Tháng 11/1990, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu thiết lập quan hệ ngoại giao
Ngày 17/7/1995, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định hợp tác
Tháng 1/1996, Ủy ban châu Âu (EC) lập Phái đoàn đại diện thường trực và cử Đại sứ - Trưởng Phái đoàn tại Hà nội.
Tháng 9/1996 hai bên đã họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - EC lần I. Đây là cuộc họp được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần luân phiên tại Hà Nội và Brussels.
Từ tháng 3/1997, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN - EU.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông tin cơ bản về Liên minh châu âu và quan hệ Việt Nam-Liên minh châu âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên tại Hà Nội: Nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEM 5, Việt Nam và EU đã tổ chức thành công cuộc họp cấp cao Việt Nam - EU đầu tiên tại Hà Nội (ngày 7/10/2004) đánh dấu một đỉnh cao mới trong lịch sử quan hệ hai bên. Đây cũng là dịp quan trọng để lãnh đạo hai bên khẳng định quyết tâm chính trị, thảo luận các biện pháp và phương hướng xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài và toàn diện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và hai bên cùng có lợi, vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng trong thế kỷ 21. Cơ chế trao đổi định kỳ Việt Nam - EU ở cấp Bộ trưởng: Nhân dịp chuyến thăm EC của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch EC Barroso đã nhất trí về sự cần thiết có các cuộc gặp thường xuyên giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Uỷ viên Đối ngoại EC bên lề các hội nghị Quốc tế để trao đổi các vấn đề song phương và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam - EU: Để tăng cường hơn nữa quan hệ mọi mặt với Liên minh châu Âu, ngày 14/6/2005, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tổng thể quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu và Chương trình Hành động của Chính phủ về phát triển quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu đến 2010 và định hướng tới 2015. Đề án Tổng thể bao gồm chủ trương của Việt Nam trong các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, và các lĩnh vực khác (công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, khoa học và giáo dục, văn hóa - thông tin, y tế, sở hữu trí tuệ….), cũng như chủ trương đối với các nước thành viên lớn của EU có nhiều quan hệ với Việt Nam như Pháp, Đức, Anh, các nước Bắc Âu... Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á chủ động có chiến lược tổng thể về hợp tác với EU.Hàng năm, Chính phủ Việt Nam đã có cuộc họp tổng thể do một Phó Thủ tướng chủ trì với sự tham dự của Lãnh đạo các Bộ, ngành và các Đại sứ EU tại Hà Nội để cùng trao đổi về việc triển khai thực hiện Đề án. Đến nay đã có 2 cuộc họp được tổ chức (9/2005 và 10/2006).Hiệp định Hợp tác và Đối tác (PCA): Bên lề cuộc họp ngoại trưởng các nước ASEM tại Hamburg ngày 28/5/2007, Uỷ viên phụ trách quan hệ đối ngoại của Uỷ ban châu Âu bà Benita Ferrero-Waldner và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã nhất trí sẽ tiến hành đàm phán Hiệp định Hợp tác và Đối tác mới (PCA) giữa EU và Việt Nam thay cho Hiệp định hợp tác ký năm 1995. Ngày 10/10/2007, Bà Uỷ viên đã gửi thư cho Phó Thủ tướng đề nghị chính thức về việc khởi động đàm phán PCA. Ngày 31/10/2007, Thủ tướng CP đã quyết định giao Bộ Ngoại giao làm cơ quan chủ trì đàm phán PCA.Vấn đề dân chủ, nhân quyền: Từ năm 2001, Việt Nam và EU đã tiến hành thường xuyên các cuộc tiếp xúc và đối thoại không chính thức về nhân quyền. Từ giữa năm 2003, EU đề nghị ta thiết lập cơ chế đối thoại chính thức và định kỳ về dân chủ - nhân quyền một năm 2 lần và nâng cấp đối thoại nhân quyền từ cấp chuyên viên lên cấp Vụ Bộ Ngoại giao và cấp Đại sứ.
