Từ nhiều năm nay các bộ môn đã thực hiện chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó có môn lịch sử. Trên thực tế GV chỉ đi sâu vào nội dung sách giáo khoa. Như vậy vô tình GV đã quên một việc làm thường xuyên của đặc thù bộ môn lịch sử : Bản đồ dùng trong các nhà trường, cụ thể từng bài dạy phải sử dụng triệt để .
Bản đồ đóng vai trò quan trọng trong tiết dạy và cả khóa trình của năm học. Nếu bài học đó có yêu cầu bản đồ, nhưng GV không sử dụng xem như tiết dạy đó không đạt yêu cầu.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện và sử dụng bản đồ trong bộ môn Lịch Sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Châu Giao và Cham pa TK. IV
+Aâu Lạc TK. III
5
Phạm Thị Thao
8
4
+Trận Rạch Gầm xoài Mút (1785)
+Chiến trường Gia Định (1860-1961)
+Đông và Đông Nam Á TK. XIX
+Những trung tâm khởi nghĩa chống Pháp ở Nam kỳ
B. Kỹ thuật vẽ:
Dụng cụ cần thiết :
+ Giấy vẽ ( Loại giấy làm báo tường )
+ Thước kẻ, compa,chì màu,…
+ Bản đồ mẫu
Cách họa bản đồ :
+ Bản mẫu được kẻ ô:
2 cm
Bản phóng to gấp đôi :
4 cm
Cách thực hiện :
+ Kẻ các ô vuông bằng viết chì trong bản mẫu. Nếu bản đồ có những đường cong phức tạp có thể kẻ thêm những đường chéo khi phát họa sẽ chính xác hơn.
+ Tiếp tục kẻ những ô vuông trên bản vẽ. Tùy theo khổ giấy mà muốn phóng to bản đồ mức độ nào.
+ Ghi chú đề mục bản đồ ( nên tham khảo kiểâu chữ trong vi tính hoặc sách vẽ chữ đẹp).
* Những quy ước cỡ chữ :
Tựa bản đồ
25cm
Tên các quốc gia và biển
20cm
Địa danh quan trọng và thủ đô
9cm
Điïa danh thông thường
5cm
*Ký hiệu màu sắc :
Chữ vẽ
Màu đen
Mũi đánh của ta
Màu đỏ
Mũi đánh của địch
Màu xanh
Nền bản đồ
Màu vàng
Biển
Xanh lam nhạt
* Chú ý :
Người vẽ cần tham khảo các lô gô của bộ Giáo dục mà thực hiện cho phù hợp.
Tùy theo bản đồ có dạng đơn giản hay phức tạp mà GVBM phân công cho học sinh thực hiện. Không phân công cho một cá nhân học sinh vẽ mà hướng dẫn nhóm hoặc tổ thực hiện , nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng cho các em và ôn kiến thức trên bản đồ. Điều quan trọng GVBM cần có thời gian hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật vẽ. Sau khi nghiệm thu bản đồ, cần đánh giá mức độ chính xác và lệch lạc để rút kinh nghiệm và cho điểm thực hành trên lớp.
1.KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM:
Qua năm học 2001-2002. Riêng môn lịch sử của trường đã thực hiện được 20 bản đồ mới do Bộ gáo dục chưa ấn hành. Đóng sửa lại 50 bản đồ cũ.
+Đối với bản thân : giúp cho chúng tôi rèn luyện kỹ năng sư phạm thực hành, khắc sâu kiến thức vốn có trên bản đồ. Sáng tạo và khám phá những điều mới cần khai thác trên đồ dùng dạy học. Trợ giúp đồng nghiệp thực hiện được yêu cầu bức xúc của môn lịch sử.
+ Học sinh : qua việc thực hành vẽ bản đồ rèn luyện tính kiên nhẩn, cẩn thận. Từ đó củng cố kiến thức. Khai thác kiến thức sẵn có trên bản đồ . Đặc biệt giáo dục tính sanùg tạo, thao tác lao động. Giáo dục nhận thức khai thác bản đồ trên giờ lên lớp.
