1. Giới thiệu bài
- Gv nêu mục tiêu, yêu cầu bài học
2. Phát triển bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu: Thông minh trí tuệ
a. Trí thông minh
* Làm việc cả lớp:
- Gv nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời:
?Theo em, chỉ số nào sau đây dùng để đo trí thông minh?
a. IQ b. EI c. SI d. PI e. AI
- HS nêu ý kiến, GV kết luận: a. IQ
? Người có chỉ số IQ cao thường có khả năng gì?
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3040 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hành kĩ năng sống Nhận thức bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành kĩ năng sống
NHẬN THỨC BẢN THÂN
I. Mục tiêu
- Giúp HS: Nhận ra thế mạnh của bản thân và biết cách phát triển hài hòa. Biết thêm các chỉ số thông minh về trí tuệ, cảm xúc, vận động.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh sgk
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
- Gv nêu mục tiêu, yêu cầu bài học
2. Phát triển bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu: Thông minh trí tuệ
a. Trí thông minh
* Làm việc cả lớp:
- Gv nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời:
?Theo em, chỉ số nào sau đây dùng để đo trí thông minh?
a. IQ b. EI c. SI d. PI e. AI
- HS nêu ý kiến, GV kết luận: a. IQ
? Người có chỉ số IQ cao thường có khả năng gì?
- Gv có thể gợi ý cho học sinh các khả năng sau :
+ Nói trước đám đông
+ Cảm nhận môi trường
+ Nghiên cứu
+ Tìm ra quy luật của sự việc
+ Nhanh nhạy với con số và ngôn ngữ
- Yêu cầu HS kể tên những người có chỉ số IQ cao mà em biết
- Gv có thể lấy ví dụ các nhà khoa học, giáo sư: Ngô Bảo Châu,…
- Gv rút ra nội dung bài học: Thông minh trí tuệ là khả năng tư duy của con người.
b. Khả năng ghi nhớ:
- Thảo luận cả lớp: Bộ não chúng ta có khả năng ghi nhớ lớn cỡ nào?
- HS nêu ý kiến. Gv cung cấp thêm: Bộ não của chúng ta có khả năng ghi nhớ rất lớn, tương đương với 1020 triệu cuốn sách dày 1000 trang.
Hoạt động 2: Tìm hiểu: Thông minh cảm xúc
- Gv nêu câu hỏi, cả lớp cùng suy nghĩ:
? Thông minh cảm xúc là gì?
- GV: Thông minh cảm xúc là một loạt những tính cách có nhiều ảnh hưởng đến số phận của chúng ta. Thông minh cảm xúc là khả năng nhận biết vè thấu hiểu cảm xúc của chính mình, sử dụng những cảm xúc một cách lành mạnh khi giao tiếp trong xã hội
- Thảo luận nhóm bàn: Làm thế nào để phát triển chỉ số thông minh cảm xúc (EI)?
- Thực hành: HS ghi ra giấy những cảm xúc của em. Gọi HS đọc tên các cảm xúc đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thông minh vận động
- HS thảo luận N2: Thông minh vận động là gì? Người có chỉ số thông minh vận động cao thường có khả năng gì?
- Gv cung cấp thêm: Những người có thông minh vận động thực hiện rất tốt các hoat động về thể chất, thể thao…
- HS tự liên hệ: Em có chỉ số thông minh vận động cao hay thấp?
? Làm thế nào để phát triển chỉ số thông minh vận động? (Chơi thể thao và các môn vận động nhiều)
? Nghề nghiệp nào phù hợp với người có chỉ số thông minh vận động cao?
- GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh về các vận động viên thể thao, diễn viên múa, thợ thủ công mĩ nghệ, bác sĩ phẫu thuật...
Hoạt động 4: Củng cố
- Hệ thống lại bài học
- Gv yêu cầu HS về nhà thực hành: Lập một thời gian biểu để phát triển cả chỉ số thông minh trí tuệ, cảm xúc và vận động cho mình rồi ghi lại thời gian em dành cho công việc đó.
File đính kèm:
- giao an KNS tuan 28(1).doc