiểm tra các nhóm, nhắc nhở nội quy an toàn khi sử dụng điện và hướng dẫn trình tự thực hành.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quạt điện
- Giáo viên hướng dẫn đọc và giải thích ý nghia số liệu kỹ thuật của quạt điện:
Uđm: 220V
Pđm: 35W , sải cách 250mm.
- Giáo viên: Hãy nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của động cơ?
Cấu tạo: + Stato gồm : lõi thép và dây quấn
Chức năng: Tạo từ trường quay .
+ Rôto gồm: lõi thép và dây quấn ( thanh dẫn ).
Chức năng: làm quay quạt.
+ Trục: lắp Rôto và cánh quạt.
+ Cánh quạt: Tạo ra gió.
+ Các thiết bị điều khiển: để điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió, hẹn giờ…
Học sinh vào mục 2 – Báo cáo thực hành.
Hoạt động 3: Chuẩn bị cho quạt điện làm việc.
Giáo viên: Muốn sử dụng quạt điện an toàn cần chú ý điều gì ?
Học sinh: + Điện áp đưa vào quạt không được lớn hơn điện áp định mức và cũng không được quá thấp.
+ Không để động cơ làm việc quá công suất định mức, kiểm tra dầu mở định kỳ.
+ Đặt động cơ chắc chắn, ở nơi sạch sẻ, khô ráo thoáng gió ít bụi.
+ Động cơ mới mua hoặc để lâu ngày không sử dụng cần phải kiểm tra điện có rò ra vỏ không ?
Giáo viên cho học sinh kiểm tra toàn bộ bên ngoài, kiểm tra phần cơ. Dùng tay quay thử độ trơn ổ trục của Rôto, kiểm tra thông mạch của dây quấn Stato, kiểm tra cách điện giữa dây quấn và vỏ kim loại bằng bút thử điện.
Ghi kết quả kiểm tra vào mục 3 – báo cáo thực hành.
Hoạt động 4: Sơ kết bài thực hành:
- Học sinh tạm dừng bài thực hành, tiết sau học tiếp.
- Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ và kết quả thực hành.
- Nhắc nhở học sinh tiết sau thực hành, phần chuẩn bị như tiết trước.
------§¦a¦§------
File đính kèm:
- giaoancongnghr8hglkghki (48).doc