+ Tổ chuyên môn: giúp cho tổ chuyên môn có đủ phương tiện dạy học cần thiết ở mỗi giờ lên lớp. Trong điều kiện khó khăn chung của ngành. Nâng cao chất lượng bộ môn. Tiết kiệm một phần kinh phí khi mua sắm đồ dùng dạy học mới . Đánh giá hoạt động thực tiễn với công việc được giao.
+Đối với trường :
Sáng kiến này có thể là đề tài tham khảo cho các môn khác : sinh vật, giáo dục công dân, tiếng Anh, thể dục,… áp dụng. Điều đó giúp cho GV sáng tạo trong cách nghĩ và làm việc với phương pháp hiện đại. Trường cũng có thêm đồ dùng giảng dạy mới nâng cao chất lượng dạy- học và góp phần đưa tỉ lệ thi tốt nghiệp lên cao.
+ Đối với ngành :
Theo cúng tôi không có tham vọng lớn, nhưng nếu các trường hiện nay áp dụg sáng kiến này có thể tiết kiệm được một nguồn ngân sách cho trường và cho ngành mà nó còn đáp ứng ngay nhu cầu dạy học theo phương pháp cải tiến.
2.PHẠM VI ÁP DỤNG:
Thực hiện trong phạm vi Hội đòng bộ môn thuộc Phú Tân , Châu Phú và Tân Châu. Chủ yếu tại trường THPT Trần văn Thành thực hiện và sẽ nhân rộng trong Cụm.
3.KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM:.
Trong quá trình thực hiện tại trường trung học Trần Văn Thành với sự góp ý của Hội đồng bộ môn Tân Châu,Phú Tân và Châu Phú. Chúng tôi có thể rút ra nhiều bài học khi thực tiễn.
+ Hiện nay có nhiều sách GK và sách GV không có những lược đồ mẫu nên GV gặp không ít khó khăn , vì phải sưu tầm. Kỹ thuật và mỹ thuật của mỗi GV không đồng đều ( có thể trong môi trường sư phạm chưa được hướng dẫn ) nên khi thực hiện lún túng. Thậm chí có GV vẽ bản đồ bị biến dạng .Không nắm được nguyên tắt phóng to lược đồ.
Biện Pháp khắùc phục :
+ Thành lập nhóm bộ môn để chấm chọn những loại đồ dùng dạy học đạt yêu cầu , trong đó vai trò tổ trưởng là quan trọng.
+ Sau khi học sinh thực hiện các bản vẽ theo yêu cầu GV , thì tiến hành chấm điểm và ghi vào cột thực hành.
+ Mở lớp ngoại khóa hướng dẫn cho học sinh tham gia thiết kế và thực hiện kỹ thuật vẽ và mỹ thuật khi thực hiện những lược đồ.
+Tranh thủ Ban giám hiệu có thêm kinh phí để vẽ được nhiều bản đồ, lược đồ hơn nữa. Quy định tối thiểu năm học GVBM lịch sử vẽ ít nhất 10 bản đồ .
*Nguyên nhân thành công và những tồn tại :
Nguyên nhân thành công :
+Trước hết là sự quan tâm của tổ bộ môn và trách nhiệm quản lý đôn đốc của BGH.
+ Vai trò Tổ trưởng vạch kế hoạch và kiểm tra thực hiện là nhân tốù hết sức quan trọng khi tiến hành.
+ Ý thức trách nhiệm của GV bộ môn, trước xu thế đổi mới hiện nay. Cần phải cải tiến nay phương pháp lạc hậu . Bỏ thoái quen “Dạy chay”.
+ Thực hiện làm ĐDDH còn là tiêu chí thi đua của tổ , cá nhân khi xét thi đua cuối năm.
*Tồn tại :
Chất lượng bản đồ chỉ đạt yêu cầu.
Trình độ nghiệp vụ như kỹ thuật vẽ , mỹ thuật đôi lúc còn vụn về.
Cách tổ chức bố trí của một số GV chưa thật sự chăt chẽ dẫn đến nhiều bản đồ chưa đạt chất lượng.
Kinh phí để thực hiện còn ít.
