A. Mục tiêu:
ã HS biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
ã Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
v GV:
ã Mô hình nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện.
ã Tranh vẽ các nhà máy phát điện, đường dây truyền tải cao áp, hạ áp
ã Mẫu vật về máy phát điện như đinamô xe đạp.
ã Mẫu vật về các dây dẫn, sứ
ã Mẫu vật về phụ tải tiêu thụ điện năng như bóng đèn, quạt điện, bếp điện
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3515 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 37 Bài 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37
Bài 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
Ngày soạn: / /2006
Ngày giảng: / /2006
Mục tiêu:
HS biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV:
Mô hình nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện.
Tranh vẽ các nhà máy phát điện, đường dây truyền tải cao áp, hạ áp…
Mẫu vật về máy phát điện như đinamô xe đạp.
Mẫu vật về các dây dẫn, sứ…
Mẫu vật về phụ tải tiêu thụ điện năng như bóng đèn, quạt điện, bếp điện…
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng (Máy chiếu)
Hoạt động 1
Giới thiệu bài học (2phút)
GV: Như chúng ta đã biết, nhờ có điện năng các thiết bị điện, điện tử như ti vi, tủ lạnh…mới hoạt động được. Cũng nhờ có điện năng năng suất lao động được nâng cao, cải thiện đời sống, góp phần thúc đẩy CM khoa học kĩ thuật phát triển. Vậy điện năng có phải là nguồn năng lượng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống? Muốn trả lời được câu hỏi này, chúng ta cùng học bài: “Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống”.
HS: Lắng nghe và ghi đề bài.
Tiết 36
Bài 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
Hoạt động 2
Khái niệm về điện năng, sản xuất điện năng (25phút)
GV: Từ thế kỉ XVIII con người đã biết sử dụng điện năng để sản xuất và phục vụ đời sống. Năng lượng của dòng điện (công của dòng điện) gọi là điện năng.
GV: Vậy người ta sản xuất điện năng như thế nào?
ở nhà máy phát điện người ta dã biến những dạng năng lượng nào thành năng lượng điện?
GV hướng dẫn giúp HS tìm hiểu rõ hơn quy trình sản xuất điện năng ở các nhà máy phát điện.
GV yêu cầu HS quan sát các hình 32.1, hình 32.2, hình 32.3 sau đó lập sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy phát điện, nhà máy thuỷ điện, nhà máy điện nguyên tử.
Yêu cầu HS kể một số nhà máy điện và công suất của chúng.
Điện năng sau khi được sản xuất tại các nhà máy điện, muốn có điện để sử dụng tại các gia đình người ta phải làm gì?
GV đưa ra tranh vẽ các loại đường dây truyền tải điện năng và giải thích cấu tạo cơ bản của đường dây.
Từ nhà máy điện đến các khu công nghiệp người ta dùng đường dây truyền tải nào?
Để đưa điện đến các khu dân cư, lớp học…người ta dùng đường dây truyền tải nào?
HS: Người ta sản xuất điện năng tại các nhà máy phát điện.
Từ các dạng năng lượng như: Nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử, gió, ánh sáng mặt trời.
Nhiệt năng của than, khí đốt àHơi nướcàTua binàMáy phát điệnàĐiện năng.
Thuỷ năng của dòng nướcàTua binàMáy phát điệnàĐiện năng.
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Yaly( 720MW), thuỷ điện Phú Mỹ(1090MW)…
Truyền tải điện năng.
Đường dây tải điện áp cao (cao áp). Từ 200KV đến 500KV.
Đường dây tải điện áp thấp (hạ áp). Từ 220V – 380V.
I. Điện năng:
Khái niệm về điện năng:
Năng lượng của dòng điện (công của dòng điện) gọi là điện năng.
Sản xuất điện năng:
Nhà máy nhiệt điện:
Là nhà máy dùng năng lượng nhiệt (nhiệt năng) để tạo ra điện năng.
Nhiệt năng của than, khí đốt àHơi nướcàTua binàMáy phát điệnàĐiện năng.
Nhà máy thuỷ điện:
Là nhà máy tạo ra điện năng nhờ năng lượng của dòng nước.
Thuỷ năng của dòng nướcàTua binàMáy phát điệnàĐiện năng.
Nhà máy điện nguyên tử:
Sử dụng năng lượng nguyên tử của các chất phóng xạ để tạo ra điện năng.
Ngoài ra còn có các trạm phát điện dùng năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
Truyền tải điện năng:
Để truyền tải điện năng từ nhà máy điện tới nơi tieu thụ người ta dùng hai loại đường dây:
Đường dây tải điện áp cao (cao áp). Từ 200KV đến 500KV.
Đường dây tải điện áp thấp (hạ áp). Từ 220V – 380V.
Hoạt động 3
Vai trò của điện năng (15 phút)
GV: Để thấy rõ tầm quan trọng của điện năng GV gợi ý và yêu cầu HS lấy các ví dụ về sử dụng điện năng trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đời sống xã hội và trong gia đình.
Yêu cầu HS điền vào phần còn trống trong SGK trang 114.
GV gọi 1 HS điền.
GV nhắc HS tham gia tiết kiệm điện nhất là vào giờ cao điểm.
Cuối cùng GV kết luận.
HS:
Công nghiệp: máy nâng, máy hàn, máy tiện, máy phay…
Nông nghiệp: Máy bơm, máy xay xát, lò ấp trứng…
Giao thông vận tải: Hệ thống tín hiệu, điện báo (điều khiển giao thông)…
Y tế, giáo dục: Máy thở, máy siêu âm…trang thiết bị nghe nhìn trong dạy học.
Văn hoá, thể thao: Phục vụ cho công tác tuyên truyền thông tin, ánh sáng sân bãi…
Thông tin: Phục vụ cho công tác thông tin.
Trong gia đình: Đèn điện, ti vi, tủ lạnh…
II.Vai trò của điện năng:
Điện năng có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất:
Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị …trong sản xuất và đời sống xã hội.
Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hoá và cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn.
Hoạt động 4
Tổng kết bài và giao công việc về nhà (3phút)
GV yêu cầu 2HS đọc phần ghi nhớ.
Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 3 câu hỏi trong SGK_T115.
Yêu cầu HS đọc trước và chuẩn bị bài 33: “An toàn điện”
2 HS đọc phần ghi nhớ
HS ghi BTVN.
Ghi nhớ: SGK
Học thuộc phần ghi nhớ và trả lời 3 câu hỏi trong SGK_T115.
File đính kèm:
- Tiet 37_Bai 32_Vai tro cua dien nang.doc