I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nắm được các khái niệm cơ bản về máy tính.
- Biết các thành phần cơ bản của máy tính.
2. Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa.
2. Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 15 Bài : hệ điều hành Windows XP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Ngày soạn: 28/10/2010
Tiết: 15
Bài : HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP.
Mục tiêu
Kiến thức:
Nắm được các khái niệm cơ bản về máy tính.
Biết các thành phần cơ bản của máy tính.
Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc trong giờ học.
Chuẩn bị:
Giáo viên: chuẩn bị tốt giáo án, sách giáo khoa.
Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi bài.
Phương pháp:
Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu máy tính.
GV: Máy tính là gì?
HS : Máy tính là các thiết bị điện tử dùng để lưu thông tin.
GV : Gọi HS nhận xét.
HS : Nhận xét.
GV : Tổng kết và đưa ra kết luận cuối cùng :
Là thiết bị điện tử có thể:
Lưu trữ số liệu, văn bản, hình ảnh, âm thanh,..(được gọi là dữ liệu).
Xử lý dữ liệu một cách tự động, nhanh chóng như: tính toán, soạn thảo văn bản,...
Máy tính xử lý không trực tiếp qua các nút điều khiển nhưng qua các chương trình.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
Hoạt động 2: Hoạt động của máy tính.
GV: Muốn máy tính hoạt động được cần phải kết hợp bao nhiêu phần?
HS: 2 phần.
GV: đó là những phần nào?
HS: Các thiết bị điện tử và các chương trình.
GV: Các thiết bị điện tử cấu thành nên máy tính người ta gọi là gì?
HS: Phần cứng.
GV: Các chương trình người ta gọi chung là gì?
HS: Phần mềm.
GV: Vậy muốn máy tính hoạt động được chúng ta cần kết hợp các phần nào?
HS: Phần cứng và phần mềm.
GV: Để biết phần cứng máy tính được chia làm bao nhiêu khối chúng ta vào phần a.
GV: Phần cứng của máy tính được chia làm 3 khối chính: Khối nhập, xuất; Khối lưu trữ, Khối xử lý.
Khối nhập, xuất gồm các thiết bị nào?
HS: chuột, bàn phím, màn hình,...
GV: Cho học sinh nhận xét.
HS: Nhận xét và bổ sung.
GV: Rút ra kết luận.
GV: Khối lưu trữ sẽ được chia làm mấy loại nếu dựa theo thời gian lưu trữ.
HS: 2 loại: tạm thời và lâu dài.
GV: Tạm thời là những thiết bị nào? Và lâu dài là những thiết bị nào?
HS: Tạm thời: RAM,..
+ Lâu dài: đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD-ROM,..
GV: các đơn vị lưu trữ nào e đã được học?
HS: byte, KB, MB, GB,...
GV: Khối xử lý chúng ta còn gọi là gì?
HS: CPU.
GV: Khối xử lí có chức năng gì?
HS: Điều khiển, phối hợp các bộ phận của máy tính.
+ Thực hiện các chỉ thị trong chương trình.
Giới thiệu máy tính.
Máy tính là gì?
Là thiết bị điện tử có thể:
Lưu trữ số liệu, văn bản, hình ảnh, âm thanh,..(được gọi là dữ liệu).
Xử lý dữ liệu một cách tự động, nhanh chóng như: tính toán, soạn thảo văn bản,...
Máy tính xử lý không trực tiếp qua các nút điều khiển nhưng qua các chương trình.
Hoạt động của máy tính.
Phần cứng (hardware).
Gồm các thiết bị điện tử và có thể chia thành 3 khối:
- Khối nhập, xuất: Chuyển dữ liệu cho máy tính: bàn phím, màn hình, máy in,...
- Khối lưu trữ: Cất giữ các dữ liệu:
+ Tạm thời: RAM,..
+ Lâu dài: đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD-ROM,..
+ Đơn vị tính của khối lưu trữ: byte, KB, MB, GB,...
- Khối xử lý: (CPU)
+ Điều khiển, phối hợp các bộ phận của máy tính.
+ Thực hiện các chỉ thị trong chương trình.
Củng Cố:
Câu 1: Thế nào là máy tính?
Câu 2: Phần cứng được chia làm mấy khối? Nêu cụ thể từng khối.
Hướng dẫn về nhà:
Học sinh về nhà học bài cũ.
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- hdh window xp.doc