Tiết 38 Đồ dùng loại điện - Nhiệt bàn là điện – nồi cơm điện

I/ Mục tiêu:

 - Học sinh hiểu được nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện-nhiệt.

 - Học sinh hiểu được cấu tạo - nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là.

 - Học sinh hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng nồi cơm điện.

 

 II/ Chuẩn bị:

 - Tranh vẽ đồ dùng loại điện – nhiệt , mô hình mạch điện nồi cơm điện.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 38 Đồ dùng loại điện - Nhiệt bàn là điện – nồi cơm điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 23 / 1 / 2007 Tiết 38 ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - NHIỆT BÀN LÀ ĐIỆN – NỒI CƠM ĐIỆN I/ Mục tiêu: - Học sinh hiểu được nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện-nhiệt. - Học sinh hiểu được cấu tạo - nguyên lý làm việc và cách sử dụng bàn là. - Học sinh hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng nồi cơm điện. II/ Chuẩn bị: - Tranh vẽ đồ dùng loại điện – nhiệt , mô hình mạch điện nồi cơm điện. III/ Tiến trình dạy học: Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài, đồ dùng điện - nhiệt đã trở thành dụng cụ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Từ bếp điện, nồi cơm điện, bình nước nóng, bàn là điện ... Vậy chúng cấu tạo và nguyên lý làm việc thế nào ? Bài học hôm nay “Đồ dùng điện - nhiệt, Bàn là điện” giúp các em hiểu được nguyên lý làm việc của các đồ dùng đó, Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lý biến đổi năng lượng của đồ dùng điện - nhiệt. - Giáo viên : Hãy nêu tác dụng nhiệt của dòng điện ? - Giáo viên kết luận: Nguyên lý biến đổi năng lượng của đồ dùng loại điện - nhiệt dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện khi chạy qua dây dẫn: dòng điện chạy trong dây đốt nóng biến đổi điện năng thành nhiệt năng. - Giáo viên: năng lượng đầu vào và đầu ra của đồ dùng điện-nhiệt là gì? Hoạt động 3: Tìm hiểu yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng. - Giáo viên: Vì sao dây đốt nóng phải làm bằng chất liệu có điện trở suất lớn và chịu được nhiệt độ cao. Học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu và trả lời. Giáo viên rút ra kết luận: - Vì R ~ P, R P => P ~ P - Thiết bị cần toả ra nhiệt lượng lớn. - Dây đốt nóng chịu nhiệt độ cao. Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc, số liệu kỹ thuật và cách sử dụng bàn là điện. Dựa vào tranh vẽ và bàn là điện, giáo viên hỏi: + Chức năng của dây đốt nóng và đế của bàn là điện là gì ? Vậy nguyên lý làm việc của bàn là điện là gì ? Học sinh thảo luận - trả lời. Giáo viên kết luận: Khi cho dòng điện qua bàn là thì dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tính vào đế của bàn là làm nóng bàn là, đế còn có tác dụng phân bố nhiệt đều trên mặt đế bàn là. Giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh 1 số bộ phận khác của bàn là như đèn báo, rơle nhiệt, núm điều chỉnh nhiệt độ. * Số liệu kỹ thuật: bàn là điện thường dùng có Uđm= ?, Pđm= ? Giáo viên giới thiệu thêm về các số liệu định mức. (bàn là dùng hiện nay có Uđm= 220V là chủ yếu) * Khi sử dụng bàn là cần chú ý điều gì ? Học sinh thảo luận theo kinh nghiệm thực tế và nội dung SGK trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo, số liệu kỹ thuật, công dụng của nồi cơm điện. Giáo viên sử dụng tranh vẽ, mô hình nồi cơm điện. Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: - Nồi cơm điện có mấy bộ phân chính ? - Vỏ nồi có mấy lớp ? Lớp bông thủy tinh có tác dụng gì ? - Vì sao nồi cơm điện có 2 dây đốt nóng ? Chức năng của mỗi dây là gì ? Giáo viên nêu kết luận về cấu tạo của nồi cơm điện: nồi cơm điện có 3 bộ phận chính gồm vỏ nồi, soong và dây đốt. Dây đốt nóng chính có công suất lớn đặt ở đáy nồi dùng ở chế độ nấu, dây đốt nóng phụ có công suất nhỏ dùng ở chế độ ủ cơm. - Giáo viên: hãy đọc và giải thích ý nghĩa số liệu kỹ thuật của nồi cơm điện. + Điện áp định mức: 127V - 220V + Pđm: 400W - 1000W I/ Đồ dùng loại điện, nhiệt. 1/ Nguyên lý làm việc. Nguyên lý làm việc của đồ dùng điện - nhiệt dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện khi chạy trong dây đốt nóng biến đổi điện năng thành nhiệt năng. Dây đốt nóng làm bằng dây điện trở. 2/ Dây đốt nóng. + Điện trở dây đốt nóng: Đơn vị điện trở là Ôm () b/ Các yêu cầu kỹ thuật: - Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở suất lớn như niken - crom, phero.crom. - Dây đốt nóng chịu được nhiệt cao (8500C - 11000C) II/ Bàn là điện (bàn ủi điện) 1/ Cấu tạo: a/ Dây đốt nóng: - Làm bằng hợp kim niken - crôm chịu nhiệt độ cao. - Cách điện với vỏ. b/ Vỏ: Vỏ gồm đế và nắp. - Đế làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm, làm nhẵn bóng. - Nắp bằng thép mạ crôm hoặc nhựa chịu nhiệt. Ngoài ra còn có các bộ phận như: đèn tín hiệu, núm điều chỉnh nhiệt độ. 2/ Nguyên lý làm việc (SGK) 3/ Số liệu kỹ thuật. Uđm: 127V - 220V Pđm: 300W - 1000W 4/ Sử dụng: (SGK) III/ Nồi cơm điện. 1/ Cấu tạo: Nồi cơm điện có 3 bộ phận chính: - Vỏ nồi: có 2 lớp, bông thủy tinh cách nhiệt. - Soong: hợp kim nhôm - Dây đốt: niken-crôm gồm dây đốt chính và đốt nóng phụ. Các bộ phận khác: Rơle nhiệt, đèn báo ... 2/ Số liệu kỹ thuật: - Uđm: 127V - 220V - V: 0,75l; 1l; 1,5l; 1,8l; 2,5l 3/ Sử dụng (SGK) Theo em, sử dụng nồi cơm điện thế nào là hợp lý ? Hoạt động 3: Tổng kết: Qua bài học, cho biết nguyên lý chung của đồ dùng loại điện nhiệt là gì ? Yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng là gì ? Học sinh trả lời câu hỏi cuối bài, đọc phần ghi nhớ SGK. Hướng dẫn học ở nhà. Học bài - đọc trước bài 43/SGK- chuẩn bị thực hành như SGK.(bỏ phần bếp điện )

File đính kèm:

  • docgiaoancongnghr8hglkghki (52).doc
Giáo án liên quan