Qua các nguyên nhân và tồn tại trên có thể rút ra cơ sở lý luận : GVBM được đào tạo căn cơ ở nhà trường sư phạm là cơ bản. Nhưng vẫn còn một số GV còn ỷ lại trông chờ vào sự trợ giúp của ngành mà không có những sáng tạo cần thiết cho việc giảng dạy bộ môn và ngành nghề của mình. Từ đó đã dẫõn đến việc “dạy chay”, hạn chế truyền thụ kiến thức thông qua đồ dùng dạy học. Trước thực trạng đó,chúng tôi cần đánh giá lại khả năng tay nghề. Đặc biệt là kỹ năng thực hành , mỹ thuật của từng GV. Nếu SKKN được ứng dụng rộng rải sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho việc hoàn thành trách nhiệm bộ môn và yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học.Cơ sở thực tiễn đã chứng minh : “Dù khó khăn đến đâu thì thầy trò cũng phải dạy tốt học tốt “ ( Bác Hồ )
4/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Trường nào có sự quan tâm của Ban giám hiệu hết lòng hỗ trợ thì sẽ đạt được kết quả.
Tổ trưởng phải là người tháo vát ,năng động và có quyết tâm thực hiện cải tiến phương pháp theo nhu cầu mới, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp thì sẽ tạo ra khả năng thực hiện nhanh chóng ĐD DH.
+ GVBM : phải là người chủ động, ý thức trách nhiệm trước thực trạng giảng dạy bộ môn , muốn cầu tiến. Khắc phục khó khăn để hoàn thành chỉ tiêu được giao. Trước mắt giáo dục học sinh kỹ năng thực hành.
Kết luận :
Qua một năm thực hiện sáng kiến kinh nghiệm : Bảo quản và làm mới đồ dùng dạy học ở một cơ sở trường học. Trong điều kiện trường học còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí. Nhưng do những cố gắng của mỗi thành viên đã vượt qua những khó khăn không chỉ ở bản thân mình mà còn sáng tạo ra cách nghĩ, cách làm cho phù hợp yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học . Đó là việc làm thiết thực .
Theo kinh nghiệm để làm đồ dùng dạy học. Trước hết bản thân GV phải là người chủ động và tích cực vì bộ môn và công tác dạy - học. Ngoài ra GV phải biết tổ chức, phân công theo dõi và kiểm tra thành viên để thực hiện đúng yêu cầu đề ra.
Ban giám hiệu cần khuyến khích và hỗ trợ khinh phí cần thiết để GV thực hiện được nhiệm vụ được giao. Có thể đặt ra biện pháp và chỉ tiêu thi đua cho tổ trước mỗi năm học.
Nên chọn học sinh có năng khiếu đểû làm đầu mối thực hiện việc làm bản đồ.
Hướng nghiên cứu :
Đối với môn lịch sử không chỉ có bản đồ, lược đồ mà con nhiều loại đồ dùng dạy học khác như : biểu đồ, sơ đồø, tranh ảnh, tư liệu,… nên định hướng của chúng tôi năm học 2002-2003 sẽ từng bước thực hiện tùy theo kinh phí của năm học. Trước mắùt để sáng kiến kinh nghiệm đi vào thực tiễn :
+Giữ gìn bản đồ sẵn có.
+ Tiếp tục thực hiện vẽ thêm những bản đồ mới.
+ Thực hiện làm các loại đồ dùng khác : Biểu đồ, tranh ảnh,… nhưng phải dựa vào yếu tố cơ sở cách tổ chức và phân loại định thời gian hoàn thành.
Chúng tôi thiết nghĩ cách làm của mình có thể đúng, phù hợp ở trường này, nhưng lại không phù hợp với trường khác. Đôi lúc không tránh khỏi chủ quan, phiến diện. Rất mong các đồng chí đóng góp thiết thực cho đề tài , góp phần đưa chất lượng bộ môn lịch sử đạt yêu cầu mong muốn : Cải tiến phương pháp bộ môn .
Trung học phổ thông Trần Văn Thành
Người viết SKKN
Võ Thành Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
&
Tài Liệu Tập huấn Cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn lịch sử tại trường phổ thông ( Hà Nội 11/1999 )
Cách vẽ bản đồ (Trước giải phóng)
Mẫu chữ đẹp .
Hướng dẫn Đồ dùng dạy học ( Tập I. Nxb Giáo dục )
Người thầy giáo XHCN
Bản đồ giáo khoa ( Bộ giáo dục và đào tạo)
Sử dụng màu nước.
Cách tô màu.
Sách giáo viên và sách giáo khoa THCS và THPT
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem.doc