TOÁN:
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong 2 cách: “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm
15 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần học 4 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự nhận thức những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. Xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể.
* GDMT (Mức độ liên hệ): Con người cần thức ăn, nước uống, .. lấy từ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 18,19 SGK - Ảnh của bản thân hoặc trẻ em cùng lứa tuổi.
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
+Biét dược chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới:
HĐ1 : Những việc nên làm
+ Ở tuổi dậy thì chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và thơm tho tránh bị mụn “trứng cá?”
HĐ2 : Làm việc với phiếu
(Nội dung phiếu ở SGV)
- Đi từng nhóm giúp HS giải đáp thắc mắc
HĐ 3 : Xác định những việc làm và không nên làm
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm TL câu hỏi:
+ Chỉ và nêu nội dung từng hình ?
+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
HĐ 4 : Tập làm “diễn giả”
+ Chúng ta rút ra được điều gì qua phần trình bày của bạn?
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- HS lên bảng trả lời
- Thảo luận nhóm đôi
+ Rửa mặt sạch sẽ, thường xuyên
+ Tắm rửa, gội đầu thay quần áo thường xuyên
- Nam nhận phiếu “vệ sinh nam”
- Nữ nhận phiếu “vệ sinh nữ”
- Đọc thầm đoạn đầu mục “Bạn cần biết”
- Làm việc nhóm 4
- Các nhóm quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang17 để trả lời các câu hỏi GV đưa ra
+ Chỉ và nêu nội dung từng hình
+ Ăn đủ chất, tăng cường luyện tập thân thể, không dùng chất gây nghiện ...
* Tích hợp rèn KNS: - Kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. Xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể.
- HS chơi đóng vai.
* GDMT (liên hệ): Con người cần thức ăn, nước uống, .. lấy từ môi trường. Do đó cần phải biết bảo vệ môi trường sống.
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng 1 trong 2 cách: “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số” (Làm bt: 1, 2)
II. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới:
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: yêu cầu HS tóm tắt rồi giải bài toán theo cách tìm tỉ số
Bài 2: Gợi ý để HS làm
*Bài 3: HS khá, giỏi tự tìm hiểu đề và giải bằng cách tìm tỉ số
*Bài 4: YC HS khá, giỏi tự tóm tắt rồi giải
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
Hoạt động của HS
1) Bài giải
30 000 đồng gấp 15 000 đồng số lần là:
30 000 : 15 000 = 2( lần)
Nếu mua vở giá 15 000đ/1quyển thì mua được số quyển là:
25 x 2 = 50 ( quyển)
Đáp số: 50 quyển
2) Bài giải
Tổng thu nhập của gia đình có 3 người là
800 000 x 3 = 2 400 000(đồng)
Tổng thu nhập không đổi với gia đình có 4 người thì bình quân mỗi người là:
2 400 000 : 4 = 600 000(đồng)
Bình quân thu nhập hàng tháng mỗi người giảm là:
800 000 – 600 000 = 200 000(đồng)
Đáp số: 200 000 đồng
* 3) Đáp số: 105 mét mương
* 4) Bài giải
Xe tải có thể chở số kg gạo là:
50 x 300 = 15 000(kg)
Xe tải có thể chở được số bao gạo75kg là:
15 000 : 75 = 200(bao)
Đáp số: 200 bao
ĐỊA LÍ:
SÔNG NGÒI
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số dặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi.
- Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ).
- GDMT: Yêu quê hương, giữ gìn môi trường sạch sẽ ở những con sông quê em..
- TKNL: Sông ngòi giúp xây dựng nhiều nhà máy thủy điện ở nước ta. Cần sử dụng tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về mùa lũ, mùa cạn
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
+Nước ta nằm ở miền khí hậu nào? Khí hậu ở m/Bắc và miền Nam có gì khác nhau?
B. Hoạt động 1 : Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc
- GV y/c HS quan sát hình 1 đặt câu hỏi
+ Kể và chỉ trên hình 1 vị trí một số con sông ở VN?
+ Ở miền Nam và miền Bắc có những con sông nào?
+ Nhận xét về sông ngòi ở miềnTrung?
* Vì sao sông ngòi ở miền Trung ngắn và dốc?
Hoạt động 2 : Sông ngòi ở nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa
- Yêu cầu HS đọc bảng số liệu tìm sự khác nhau khí hậu miền Bắc và miền Nam
- GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung
+ Màu nước của sông Hương vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không? Vì sao?
- GDMT: Yêu quê hương, giữ gìn môi trường sạch sẽ ở những con sông quê em..
Hoạt động 3 : Vai trò của sông ngòi
+ Kể về vai trò của sông ngòi?
- TKNL: Sông ngòi giúp xây dựng nhiều nhà máy thủy điện ở nước ta. Cần sử dụng tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt hằng ngày.
- HS thực hành chỉ trên bản đồ
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng trả lời
- Thảo luận theo cặp
- Quan sát hình 1 trả lời
- Vài HS lên chỉ
- Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu, Đồng Nai, ...
- Ngắn và dốc
* HS khá giỏi trả lời.
- Làm việc nhóm 4
- HS trong nhóm đọc SGK, quan sát hình 2,3 và tranh ảnh hoàn thành bảng sau
-Các nhóm trình bày
- HS trả lời
- Cung cấp nước cho ruộng đồng và sinh hoạt, bồi đắp phù sa, tôm cá.
