Tiết 23 Cưa, đục, dũa, khoan kim loại

I/ MỤC TIÊU:

 - Học sinh biết được ứng dụng của các phương pháp cưa, đục, dũa, khoan kim loại.

 - Biết được các thao tác cưa và đục, dũa, và khoan kim loại.

 - Biết được các quy tắc an toàn trong quá trình gia công.

 II/ CHUẨN BỊ:

 - Tranh 21.1 -> 21.6 (SGK).

 - Các dụng cụ: cưa, đục, êtô bàn, một đoạn thép, dũa, khoan.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 23 Cưa, đục, dũa, khoan kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 22.11.2005 - Tiết 23 KIM LOẠI I/ MỤC TIÊU: - Học sinh biết được ứng dụng của các phương pháp cưa, đục, dũa, khoan kim loại. - Biết được các thao tác cưa và đục, dũa, và khoan kim loại. - Biết được các quy tắc an toàn trong quá trình gia công. II/ CHUẨN BỊ: - Tranh 21.1 -> 21.6 (SGK). - Các dụng cụ: cưa, đục, êtô bàn, một đoạn thép, dũa, khoan. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Cưa và đục là các phương pháp gia công cơ khí thường dùng khi lượng dư lớn. Cưa và đục kim loại cần có kỹ thuật gì ? Bài học hôm nay giúp em tìm hiểu điều đó. Hoạt động 2: Tìm hiểu kỹ thuật cắt kim loại bằng tay Học sinh trả lời câu hỏi SGK. - Giáo viên nêu các bước chuẩn bị (như mục 2a SGK). - Giáo viên biểu diễn tư thế đứng và thao tác cưa (tư thế đứng; cách cầm cưa, cách kẹp chặt phôi liệu ...) - Học sinh quan sát lại hình 21.2a. Mô tả tư thế và thao tác cưa ? - Giáo viên giải thích về độ phẳng, độ chùng, độ căng của lưỡi cưa và các tác dụng. + Khi cưa, muốn an toàn ta cần thực hiện những biện pháp gì ? Hoạt động 3: Tìm hiểu đục kim loại. Học sinh quan sát lưỡi đục, chú ý quan sát phần lưỡi cắt, phần đầu đục. Giáo viên hỏi: + Góc cắt của các đục có khác nhau không ? - Khi đục vật liệu mềm cần chọn đục có góc cắt thế nào ? - Khi chọn vật liệu cứng cần chọn đục có góc cắt thế nào ? Vì sao đục cần được làm bằng thép tốt ? Giáo viên nêu một vài loại thép để chế tạo đục: thép 45 (0,45%C); thép CD70 ... Giáo viên mô tả cách cầm đục và cầm búa như SGK sau khi yêu cầu học sinh trả lời. Câu hỏi: Quan sát hình 21.4, em hãy mô tả cách cầm đục và cầm búa. Lưu ý cho học sinh: Khi cầm đục và búa, các ngón tay cầm chặt vừa phải để dễ điều chỉnh. Tư thế đục: Giáo viên thao tác tư thế đục, thao tác cách đánh búa và phương pháp đục, học sinh quan sát. Giáo viên gọi 1 vài học sinh thực hiện thao tác đứng, thao tác đục, học sinh khác nhận xét, bổ sung, giáo viên uốn nắn các sai sót. An toàn khi đục: Để đục an toàn, ta cần chú ý những điểm gì ? - Vì sao không được dùng búa có cán vỡ, nứt ? - Vì sao không dùng đục bị mẻ ? Giáo viên phân tích kỹ cho học sinh các ý về an toàn khi đục trong sách giáo khoa để học sinh ghi nhớ. Hoạt động 4: Tổng kết về cưa - đục kim loại: Trong thực tế em thấy người ta cưa và đục kim loại ở đâu ? Trong trường hợp nào ? Để sản phẩm của người đục đạt yêu cầu cần chú ý những điểm gì ? Nêu các quy tắc an toàn khi cưa, khi đục Hoạt động 5: Dũa kim loại. Giáo viên: muốn tạo cho chi tiết hình dáng kích thước chính xác, có độ bóng bề mặt cao cần áp dụng phương pháp dũa gia công. Vậy dũa kim loại là làm gì và cần có kỹ thuật nào ? Giáo viên cho học sinh quan sát các loại dũa, từ đó tìm hiểu cấu tạo, công dụng của từng loại dũa qua quan sát h22.1 SGK. Vì sao có loại dũa thô (răng to) và vừa có loại dũa mịn (răng nhỏ) ? Công dụng của từng loại thế nào ? (Dũa thô dùng dũa vật liệu mềm, dũa mịn dùng dũa vật liệu cứng). + Kỹ thuật dũa: Giáo viên giảng và thao tác mẫu cho học sinh về kỹ thuật dũa. . Chọn tư thế đứng và êtô: như tư thế của kim loại. . Kẹp chặt phôi vào êtô. * Phương pháp cầm dũa. - Học sinh quan sát tranh vẽ 22.2 và làm thao tác như: Cả lớp quan sát và nhận xét thao tác của bạn, giáo viên bổ sung, uốn nắn sai sót. Giáo viên: Vì sao và làm thế nào để giữ cho dũa được thăng bằng ? Nếu dũa không thăng bằng thì bề mặt dũa như thế nào ? Giáo viên giải thích về an toàn khi dũa. Hoạt động 6: Tìm hiểu khoan kim loại. Giáo viên giới thiệu về phương pháp khoan được sử dụng phổ biến để gia công lỗ thì so với tiện, đột, dập thì khoan có thể khoan được lỗ sâu, đường kính nhỏ, dễ thực hiện. Giáo viên sử dụng hình vẽ và mũi khoan thật để giới thiệu cho học sinh cấu tạo mũi khoan. Giáo viên giới thiệu cho học sinh các dạng máy khoan thường dùng: khoan tay, khoan bàn. Khi khoan ta cần tuân thủ theo kỷ luật nào ? Giáo viên giải thích cho học sinh yêu cầu an toàn khi khoan. Hoạt động 7: Tổng kết về dũa và khoan kim loại. Học sinh thao tác lại cách cầm dũa, thao tác dũa, nhắc lại trình tự khi khoan kim loại. Học sinh trả lời các câu hỏi SGK. I. Cắt kim loại bằng cưa tay. 1. Khái niệm: Cắt kim loại bằng cưa tay là dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu;. 2. Kỹ thuật cưa. (SGK) 3. An toàn khi cưa. (SGK) II. Đục kim loại. 1. Khái niệm. Đục là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5mm. Đục được làm bằng thép tốt. 2. Kỹ thuật đục (SGK). 3. An toàn khi đục (SGK) Ghi nhớ (SGK) III. Dũa: Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ. - Tuỳ theo bề mặt cần gia công mà chọn loại dũa phù hợp. 1. Kỹ thuật dũa: a. Chuẩn bị. (SGK) b. Cách cầm dũa và thao tác dũa (SGK). 2. An toàn khi dũa. (SGK). IV. Khoan: Khoan là phương pháp phổ biến để gia công lỗ trên vật đặc hoặc làm rộng lỗ đã có sẵn. 1. Mũi khoan. Có nhiều loại mũi khoan. Mỗi mũi khoan có ba phần: phần cắt, phần dẫn hướng và phần đuôi. 2. Máy khoan. Có nhiều loại máy khoan. 3. Kỹ thuật khoan (SGK) 4. An toàn khi khoan (SGK). Ghi nhớ (SGK)

File đính kèm:

  • docgiaoancongnghr8hglkghki (12).doc
Giáo án liên quan