I/ MỤC TIÊU:
+Học sinh hiểu được những nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
+ Học sinh biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ các nguyên nhân gây tai nạn điện, các biện pháp an toàn khi sử dụng và sửa chữa điện.
- Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện: kìm điện, bút thử điện.
- Phiếu học tập có nội dung là các nguyên nhân gây tai nạn điện và các biện pháp an toàn trong sử dụng và sửa chữa điện.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 38: An toàn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 18.1.06 -Tiết 38:
An toàn điện
I/ MỤC TIÊU:
+Học sinh hiểu được những nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
+ Học sinh biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ các nguyên nhân gây tai nạn điện, các biện pháp an toàn khi sử dụng và sửa chữa điện.
- Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện: kìm điện, bút thử điện.
- Phiếu học tập có nội dung là các nguyên nhân gây tai nạn điện và các biện pháp an toàn trong sử dụng và sửa chữa điện.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra
+ Điện năng là gì? Nêu chức năng của nhà máy điện.
+ Điện năng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống. Lấy ví dụ.
Điện năng rất có ích cho cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, thỉnh thoảng trên đài, báo ta vẫn nghe nói đến các tai nạn điện làm chết người, hoả hoạn…. Vậy nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta cần làm gì để phòng tránh những tai nạn đó?
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao xảy ra tai nạn điện.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 33.1, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong SGK thích hợp (1 học sinh điền trên bảng phụ).
- Vì sao trên các cột điện cao thế có biển “Nguy hiểm - Cấm trèo” ?
- Vì sao ở các trạm biến thế có biển “Cấm vào”, “Điện cao thế” - Nguy hiểm”?
- Khi đến gần đường điện cao áp hoặc trạm biến áp có nguy hiểm gì?
- Để tránh những tai nạn điện ta cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp an toàn điện.
- Học sinh quan sát hình 33.4, hoàn thành phiếu bài tập (nội dung như SGK), đại diện nhóm báo cáo và nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
- Học sinh quan sát hình 33.5 và từ hiểu biết thực tế hãy nêu những nguyên tắc an toàn khi sữa chữa điện.
Hoạt động 4: Củng cố
Học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.
I/ Vì sao xảy ra tai nạn điện ?
1/ Do chạm trực tiếp vào vật mang điện.
2/ Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
3/ Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
II/ Một số biện pháp an toàn điện.
1/ Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện. (SGK)
2/ Một số nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện. (SGK)
Ghi nhớ: (SGK)
Hướng dẫn học ở nhà:
Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, chuẩn bị một số dụng cụ thực hành: bút thử điện, kim điện, tua vít có chuôi bọc vật liệu cách điện.
Chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu.
File đính kèm:
- giaoancongnghr8hglkghki (60).doc