2. Hợp tác - phát triển:Viện trợ của Ủy ban châu Âu (EC) chia thành các giai đoạn: 1994 - 1995: 32,5 triệu Ecu/năm 1996 - 2000: 52,5 triệu Ecu/năm 2002 - 2006: 32,5 triệu Euro/năm 2007 – 2013: 43, 4 triệu Euro/nămNgày 28/3/2007, Uỷ ban châu Âu đã thông qua Chiến lược Hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013. Chiến lược mới của EC dành cho Việt Nam khoản trợ giúp trị giá khoảng 304 triệu Euro chia làm 2 giai đoạn:+ Chương trình định hướng I (MIP I) cho giai đoạn 2007- 2010: 160 triệu Euro.+ Chương trình định hướng II (MIP II) cho giai đoạn 2011 – 2013: 144 triệu Euro.Hỗ trợ tài chính của EC dành cho Việt Nam có mục tiêu chính là xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, phù hợp với chính sách phát triển của EU, thông qua 2 trọng tâm chính là hỗ trợ Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển nền kinh tế xã hội và hỗ trợ y tế. Ngoài ra, EC cũng dành tài trợ cho các hoạt động liên quan đến thương mại và hỗ trợ đối thoại chiến lược giữa Việt Nam và EC.Tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (12/2006), EU tiếp tục là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với mức cam kết năm 2007 là 720 triệu Euro. Tuy tổng mức cam kết năm 2007 giảm so với 2006 (năm 2006 là 799 triệu euro) nhưng phần viện trợ không hoàn lại đã tăng từ 373 triệu lên 375 triệu Euro. Đặc biệt, các khoản viện trợ này đều phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên của ta như y tế, giáo dục, văn hoá, trồng rừng, bảo vệ môi trường, cấp thoát nước, vệ sinh đô thị, cải cách hành chính, xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Tính từ năm 1995 đến nay, cam kết của các nước EU đã đạt 6,7 tỷ USD, hiệp định hoá được 4 tỷ USD, giải ngân trên 3 tỷ USD.Về tổng thể, EU là một trong những đối tác viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Các nước EU đang nỗ lực thực hiện hài hòa hóa thủ tục ODA giữa các nước thành viên và với các nhà tài trợ khác với mục đích phân công và phối hợp trong từng lĩnh vực và nâng cao hiệu quả tốc độ giải ngân. Các dự án hợp tác của EC đều tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của ta là: 1/ Phát triển nông thôn nhằm giảm khoảng cách giàu - nghèo, hỗ trợ vùng sâu vùng xa, miền núi. 2/ Phát triển nguồn nhân lực. 3/ Phát triển y tế giáo dục. 4/ Hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý đặc biệt trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, quản lý chất lượng, sở hữu trí tuệ,.... 5/ Hỗ trợ cải cách hành chính, tư pháp, ngân hàng, tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Về thương mại:Kim ngạch thương mại hai chiều: Kể từ năm 1995 đến nay, kim ngạch buôn bán hai chiều đã tăng 7,4 lần, đạt trên 10 tỷ USD, mỗi năm tăng trung bình 15-20%. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 17% tổng giao dịch thương mại (sau đó là Mỹ: 14%; Nhật Bản: 13%; và Trung Quốc: 11%).Năm 2006 quan hệ thương mại Việt Nam-EU tiếp tục phát triển tốt mặc dù có một số biến động phức tạp (áp thuế chống phá giá giày mũ da xuất khẩu từ Việt Nam). Kim ngạch thương mại hai chiều tăng 22,2% đạt 9,9 tỷ USD (so với 8,2 tỷ USD năm 2005), trong đó xuất khẩu tăng 25% đạt 6,9 tỷ USD và nhập khẩu tăng 16% đạt 3 tỷ USD. Hiện nay, EU giữ vị trí khu vực thị trường xuất khẩu số 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Các nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng cao gồm: thuỷ sản, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cao su, dệt may, thủ công mỹ nghệ, đồ chơi trẻ em... Về xuất khẩu, các mặt hàng chủ lực có kim ngạch lớn gồm: thuỷ sản, giày dép, dệt may, cà phê, đồ thủ công mỹ nghệ và xe đạp.Kim ngạch thuỷ sản năm 2006 đạt khoảng 731 triệu USD, tăng 67,6% so với năm 2005. Xuất khẩu thủy sản trong một số thời điểm cũng gặp khó khăn do EU thực hiện chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm rất ngặt nghèo.Kim ngạch giày dép đạt khoảng 1,9 tỷ USD, tăng 7,5%. Nếu không bị áp thuế chống phá giá 10% thì kết quả chắc chắn còn khả quan hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn có thể cạnh tranh được trên thị trường EU, theo đó, Việt Nam vẫn giữ vị trí số 2, sau Trung Quốc. Xuất khẩu hàng dệt may năm 2006 đạt 1215,17 triệu USD, tăng 37% so với năm 2005. Mức tăng trưởng này có phần đóng góp đáng kể của quyết sách đàm phán thoả thuận bỏ hạn ngạch dệt may trong Hiệp định Tiếp cận thị trường Việt Nam - EC 2004.Về nhập khẩu, Việt Nam có quan hệ với hầu hết các nước thành viên EU. Trong đó, nguồn cung cấp lớn nhất là Đức và Pháp với kim ngạch nhập khẩu bình quân từ 500- 800 triệu USD/năm). Tiếp theo là I-ta-li-a, Anh và Hà Lan có kim ngạch trung bình từ 200 – 300 triệu USD/ năm. Các sản phẩm nhập khẩu chính từ EU là máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu dệt may da, tân dược, hoá chất và các sản phẩm hoá chất, và phương tiện vận tải.Về việc công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường: Ta đang vận động EU sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam đã 5 lần giải trình bằng văn bản với EU và 3 lần làm việc trực tiếp với quan chức EU. Theo 5 tiêu chí của EC, Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chí thứ 4 (hoạt động theo luật phá sản và đảm bảo tính ổn định và chắc chắn về pháp lý trong quá trình hoạt động doanh nghiệp) và tiêu chí thứ 5 (chuyển đổi tỷ giá theo tỷ giá thị trường).Chính sách ưu đãi thuế quan mới của EU: Ngày 27/6/2005, Hội đồng Châu Âu đã thông qua các quy định mới về hệ thống ưu đãi thuế quan (GSP). GSP mới sẽ có hiệu lực trong 3 năm từ 1/1/2006 đến 31/12/2008. Theo đó, hàng hóa của Việt Nam tiếp tục được hưởng GSP như trước và không có mặt hàng nào, kể cả giày dép, bị đưa ra khỏi danh sách được hưởng GSP mới. Chống bán phá giá giày dép xuất khẩu từ Việt Nam: Vướng mắc lớn nhất trong quan hệ thương mại Việt Nam - EU giai đoạn hiện nay là việc Ủy ban châu Âu áp mức thuế chống bán phá giá lên mặt hàng giày có mũ da nhập khẩu từ Việt Nam ở mức 10%, kéo dài trong 2 năm (từ 1/1/2007 đến hết 2008). Quyết định này đã gây thiệt hại, khó khăn lớn cho các doanh nghiệp, tác động lớn tới phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam và đời sống người lao động trong ngành giày da.
4. Về đầu tư: Tính đến tháng 9/2007, EU có 640 dự án với vốn đăng ký 8,35 tỉ USD và vốn đầu tư thực hiện là 4,8 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng (280 dự án với tổng vốn đầu tư là 4,18 tỷ USD, chiếm 54,8% số dự án và 59,8% tổng vốn đầu tư), trong đó công nghiệp nặng có 118 dự án với tổng vốn đầu tư gần 1,97 tỷ USD, tiếp theo là khai thác dầu khí 6 dự án với 1,32 tỷ USD. Trong lĩnh vực dịch vụ, EU có 181 dự án với tổng vốn 2,43 tỷ USD (chiếm 35,4% số dự án và 34,6 % tổng vốn đầu tư). Còn lại là nông, lâm nghiệp - 50 dự án với tổng vốn đầu tư là 457,6 triệu USD. Nhìn chung, các nhà đầu tư từ các nước EU có ưu thế về công nghệ và vốn nên đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành nghề và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thuỵ Điển)…. Xu thế đầu tư của EU chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên, gần đây có xu hướng phát triển tập trung hơn vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ).Hà Nội, tháng 11 năm 2007
File đính kèm:
- Thong tin co ban ve EU.doc