1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
-Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi
-Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-Đọc, hiểu thông tin;
-Quan sát (tranh vẽ, sơ đồ, thực tế.)
3.Thái độ:
-Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng; -Yêu lao động sản xuất.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4146 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 23 Bài 32: sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Tiết: 23 Ngày soạn: 3/12/2013
Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
-Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi
-Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-Đọc, hiểu thông tin;
-Quan sát (tranh vẽ, sơ đồ, thực tế...)
3.Thái độ:
-Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng; -Yêu lao động sản xuất.
II.Chuẩn bị bài dạy:
1.Giáo viên:
-Bảng số liệu về cân nặng, chiều cao, chiều dài của một số vật nuôi; -Tranh vẽ, sơ đồ 8 SGK
2.Học sinh:
-Xem trước SGK và các tài liệu có liên quan
III.Phương pháp dạy – học:
Nêu và giải quyết VĐ –làm việc với SGK – quan sát tìm tòi – thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: 1ph
2.Kiểm tra bài cũ: 5 phut
Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất.Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi :
a.Các vật nuôi cùng giống phải có chung nguồn gốc; đặc điểm ngoại hình và năng suất như nhau
b.Có tính di truyền ổn định
c.Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.
d.Cả a, b, và c đúng; e.Chỉ a và b đúng.
3.Bài mới:
*Mở bài: (1 phút)
Trong quy trình sản xuất chăn nuôi: chọn giống -> tiến hành chăn nuôi (sử dụng các biện pháp kỹ thuật). Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao, phải nắm vững kiến thức về chăn nuôi. Một trong những kiến thức trọng tâm đó là chúng ta phải hiểu biết về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, xem chúng phát triển theo những quy luật nào ? Ra sao ? Để từ đó mới có những biện pháp tốt trong chăn nuôi.
*Phát triển bài:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VỀ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
-Dẫn dắt:
Giảng: Trứng thụ tinh → hợp tử →phôi → cá thể con → lớn lên → già. Cả quá trình này gọi là sự phát triển của vật nuôi. Trong đó có sự sinh trưởng và phát dục, 2 quá trình này xen kẻ và hỗ trợ nhau. Vậy: thế nào là sinh trưởng và phát dục ?
-Cho HS ghi --------------------à
-Hỏi: Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục ? Cho ví dụ.
-GV treo tranh vẽ hình 54 SGK -> phân tích cho HS thấy rõ khái niệm về sinh trưởng -> tiểu kết
-Hỏi: Thế nào là sự phát dục ? Cho ví dụ.
-GV phân tích ví dụ trong SGK để phân biệt sự sinh trưởng và phát dục.
----àTiểu kết
-HS trả lời và nêu ví dụ. Có thể dùng ví dụ trong sách giáo khoa.
-HS trả lời phải đảm bảo ý: biến đổi về chất các bộ phận trong cơ thể.
I.Khái niệm về sinh trưởng và phát dục.
*Sự phát triển bao gồm sự sinh trưởng và phát dục.
1.Sự sinh trưởng:
Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và các bộ phận của cơ thể.
2.Sự phát dục:
Phát dục là sự thay đổi về chất các bộ phận trong cơ thể.
Hoạt động 2:TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI (16 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Thức ăn
-Dùng sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi dưới đây để hướng dẫn HS nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi.
Chuồng trại
Vật nuôi
Yếu tố bên trong
(đặc điểm di truyền)
Khí hậu
Yếu tố bên ngoài
(các đk ngoại cảnh)
-Hỏi: Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi sẽ tác dụng gì cho con người ?Cho ví dụ.
-HS nắm được các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi thông qua sơ đồ do GV hướng dẫn, trình bày.
-TL: Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng, con người có thể tác động, điều khiển sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo hướng có lợi cho con người.
HS tự lấy ví dụ.
II.Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:
Yếu tố bên trong: chính là các đặc điểm di truyền.
-Yếu tố bên ngoài (các điều kiện ngoại cảnh): như các yếu tố tự nhiên (khí hậu, thời tiết, vi sinh vật...) thức ăn, chuồng trại, chăm sóc.
*Nắm được các yếu tố trên, con người có thể điều khiển sự phát triển của vật nuôi theo ý muốn.
4.Tổng kết và kiểm tra đánh giá: (5ph)
-Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK
-Hỏi: Phát biểu khái niệm về sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ?
Bài tập chạy: (3 phút)Cho ví dụ (khác SGK về sinh trưởng và phát dục của vật nuôi)
5.Hướng dẫn về nhà:( 1ph)
-Học bài , trả lời các câu hỏi cuối bài SGK; -Chuẩn bị bài 33 SGK..
V.Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- CN7,tuần 17-2.doc