Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
Trước tình hình đó, ngày 6/4/2009, Bộ Chính trị đã ra Kết luận về tình hình kinh tế-xã hội quý I/2009 và các giải pháp chủ yếu đến cuối năm 2009. Ngày 19/6/2009, kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khoá XII đã ra Nghị quyết số 32/2009/QH12 điều chỉnh mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 là “Tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó, mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế”.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông cáo về số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lễ hội với quy mô lớn được tổ chức tại các địa phương trong năm nay như: Lễ hội chào đón Xuân Kỷ Sửu; kỷ niệm 79 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam; kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minhh; kỷ niệm 55 chiến thắng Điện Biên Phủ; Triển lãm 40 năm ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tuần văn hoá Du lịch Quảng Nam hướng đến 1000 năm Thăng Long-Hà Nội; Festival lúa gạo tại Hậu Giang; Festival cồng chiêng quốc tế tại Gia Lai; Festival ngày văn hoá, thể thao, du lịch Mê Công-Nhật Bản tại Cần Thơ; Tuần Văn hoá Cam-pu-chia tại Việt Nam và nhiều lễ hội khác, v.v.
Hoạt động thể dục, thể thao tiếp tục được duy trì, phát triển sâu rộng với nhiều nội dung phong phú, thu hút đông đảo quần chúng tham gia và cổ vũ. Trong năm 2009, ngành Thể dục Thể thao đã tổ chức thành công 16 giải thể thao quần chúng cấp quốc gia; phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức 5 giải thể thao quần chúng khác và 1 giải thể thao quốc tế. Tại Para Games 5 tổ chức ở Ma-lai-xi-a, đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam đã thi đấu xuất sắc và giành vị trí thứ 3 toàn đoàn với tổng số 175 huy chương, trong đó có 73 huy chương vàng; 57 huy chương bạc và 45 huy chương đồng.
Trong thể thao thành tích cao, đoàn thể thao Việt Nam cũng đã giành được 879 huy chương các loại (341 huy chương vàng; 276 huy chương bạc; 262 huy chương đồng). Tại Đại hội thể thao Châu Á trong nhà lần thứ 3 (AIG 3) tổ chức tại Việt Nam, đoàn thể thao Việt Nam xếp vị trí thứ 2 toàn đoàn trên tổng số 43 đoàn tham gia và giành được 94 huy chương các loại, gồm 42 huy chương vàng; 30 huy chương bạc; 22 huy chương đồng. Đặc biệt, tại Đại hội thể thao Đông-Nam Á lần thứ 25 (SEA Games 25), đoàn Việt Nam đứng vị trí thứ 2 trong tổng số 11 đoàn tham gia với thành tích 83 huy chương vàng; 75 huy chương bạc và 57 huy chương đồng.
II. KHÓ KHĂN, TỒN TẠI
Bên cạnh những kết quả quan trọng nêu trên, tình hình kinh tế-xã hội năm 2009 vẫn còn những hạn chế, yếu kém, nếu không tích cực tìm các giải pháp khắc phục có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 và các năm tiếp theo. Những hạn chế, yếu kém này bao gồm:
- Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đã tăng lên, vượt qua giai đoạn suy giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả nên tăng trưởng chưa thật vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao. Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2008 là 41,3%; năm 2009 là 42,8%, nhưng tốc độ tăng GDP hai năm chỉ đạt 6,18% và 5,32% là chưa tương xứng. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của nhiều ngành, nhiều sản phẩm còn thấp.
- Thứ hai, cơ cấu kinh tế của nước ta tuy bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ và tích cực, nhưng vẫn chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với tỷ trọng tương đối cao của khu vực sản xuất vật chất nói chung và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng. Năm 2009, cơ cấu tổng sản phẩm 3 khu vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ lần lượt là 20,66%; 40,24%; 39,10%; không khác mấy so với năm 2008 và những năm gần đây. Cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm còn bất hợp lý, chưa phát huy khả năng thế mạnh của mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước.
- Thứ ba, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Mức thâm hụt ngân sách tuy đã được khống chế, nhưng đã lên tới 7% GDP; nhập siêu hàng hoá năm 2009 tuy đã giảm 32,1% so với năm 2008, nhưng vẫn bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá; nhập siêu dịch vụ bằng 18,6% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và tăng 17% so với năm 2008. Lạm phát trong năm tuy được khống chế ở mức hợp lý, nhưng nhìn chung giá cả ngày càng tăng và đang tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể gây tái lạm phát cao.
- Thứ tư, một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được khắc phục. Đời sống nhân dân, nhất là những người có thu nhập thấp, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người và vùng bị ảnh hưởng của thiên tai vẫn còn nhiều khó khăn. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn cao. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009, tại thời điểm điều tra, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp là 2,9%, cao hơn mức 2,38% của năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo tuy đã giảm nhưng vẫn còn 12,3%. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tai nạn giao thông tiếp tục gia tăng. Tình trạng vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm xuất hiện trên tất cả các khâu từ sản xuất đến bảo quản, giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm, thủy sản.
