I/ MỤC TIÊU:
- HS hiểu được khái niệm và phân loại được mối ghép cố định.
- HS biết được cấu tạo , đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được , mối ghép tháo được thường gặp.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ các mối ghép bằng hàn, đinh tán .
- Sưu tầm một số vật mẫu về các loại mối ghép . . .
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3726 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 26 Mối ghép cố định- Mối ghép không tháo được- Mối ghép tháo được, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 03/12/2005 -Tiết 26
MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH
Mối ghép tháo được
I/ MỤC TIÊU:
HS hiểu được khái niệm và phân loại được mối ghép cố định.
HS biết được cấu tạo , đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được , mối ghép tháo được thường gặp.
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ các mối ghép bằng hàn, đinh tán .
Sưu tầm một số vật mẫu về các loại mối ghép . . .
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động GV – HS Nội dung
Hoạt động 1: kiểm tra bài
+ Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép .
+ Vì sao ciếc máy được cấu tạo từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau ?
Hoạt động 2: giới thiệu bài :
Gia công lắp ráp là giai đoạn quan trọng để tạo thành sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh , lắp ráp là công việc cuối cùng của quy trình công nghệ . Công dụng của mối ghép cố định là ghép nhiều chi tiết đơn giản thành một chi tiết có kết cấu phức tạp. Vậy có những kiểu mối ghép cố định nào?
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm chung
+GV đưa tranh về mối ghép bằng hàn, mối ghép ren, mẫu vật cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi :
* Hai mối ghép trên có điểm gì giống nhau?
* Muốn tháo rời các chi tiết ta phải làm thế nào ?
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và phân loại mối ghép .
Hoạt động 4: Tìm hiểu về mối ghép không tháo được :
a./ Mối ghép bằng đinh tán :
HS quan sát h25.2 và trả lời câu hỏi (PBT):
*Mối ghép bằng đinh tán là mối ghép gì?
*Mối ghép bằng đinh tán gồm mấy chi tiết ?
*Đặc điểm của mối ghép bằng đinh tán là gì?
HS quan sát mẫu vật có khoan lỗ và đinh tán và trả lời câu hỏi
*Em hãy nêu cấu tạo của đinh tán, vật liệu chế tạo đinh tán
*Em hãy nêu trình tự tán đinh
HS quan sát mối ghép đinh tán hoàn chỉnh , GV gợi ý cho HS đặc điểm và ứng dụng của mối ghép .
Trong thực tế , em đã thấy mối ghép đinh tán ở đâu ?
GV chốt lại về cấu tạo mối ghép đinh tán , phương pháp tán đinh và phạm vi ứng dụng của mối ghép đinh tán
I./ Mối ghép cố định :
Mối ghép cố định gồm hai loại : mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được .
II./Mối ghép không tháo được
1)Ghép bằng đinh tán :
a./ Cấu tạo mối ghép :
Chi tiết được lắp ghép có dạng tấm .
Đinh tán là chi tiết hình trụ đầu có mu.õ
b./Đặc điểm và ứng dụng : (sgk)
b./Mối ghép bằng hàn :
Ngoài mối ghép đinh tán , trong thực tế người ta còn thường sử dụng mối ghép nào để lắp ghép các chi tiết ?
HS quan sát h.25 . 3 về các phương pháp hàn
Hãy cho biét cách làm nóng chảy vật hàn ?
Có những kiểu hàn nào?
Quan sát mối ghép đinh tán và mối ghép bằng hàn em có nhận xét gì về ưu – nhược điểm của từng phương pháp ghép ?
Các mối ghép bằng hàn ứng dụng ở đâu trong thực tế ?
*Vì sao người ta không hàn quai soong vào soong mà phải tán bằng đinh? ( Vì nhôm khó hàn, mối ghép đinh tán chịu được lực lớn, khi mối ghép hỏng dễ thay thế)
GV Tổng kết về mối ghép không tháo được về khái niệm các mối ghép , sự khác biệt giữa các mối ghép , cách hình thành các mối ghép đó .
Ngoài các mối ghép không tháo được người ta còn dùng mối ghép bằng then , chốt và ren . Đó là những kiểu mối ghép tháo được . Chúng ta sẽ tìm hiểu các mối ghép này và công dụng của chúng .
Hoạt động 5:tìm hiểu mối ghép bằng ren
HS quan sát h.26.1 SGK , mẫu vật và nêu cấu tạo từng mối ghép và hoàn thành các câu hỏi trong SGK:
*Ba mối ghép trên có đặc điểm gì giống và khác nhau?
*Vòng đệm trong các mối ghép có tác dụng gì ?
*Để hãm cho các đai ốc khỏi bị lỏng cần có biện pháp gì?
(Dùng vòng đệm hãm, vòng đệm kênh ; dùng đai ốc khóa ; dùng chốt chẻ cài ngang qua ốc và vít)
GV hướng dẫn học sinh cách tháo mối ghép .HS nêu tác dụng của các chi tiết trong mối ghép , điểm giống và khác nhau trong các mối ghép .
Từ những hiểu biết trên , hãy nêu ứng dụng của các mối ghép . Khi tháo lắp các mối ghép cần chú ý điều gì?
Hoạt động 6:tìm hiểu mối ghép bằng then và chốt:
HS quan sát h26.2 và các mẫu vật ghép bằng then và chốt
+Mối ghép bằng then và chốt gồm những chi tiết nào? Nêu hình dạng của then và chốt
+Hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa mối ghép bằng then và chốt.
Nêu ứng dụng của mối ghép naỳ trong thực tế .
2) Mối ghép bằng hàn :
a./Khái niệm mối ghép bằng hàn (sgk)
+Các kiểu ghép hàn : hàn nóng chảy, hàn áp lực , hàn thiếc (hàn mềm)
III./Mối ghép tháo được:
1./ Mối ghép bằng ren :
a)Cấu tạo mối ghép :gồm ba loại chính :
* mối ghép bulông
* mối ghép vít cấy
* mối ghép đinh vít
b)Đặc điểm và ứng dụng :
(SGK)
2./Mối ghép bằng then và chốt
a)Cấu tạo mối ghép(sgk)
b)Đặc điểm và ứng dụng : (sgk)
Ghi nhớ: (sgk)
Hoạt động 7 : Tổng kết
Nêu công dụng của mối ghép không tháo được và mối ghép tháo được .
Cần chú ý gì khi lắp ghép các mối ghép ren ?
Hướng dẫn học ở nhà :
Học bài, trả lời các câu hỏi trong sgk , đọc bài 27
File đính kèm:
- giaoancongnghr8hglkghki (9).doc