I.Mục tiêu bài học:
-Thông qua giờ ôn tập, nhằm giúp HS củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức đã học. Trên cơ sở đó HS có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất.
-Thái độ:
Có ý thức tham gia lao động sản xuất ở gia đình và địa phương.
II.Trọng tâm ôn tập:
- TP và tính chất của đất trồng
-Phân bón
-Giống;
-Các phương pháp gieo trồng
-Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
-Biện pháp chăm sóc cây trồng
-Các hình thức canh tác cây trồng.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3726 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 25 Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18 Tiết: 25 Ngày soạn: 10/12/2013
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I.Mục tiêu bài học:
-Thông qua giờ ôn tập, nhằm giúp HS củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức đã học. Trên cơ sở đó HS có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất.
-Thái độ:
Có ý thức tham gia lao động sản xuất ở gia đình và địa phương.
II.Trọng tâm ôn tập:
- TP và tính chất của đất trồng
-Phân bón
-Giống;
-Các phương pháp gieo trồng
-Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
-Biện pháp chăm sóc cây trồng
-Các hình thức canh tác cây trồng.
III.Phương pháp ôn tập:
-Nêu và giải quyết VĐ – quan sát sơ đồ - thảo luận nhóm – phân công nhiệm vụ....
-GV dựa vào đề cươg ôn tập HKI để hướng dẫn HS ôn tập.
IV. Đề cương ôn tập:
Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt.
Nêu một số sản phẩm, ích lợi do ngành trồng trọt đem lại ở địa phương em.
Khái niệm đất trồng.
Trình bày những tính chất chính của đất trồng em đã được học trong chương trình công nghệ 7.
Tại sao phải sử dụng đất hợp lý? Nêu những biện pháp sử dụng đất hợp lý mà em biết?
Tác dụng của phân bón trong trồng trọt? Cho ví dụ minh họa.
Sau khi được lấy ra từ chuồng nuôi, phân chuồng phải được trải qua công đoạn nào trước khi đem đi bón? Tác dụng của công đoạn này?
Nêu vai trò của giống và tiêu chí của một giống cây trồng tốt .
Kể một vài giống lúa được trồng ở địa phương em.
Trình bày khái niệm sâu, bệnh hại cây trồng. Phải đảm bảo nguyên tắc nào trong phòng trừ sâu bệnh hại?
Nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Có nên thường xuyên sử dụng biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại hay không? Vì sao?
Tác dụng của các công việc làm đất và bón phân lót? Những loại phân bón nào thường được dùng để bón lót?
Tác dụng của các biên pháp chăm sóc cây trồng?
giải thích câu tục ngữ : “ công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”.
Tại sao phải gieo trồng đúng thời vụ? gieo trồng phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật gì? Nêu 6 loại cây trồng ở địa phương em và cho biết chúng thường được trồng bằng phương pháp nào?
Nêu khái niệm và tác dụng của phương thức canh tác: luân canh, xen canh, tăng vụ. Ở địa phương em đã áp dụng các phương thức này như thế nào?
V.Phân công nhiệm vụ:
Nhóm 1: câu 1 và 2; Nhóm 2: câu 3 và 4; Nhóm 3: câu 5 và 6
Nhóm 4: câu 7 và 8; Nhóm 5: nửa câu 8 và 9 ; Nhóm 6: câu 10
Nhóm 7: câu 11 và 12. Nhóm 8: Câu 5 và 11.
VI: Giải một số câu khó trong đề cương ôn tập:
Câu 1: Nêu một số sản phẩm, ích lợi do ngành trồng trọt đem lại ở địa phương em ?
Trả lời:
-Lúa: là cây lương chính. Nhờ gieo sạ những giống lúa mới mà năng suất thu hoạch cao gần gấp đôi so với các giống lúa cũ, góp phần đảm bảo đủ lương thực cung cấp cho người dân địa phương trong xã.
-Cây khoai mì: chủ yếu thu hoạch lấy củ chế biến thành tinh bột phục vụ cho chăn nuôi. Ngoài ra củ còn được xuất khẩu ra các tỉnh thành trong nước, góp phần tăng thêm thu nhập gia đình.
-Cây đậu phụng: là cây thực phẩm; hạt đậu phụng dùng để ép lấy dầu ăn rất tốt cho sức khỏe, hạn chế được người dân dùng mỡ của động vật và dùng những loại dầu ăn rẻ tiền không rõ nguồn gốc và chứa nhiều chất độc hại (như chất bảo quản, chất chống đông...) -> góp phần nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật cho người dân trong xã.
Câu 5: Sau khi được lấy ra từ chuồng nuôi, phân chuồng phải được trải qua công đoạn nào trước khi đem đi bón ? Tác dung của công đoạn này.
*Trả lời: Sau khi được lấy ra từ chuồng nuôi, phân chuồng còn tươi nên phải trải qua công đoạn ủ phân trước khi bón cho cây.
Ủ phân: là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bào tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến rùng gây bệnh. Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân hủy chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và màm mống côn trùng, bệnh cây, vừa thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hóa để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Câu 6: Kể một vài giống lúa được trồng ở địa phương em ?
-Giống lúa mới Hương cốm được trồng ở huyện Tư Nghĩa;
-Giống VTNA2, BC6, KD 28 và VTN2, KD đột biến...
Câu 8: Có nên thường xuyên sử dụng biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại hay không? Vì sao?
ĐA: Không nên thường xuyên sử dụng biện pháp hóa học, vì BPHH có những nhược điểm cần lưu ý sau:
-Dễ gây ngộ độc cho người, cây trồng, vật nuôi;
-làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
-Giết chết các sinh vật khác ở ruộng.
Câu 10: Tại sao phải gieo trồng đúng thời vụ ?
Gợi ý trả lời:
-Mỗi loại cây trồng thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết khác nhau (như nhiệt độ, độ ẩm...). Nếu gieo trồng không đúng thời vụ thì cây sẽ gặp điều kiện bất lợi về nhiệt độ, độ ẩm.. dẫn đến sinh trưởng , phát triển kém, từ đó cho năng suất thấp. Ngoài ra gieo trồng đúng thời vụ sẽ hạn chế được sâu bệnh hại tấn công cây trồng.
VII. Đánh giá tiết ôn tập:
GV đánh giá giờ ôn tập:
-Thái độ ôn tập của từng nhóm;
-Kết quả thu được
VIII. Hướng dân về nhà:
-Ôn tập tốt chuẩn bị cho kiểm tra HKI.
HS có thể ôn tập theo dàn ý hoặc lập bản đồ tư duy để ôn tập.
File đính kèm:
- CN7,tuần 18-2.doc