Khái quát lại, năm 2009 nền kinh tế chịu tác động tiêu cực từ hai phía. Cùng với những khó khăn do kinh tế thế giới suy thoái, thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động thì bão lũ xảy ra liên tiếp, dịch bệnh bùng phát ở nhiều địa phương. Trong bối cảnh đó, kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới. Sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ những tháng đầu năm và cả năm đã tăng 7,6%. Sản xuất nông nghiệp được mùa với sản lượng lúa cả năm đạt 38,9 triệu tấn, tăng 165,7 nghìn tấn so với năm 2008. Cân đối kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Mặc dù nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài giảm sút, nhưng đầu tư trong nước đã được khơi thông nên tính chung vốn đầu tư phát triển cả năm đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008. Thu ngân sách đạt dự toán cả năm và bội chi ngân sách bảo đảm được mức Quốc hội đề ra là không vượt quá 7% GDP. Lạm phát được kiềm chế, chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục tiêu 7% Quốc hội thông qua; chỉ số giá bình quân năm 2009 là 6,88%, thấp nhất trong 6 năm gần đây. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 13,4% năm 2008 xuống còn 12,3%. Văn hoá, giáo dục, y tế và nhiều lĩnh vực xã hội khác cũng đạt được những thành tích vượt trội.
Mặc dù còn nhiều hạn chế, bất cập, nhưng những kết quả đạt được của năm 2009 đã khẳng định nền kinh tế nước ta đã qua giai đoạn khó khăn nhất. Đây là thắng lợi của ý Đảng, lòng dân; thể hiện sức mạnh nội lực Việt Nam. Do vậy, cần tổng kết rút ra những bài học kinh nghiệm thành công để lãnh đạo, chỉ đạo điều hành Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 và những năm tiếp theo.
Trên đà thắng lợi của năm 2009, chúng ta bước vào thực hiện kế hoạch năm 2010, là năm có tầm quan trọng đặc biệt đối với nước ta vì đây là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010. Kinh tế toàn cầu năm 2010 đang phục hồi và được dự báo sẽ có chuyển biến tích cực hơn, nhưng vẫn tiềm ẩn những biến động phức tạp khó lường, trong khi nền kinh tế nước ta đã có độ mở tương đối cao. Do đó, để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 đã được Quốc hội thông qua, tạo động lực cho giai đoạn phát triển mới, cần tập trung giải quyết tốt một số vấn đề trọng tâm sau đây:
- Một là, tiếp tục chủ động ngăn chặn lạm phát cao trở lại và đang tiềm ẩn nhiều yếu tố tăng giá. Kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi nên nhu cầu hàng hoá sẽ tăng nhanh; những gói kích thích kinh tế lớn của Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nền kinh tế khác chắc chắn cũng sẽ gây hệ luỵ tăng giá một số loại nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc mà nước ta thường phải nhập khẩu với khối lượng lớn. Mặt khác, chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khoá mở rộng mà Chính phủ thực hiện trong năm 2009 và còn đang duy trì cũng sẽ là một trong những nhân tố tác động làm tăng tốc độ tăng giá.
- Hai là, nắm bắt cơ hội kinh tế thế giới phục hồi để đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh việc giữ vững thị trường truyền thống, cần tìm kiếm mở rộng thị trường mới, đặc biệt là thị trường không đòi hỏi hàng hoá chất lượng quá cao hoặc không có hàng rào kỹ thuật khắt khe đối với hàng hoá Việt Nam như thị trường châu Phi.
- Ba là, chú trọng xây dựng mạng lưới phân phối và bán lẻ hàng hoá trong nước để khai thác tốt thị trường nội địa với sức mua của 86 triệu dân. Đẩy mạnh và thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đồng thời đón bắt tâm lý, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của dân cư để đưa vào kế hoạch sản xuất của từng doanh nghiệp, nhằm tạo ra các hàng hoá có mẫu mã phù hợp, bảo đảm chất lượng và giá cả cạnh tranh. Có giải pháp mạnh mẽ ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường; tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông.
- Bốn là, khẩn trương xây dựng chương trình, đề án nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống nông dân theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện triệt để chủ trương thu mua dự trữ các sản phẩm nông sản để nông dân yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất và chủ động xuất khẩu khi có thị trường thế giới có lợi cho ta. Triển khai các biện pháp giảm chi phí giá thành, trọng tâm là sản phẩm thức ăn chăn nuôi và giống cây con. Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi và công tác dự báo, phòng chống thiên tai.
- Năm là, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Tích cực triển khai các Chương trình đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Chủ động hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ. Chú trọng khai thác tài sản trí tuệ của các nước phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ phục vụ nông nghiệp và chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
- Sáu là, đẩy mạnh công tác quy hoạch kinh tế-xã hội vùng và từng địa phương. Chú trọng xây dựng quy hoạch vùng sản phẩm, vùng nông nghiệp chất lượng cao nước ta có thế mạnh. Tăng cường phối hợp liên kết các địa phương, liên kết vùng nhằm phát huy sức mạnh của liên vùng, liên tỉnh; đồng thời khắc phục hạn chế của mỗi địa phương, mỗi vùng, từ đó tạo sức tăng trưởng mạnh, hiệu quả và bền vững.
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
File đính kèm:
- Thong ke Kinh te xa hoi nam 2009.doc