1. Kiến thức:
- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình.
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
2. Kĩ năng:
- Biết cách vận dụng câu lệnh điều kiện vào từng trường hợp cụ thể trong ngôn ngữ lập trình.
3. Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2312 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 39 Bài 6: Câu lệnh điều kiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: 22/01/2011
Tiết: 39
BÀI 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN.
Mục tiêu
Kiến thức:
- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình.
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
Kĩ năng:
Biết cách vận dụng câu lệnh điều kiện vào từng trường hợp cụ thể trong ngôn ngữ lập trình.
Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: sách giáo khoa, xem trước bài học “câu lệnh điều kiện”, vở ghi bài.
Phương pháp:
Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
GV: Cho ví dụ về một hoạt động phụ thuộc điều kiện ?
Nếu chiều nay trời không mưa, em sẽ đi chơi bóng.
Nếu em bị ốm, em sẽ nghỉ học .
GV: yêu cầu HS cho ví dụ về câu điều kiện
HS: Trả lời
GV: Từ “nếu” trong các câu trên được dùng để chỉ một “điều kiện” và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó
GV: Nêu các điều kiện và các hoạt động phụ thuộc điều kiện trong các ví dụ trên .
HS: Trả lời
GV: Các điều kiện : chiều nay trời không mưa, em bị ốm.
Các hoạt động phụ thuộc điều kiện : em sẽ đi chơi bóng, em sẽ nghỉ học.
Hoạt động 2: tính đúng sai của các điều kiện
GV: Mỗi điều kiện nói trên được mô tả dưới dạng một phát biểu . Hoạt động tiếp theo phụ thuộc vào kết quả kiểm tra phát biểu đó đúng hay sai . Vậy kiết quả kiểm tra có thể là gì ?
HS: nghiên cứu SGK
GV: Nêu ví dụ cho HS kiểm tra xem phát biểu đó đúng hay sai
HS: Lắng nghe và trả lời.
Hoạt động 3: Điều kiện và phép so sánh
GV: Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập tŕnh. Chúng thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện . Phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thoả mãn ; ngược lại điều kiện không thoả mãn.
GV: Cho ví dụ : Nếu a > b , phép so sánh đúng thì in giá trị của a ra màn h́nh ; ngược laị in giá trị của b ra màn hình (có nghĩa là phép so sánh cho kết quả sai).
HS: Lắng nghe và kiểm tra điều kiện
GV: tương tự khi giải bài toán tìm x : ax+b = 0 chúng ta cần kiểm tra trường hơp nào?
HS: trương hợp a = 0
Giải bài toán tổng quát?
HS giải
GV: có thể nêu cách giải nếu học sinh chưa biết
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
- Là những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra.
- Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “nếu”.
2.Tính đúng sai của các điều kiện
- Khi đưa ra câu điều kiện, kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thoả mãn.
3. Điều kiện và phép so sánh
- Các phép so sánh được dùng để biểu diễn các điều kiện.
Củng Cố:
Câu 1: Em hãy nêu một vài ví dụ về các hoạt động hằng ngày phụ thuộc vào điều kiện?
Hướng dẫn về nhà:
Học sinh về nhà học bài cũ, xem trước mục 4, 5 của bài “Câu lệnh điều kiện”.
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Bài 6. Câu lệnh điều kiện.doc