- Nguồn thủy điện và giao thông
- HS xem tranh ảnh về hậu quả lũ lụt, hạn hán.
- Vị trí hai đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp chúng
- Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình, I-a-li, Trị An
Thứ sáu, ngày 13 / 09 / 2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Tìm được từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, 2 (3 trong số 4 câu), BT3.
- Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT5)
* Học thuộc 4 thành ngữ, tục ngữ ở BT 1, làm được toàn bộ BT 4.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bút dạ, bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy hoc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho VD.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới:
H/d HS làm bài tập
Bài tập 1:
- Giao việc cho học sinh.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài tập 2:
Bài tập 3
-GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài 4: Gợi ý cho HS nên dùng cặp từ trái nghĩa cùng từ loại: cao / thấp; cao kều / lùn tịt; cao cao / thâm thấp...
3. Củng cố dặn dò: NX tiết học
- 1 HS trả lời
- HS học thuộc các thành ngữ tục ngữ BT2
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- 2,3 HS làm vào bảng nhóm
- Cả lớp làm vào vở BT
* HS học thuộc lòng 4 thành ngữ, tục ngữ
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS thảo luận và làm vở BT
- Các từ trái nghĩa với từ in đậm: lớn, già, dưới, sống
- Các cặp từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống: nhỏ, vụng, khuya
- HS làm bài - Trình bày
- HS đặt câu có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa hoặc 2 câu, mỗi câu 1 từ trái nghĩa
* Làm được toàn bộ bài tập 4 và nêu trước lớp.
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng 1 trong 2 cách: “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số” (làm bt: 1, 2, 3).
II. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Gợi ý HS giải bài toán “tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3: HS tự tìm hiểu đề và giải bằng cách tìm tỉ số
* Bài 4: Yêu cầu HS khá, giỏi tự tóm tắt rồi giải bằng cách nào tùy ý (nhưng có 2 cách giải, gợi ý cho các em hiểu thêm)
3. Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học
Hoạt động của HS
1) Bài giải
Số học sinh nam là:
28 : ( 2 + 5 ) x 2 = 8 (h/s)
Số học sinh nữ là:
28 – 8 = 20 (h/s)
Đáp số: 20h/s nữ; 8h/s nam
2) Chiều rộng: 15 : ( 2 – 1) x 1 = 15(m)
Chiều dài : 15 + 15 = 30(m)
Chu vi : (30 + 15) x 2 = 90(m)
3) 100km gấp 50km số lần:
100 : 50 = 2(lần)
Ô tô đi 50 km tiêu thụ số lít xăng là:
12 : 2 = 6(lít)
* 4) C1: Số bộ bàn ghế hoàn thành theo kế hoạch: 12 x 30 = 360(bộ)
Thời gian làm 360 bộ bàn ghế:
360 : 18 = 12(ngày)
C2: Mỗi ngày làm 1 bộ bàn ghế thì làm trong: 30 x 12 = 360(ngày)
Thời gian để làm xong 360 bộ bàn ghế:
360 : 18 = 12(ngày)
* Nêu kq, Xem lại các BT.
TẬP LÀM VĂN:
TẢ CẢNH (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- Viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II. Đồ dùng dạy học:
Giấy kiểm tra (hoặc vở), bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài :
2. Dạy bài mới: Ra đề
Dựa vào những đề gợi ý trang 44 SGK, GV ra đề cho HS viết bài (Có thể dùng 1 - 2 thậm chí cả 3 đề gợi ý trong SGK để ra)
Ở đây nên dùng đề 2: Tả một cơn mưa
- Nêu yêu cầu, thời gian làm bài
- Thu chấm
3. Củng cố dặn dò:
- Đọc trước nội dung tiết TLV tuần 5
Nhận xét tiết học
HS chép đề, tìm hiểu kĩ yêu cầu.
- HS làm bài
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 4
I.Mục tiêu:
- Giáo dục cho HS biết tự quản lớp học; xét thi đua theo biểu điểm lớp để nâng cao năng lực nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm của mình.
- Nắm phương hướng hoạt động cho tuần sau.
II. Chuẩn bị:
GV: kế hoạch tuần 5;
Lớp trưởng: Báo cáo về hoạt động trong tuần vừa qua.
Tổ trưởng ghi lại những vấn đề của tổ mình trong tuần.
III. Nội dung sinh hoạt:
Đánh giá tình hình các mặt hoạt động trong tuần qua:
- Lớp trưởng đánh giá tình hình các mặt hoạt động trong tuần qua.
Cả lớp bổ sung, đánh giá.
Từng tổ trưởng báo cáo thi đua của tổ theo biểu điểm và nhận xét tổ mình.
Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc trong tuần.
Giáo viên phát biểu ý kiến
+ Kiểm tra bài hàng ngày (tổ trưởng phụ trách kiểm tổ viên).
+ Chú ý rèn tốt đạo đức của từng cá nhân theo “5 điều Bác Hồ dạy”.
Kế hoạch cho tuần sau:
+ Học bài, làm bài đúng quy định của thầy, cô.
+ Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp .....
Vui chơi, văn nghệ:
Các em biểu diễn các tiết mục văn nghệ mà em yêu thích nhất.
Tổ trưởng
Ban giám hiệu
Ngày: ..
Tổ trưởng
Ngày: ..
Phó Hiệu trưởng
File đính kèm:
- Tuan 4 lop 5 co CKTKN,MT,KNS,BD.doc