I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết được cc phương pháp lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà
- Kỹ năng: Phân biệt được các kiểu lắp đặt.
- Thái độ: Yêu thich công việc lắp đặt mạch điện
II. Chuẩn bị:
- Một số tranh vẽ hoặc ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn trong nhà
- Một số mẫu phụ kiện lắp đặt dây dẫn trong nhà
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 30 Bài 11: lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày soạn: 04/04/2014
Tiết 30 Ngày dạy: 07/04/2014
Bài 11: LẮP ĐẶT DÂY DẪN
CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết được các phương pháp lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà
- Kỹ năng: Phân biệt được các kiểu lắp đặt.
- Thái độ: Yêu thich cơng việc lắp đặt mạch điện
II. Chuẩn bị:
Một số tranh vẽ hoặc ảnh chụp các kiểu lắp đặt dây dẫn trong nhà
Một số mẫu phụ kiện lắp đặt dây dẫn trong nhà
III. Phương pháp:
- Giới thiệu trực quan, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. TiÕn tr×nh lªn líp: + Ổn định lớp:
+ Kiểm tra bài cũ – Giảng bài mới – Củng cố - Hướng dẫn:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Bài cũ – Giới thiệu bài (5’)
- Nhận xét đánh giá kết quả bài kiểm tra.
? Đường dây mạng điện trong nhà được lắp đặt ntn?
- Theo dõi, sửa bài kiểm tra
- Thảo luận, trả lời cách lắp đặt mạng điện
HĐ 2: Tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi (20’)
- Giới thiệu mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
? Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi?
? Mạng điện trong lớp được lắp theo kiểu nổi hay ngầm?
? Việc lựa chọn các phương pháp lắp đặt dây dẫn phụ thuộc vào gì?
? Nêu các vật liệu phụ kiện?
? Nêu các yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt kiểu nổi?
-
- Theo dõi, quan sát mạng điện, trả lời CH:
1. Khái niệm: là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật liệu cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột nhà, dầm, xà …
+ Mạng điện trong lớp lắp đặt kiểu nổi (luồn dây trong ống cách điện)
+ Điều kiện môi trường lắp đặt dây dẫn
Yêu cầu kỹ thuật của đường dây dẫn địên . Yêu cầu của người sử dụng
2. Các vật liệu cách điện:
- Puli sứ
- Khuôn gỗ
- Ống cách điện. Các phụ kiện kèm theo: ống nối T, ống nối L, ống nối nối tiếp, kẹp đở ống,…
3/. Yêu cầu kỹ thuật:
- Đường dây song song với vật kiến trúc cao hơn mặt đất 2,5m
- Tổng tiết diện của đường dây trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống
- Bảng điện cách mặt đất tối thiểu từ: 1,3 – 1,5m
- Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống.
- Không luồn các đường dây khác cấp điện áp vào chung 1 ống.
HĐ3: tìm hiểu mạng địên lắp đặt kiểu ngầm: (15’)
Giới thiệu về mạng điện lắp đặt kiểu ngầm (hình vẽ 11.7).
? Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu ngầm?
? Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm được tiến hành ntn?
? So sánh ưu điểm, nhược điểm của mạng điện kiểu ngầm với kiểu nổi
? Nêu yêu cầu của mạng điện lắp đặt kiểu ngầm?
Quan sát hình vẽ, theo dõi, trả lời câu hỏi:
1. Khái niệm: dây dẫn được lắp trong rãnh các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.
- Đặc điểm:
+ Đảm bảo vẻ mĩ thuật, tránh được tác động của môi trường.
+ Khó sửa chửa khi hư hỏng.
2. Yêu cầu: việc lựa chọn cách đặt dây dẫn phải phù hợp với môi trường xung quanh, yêu cầu sử dụng, đặt điểm của kết cấu, kiến trúc của công trình và đảm bảo kỹ thuật an toàn điện.
HĐ 4: Củng cố – Hướng dẫn (5’)
- Cho HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi củng cố
- Hướng đẫn chuẩn bị bài tiết sau:
- Đọc ghi nhớ
- Làm BT, CH (SGK)
- Chuẩn bị bài: “Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà”
V. Rút kinh nghiệm:
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Ngày tháng năm 2014
Kí duyệt
File đính kèm:
- Tiết 30.doc