I. MỤC TIÊU: - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trị chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (TLCH trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3360 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 29 Môn : Tập đọc Cánh diều tuổi thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 Môn : Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU: - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trị chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (TLCH trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài Chú Đất Nung (phần sau), trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 1 HS đọc và nêu ý nghĩa bài
- Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
Hướng dẫn luyện đọc
2
Tìm hiểu bài
3
Luyện đọc diễn cảm
- Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng câu sau : Tôi đã ngửõa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời / và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin : “Bay đi diều ơi ! Bay đi !”
Nghỉ dài hơi sau dấu ba chấm trong câu : Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, . . . // như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài.
- Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
GV đọc diễn cảm cả bài : giọng tha thiết, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, miền vui sướng của đám trẻ khi thả diều.
- Yêu cầu các nhóm đọc và trả lời các câu hỏi, sau đó đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV nhận xét và tổng kết.
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?
+ Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
- Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
- GV đọc diễn cảm đoạn cuối bài.
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn cuối bài, GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
+ Đoạn 1 : 5 dòng đầu.
+ Đoạn 2 : Phần còn lại.
- Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- Theo dõi GV đọc bài.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. / Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo đơn, sáo kép, sáo bè, . . . Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
+ Các bạn hò hét nhau thả diều, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
+ Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. / Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hy vọng, tha thiết cầu xin : Bay đi diều ơi ! Bay đi !
+ HS có thể trả lời theo 1 trong 3 ý đã nêu, ý đúng nhất là ý b.
- 2 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp theo dõi.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn cuối bài.
- Một vài học sinh thi đọc diễn cảm đoạn cuối bài trước lớp.
4
Củng cố, dặn dò:
- Nội dung bài văn này là gì? (Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mũc đồng).
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. Học thuộc ý nghĩa bài
- Chuẩn bị : Tuổi ngựa
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- tiet 29 TD.doc