Tiết 13 Thực hành Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt

1- Mục tiêu:

a) Kiến thức:

Biết được cách xử lí hạt giống (lúa, ngô) bằng nước ấm theo đúng qui trình. Biết được các xách định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

b) Kĩ năng:

Làm được các thao tác trong quy trình xử lí biết sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước, xác định sức nẩy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

c) Thái độ:

Rèn ý thức cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.

2- Chuẩn bị:

a) Giáo viên: Chậu, nhiệt kế, rổ nhỏ, khay, bông.

Nước ấm, 1 quả trứng gà, 300g thóc, muối, hạt giống lúa đã nảy mầm 4 ngày, hạt đậu nảy mầm 7 ngày.

b) Học sinh: Xem bài trước.

300g lúa, 300g ngô, rổ, muối, đậu ngâm nước 24h.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 13 Thực hành Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiêt :19 ND:7-1-09 THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM VÀ TỈ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT 1- Mục tiêu: a) Kiến thức: Biết được cách xử lí hạt giống (lúa, ngô) bằng nước ấm theo đúng qui trình. Biết được các xách định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. b) Kĩ năng: Làm được các thao tác trong quy trình xử lí biết sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước, xác định sức nẩy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. c) Thái độ: Rèn ý thức cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động. 2- Chuẩn bị: a) Giáo viên: Chậu, nhiệt kế, rổ nhỏ, khay, bông. Nước ấm, 1 quả trứng gà, 300g thóc, muối, hạt giống lúa đã nảy mầm 4 ngày, hạt đậu nảy mầm 7 ngày. b) Học sinh: Xem bài trước. 300g lúa, 300g ngô, rổ, muối, đậu ngâm nước 24h. 3- Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan, thực hành. 4- Tiến trình: 4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện 7a1 7a2 7a3 4.2- Kiểm tra bài cũ: - Có mấy cách gieo trồng cây nông nghiệp?(5đ) + Có 2 cách: gieo trồng bằng hạt, trồng bằng cây con - Chọn câu trả lời đúng? (5đ) Yếu tố quyết định thời vụ là khí hậu Yếu tố qyết định thời vụ là sâu, bệnh Yếu tố quyết định thời vụ là con người + Chọn câu a 4.3- Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV giới thiệu mục tiêu của bài thực hành là: làm được các thao tác xử lí hạt giống bằng nước ấm đối với hạt giồng lúa ngô. Kĩ thuật kiểm tra sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm như thế nào để có kết luận chính xác? Ta nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành -Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh -Phân nhóm thực hành (6 nhóm) Hoạt động 3: Hướng dẫn kĩ thuật thực hành. 1. Xử lí hạt giống bằng nước ấm · GV giới thiệu và làm mẫu + Pha nước muối: hoà tan muối vào nước, cho trứng gà vào nước muối nếu trứng nổi là đạt yêu cầu. + Cho thóc vào rổ nhỏn ngâm vào chậu nước, muối, khi hạt ngấm nước vớt hết hạt nổi, giữ lại hạt chìm đó là hạt chắc. + Dùng nước sạch rửa lại hạt chắc. + Pha nước ấm đến 540C, dùng nhiệt kế kiểm tra. + Ngâm thóc đã rửa sạch vào nước ấm khoảng 5 – 10 phút GV hỏi: - Vì sao phải dùng nhiệt 540C mà không thể cao hơn hay thấp hơn? + 540C thì mầm bệnh đã chết, nếu thấp hơn 540C thì mầm bệnh không chết, cao hơn 540C thì mầm hạt có thể chết. GV: ngưới ta có thể thay việc ngâm nước bằng cách cho vào lò sấy ở 540C từ 5 đến 10 phút + GV treo bảng phụ có ghi nhiệt độ và thời gian xử lí hạt giống. 2. Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống * Bước 1:chọn mẫu kiểm tra + Lấy hạt định kiểm tra thải đều trên giấy. + Lấy ¼ số hạt trên giấy trải đều. + Chia số hạt trên giấy làm 4 phần lấy đi ¼, làm tiếp đến khi còn khoảng 100 hạt lấy 100 hạt ngâm vào nước sạch khoảng 24 giờ. * Bước 2: Chuẩn bị khay hoặc dĩa để gieo hạt. + Xếp bông thấm nước lên dĩa - Vì sao không gieo hạt vào đất mà lại gieo hạt vào giấy hoặc bông đã thấm nước? (để hạn chế) * Bước 3: Xếp hạt đã ngâm nước vào dĩa. + Xếp thành 10 hàng, mỗi hàng 10 hạt. + Thường xuyên tưới nước hoặc đậy nắp để giữ ẩm. * Bước 4: Tính sức nẩy mầm của hạt. + Sau 4, 5 ngày đếm số hạt đã nảy mầm. * Bước 5: Xác định tỉl ệ nảy mầm + Sau 7 ngày tính tỉ lệ nảy mầm của hạt Hoạt động 4: Thực hành - Các nhóm tiến hành thực hành. - GV theo dõi xem HS có thực hành đúng các qui trình không? - Nhóm HS: báo cáo kết quả thực hành. - Công việc của mỗi nhóm là lấy mẫu, gieo hạt như bước 1, 2, 3. -Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm qua mẫu chuẩn bị của giáo viên. * Các nhóm thực hành theo qui trình - GV theo dõi, nhắc nhở và giúp đỡ. I- Qui trình thực hành? 1- Xử lý hạt giống bằng nước ấm: - Bước 1: Ngâm hạt giống trong nước muối, loại bỏ hạt lép. - Bước 2: Rửa sạch hạt chắc. - Bước 3: Ngâm hạt giống trong nước ấm. * Nhiệt độ và thời gian xử lí Hạt giống Nhiệt độ Thời gian (p’) Lúa Ngô Dưa chuột Cà chua Cải bắp Hành tây Cà các loại 540C 400C 500C 500C 500C 500C 500C 10 phút 10 phút 120 phút 25 phút 15 phút 25 phút 30 phút 2- Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy ầm của hạt giống: -Bước 1: Chọn mẫu kiểm tra. -Bước 2: chuẩn bị đĩa gieo hạt -Bước 3: Xếp hạt đã ngâm nước vào đĩa. -Bước 4: Tính sức nảy mầm của hạt (sau khi gieo 4, 5 ngày) -Bước 5: Xác định tỉ lệ nảy mầm (sau khi gieo 7 ngày) II- Thực hành: 1- Xử lý hạt giống bằng nước ấm: 2- Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống 4.4- Củng cố và luyện tập: – GV nhận xét tiết thực hành về chuẩn bị vệ sinh, trật tự. - Cho điểm, tuyên dương nhóm thực hiện tốt - Phê bình nhóm chưa chuẩn bị 4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Xem lại các bước thực hành - Thực hành ở nhà cho quen - Chuẩn bị tiết sau “ Các biện pháp chăm sóc cây trồng” + Đọc kĩ phần III “tưới, tiêu nước” 5- Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docTiet 13.doc
Giáo án liên quan